2016 2018
STT Nội dung ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1
Trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn
VietGAHP Trang trại 25 25 26
2 Trang trại an toàn dịch bệnh Trang trại 55 56 56
3
Trang trại gà ứng dụng công nghệ cao (giống cao sản, chuồng lạnh, tự động hóa
chăm sóc, nuôi dưỡng) Trang trại
35 40 45
4
Trang trại chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao như giống năng suất cao, chuồng lạnh, tự động hóa vận hành thức ăn…
Trang trại 34 40 40
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên
2.2.2.8 Thực trạng các chương trình, dự án, khuyến nông chăn nuôi
Khuyến nông cơ sở thực hiện khá tốt nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền địa phương trong chỉ đạo sản xuất, góp phần hoàn thành chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Hoạt động khuyến nông bám sát các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm, chuyển giao thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ. Liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn giữa một số doanh nghiệp, hợp tác xã với các bếp ăn tập thể được hình thành, phát triển tốt. Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên mục về khuyến nông, tuyên truyền nhân rộng các mô hình
khuyến nông hiệu quả. Công tác đào tạo, tập huấn được thực hiện gắn với mô hình khuyến nông.
Năm 2018 toàn tỉnh triển khai thực hiện 127 mô hình dự án khuyến nông các loại, trong đó chăn nuôi thực hiện các mô hình như: Dự án xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ; dự án xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ; dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi Phú Bình năm 2018- 2019...
2.2.2.9 Thực trạng về thanh tra, kiểm tra
a. Mẫu thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi
Năm 2018, tỉnh Thái Nguyên thực hiện 05 cuộc đối với 210 tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp: Tổng số đã lấy 84 mẫu (18 mẫu thuốc thú y, 20 mẫu thức ăn chăn nuôi, 23 mẫu phân bón hữu cơ, 17 mẫu giống cây trồng, 6 mẫu thuốc bảo vệ thực vật) để kiểm nghiệm chất lượng thực tế. Kết quả phân tích mẫu có 11/84 mẫu vi phạm, trong đó có 02 mẫu thuốc thú y, 04 mẫu thức ăn chăn nuôi; số cá nhân, tổ chức vi phạm: 14 cơ sở có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật.
Bảng 2.12Số lượng mẫu thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi kiểm nghiệm năm 2016 - 2018 tỉnh Thái Nguyên
STT Nội dung
Số lượng mẫu kiểm
nghiệm Vi phạm Chiếm tỷ lệ (%)
2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018
1 Mẫu thuốc thú y 10 15 18 3 1 2 30 6,7 11
2 Mẫu thức ăn chăn nuôi 15 20 20 5 6 4 27 30 20
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra giống vật nuôi và môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên các năm 2016, 2017, 2018
Theo số liệu thống kê ở trên cho thấy, tỷ lệ vi phạm sau khi được kiểm nghiệm của các mẫu thuốc thú y và mẫu thức ăn chăn nuôi tăng, giảm tùy từng năm. Đây là do ý thức
chấp hành của người kinh doanh và số lượt kiểm tra để có thể phát hiện của các ngành chức năng. Tuy nhiên, do chưa kiểm tra được toàn bộ các cơ sở kinh doanh mà chỉ kiểm tra điểm nên thực trạng về chất lượng các mẫu thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi vẫn chưa chính xác. Việc lấy mẫu kiểm tra hiện nay vẫn mất nhiều thời gian vì không phải mẫu nào cũng kiểm tra ngay được tại nơi kiểm tra, mà phải mang gửi đi kiểm nghiệm ở nơi đủ điều kiện kiểm nghiệm.
* Giống vật nuôi
Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thuộc Sở NN&PTNT) phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kiểm tra công tác giống vật nuôi và môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ năm 2016 - 2018,tổng số cơ sở được kiểm tra hơn 150 lượt trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi: Nội dung kiểm tra là về thực hiện điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Giống vật nuôi, nhãn giống vật nuôi theo Điều 21 Pháp lệnh Giống vật nuôi.
Kết quả cho thấy, tại cơ sở sản xuất kinh doanh giống gia cầm cơ bản không có hồ sơ theo dõi giống, không công bố chất lượng con giống, công tác vệ sinh lò ấp còn kém. Tại trạm truyền giống gia súc đã thực hiện tốt các quy định QLNN về giống vật nuôi,cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc sản xuất, kinh doanh của từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống, có hồ sơ theo dõi giống, có hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi, thực hiện tốt quy định về nhãn giống vật nuôi.
- Đối với các trại chăn nuôi: Số hộ có giấy phép thành lập trang trại hoặc giấy chứng nhận quy mô trang trại chiếm 58,6%; có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh chiếm 63%; 100% cơ sở được kiểm tra chưa thực hiện công bố hợp quy trang trại theo quy định; 100% các trại đều đạt yêu cầu về khoảng cách đến khu dân cư theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNN ngày 15/1/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học [8]
- Công tác bảo vệ môi trường