Nếu nhóm “bể cá” là những học sinh trung bình và học sinh dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ KẾT HỢP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ HỢP (Trang 27 - 32)

thì câu hỏi của giáo viên dành cho các nhóm quan sát là nhắm đến việc phát hiện những ưu điểm của các thành viên trong nhóm bể cá để khích lệ các em để lần sau các em mới tiếp tục lên để khẳng định mình. (hứng thú)

Chẳng hạn như:

- Theo em, các thành viên trong nhóm trung tâm (“bể cá”) có những ưu điểm gì trong quá trình tham gia thảo luận?

- Các bạn trong nhóm đã đưa ra được những nội dung nào? Những nội dung ấy đã đúng chưa?

28 Bước 2: Tổ chức hoạt động – học sinh mỗi nhóm nhận nhiệm vụ, vào vị trí. Bước 2: Tổ chức hoạt động – học sinh mỗi nhóm nhận nhiệm vụ, vào vị trí. * Nhóm “bể cá” - sử dụng giấy A0, chia thành 7 phần (6 phần cho 6 thành viên, phần ở giữa ghi ý kiến thống nhất cả nhóm(dùng kỹ thuật khăn phủ bàn). Mỗi thành viên ghi ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề thảo luận vào phần cá nhân. Sau đó thảo luận để ghi những ý chung - thống nhất của cả nhóm vào ô trung tâm.

* Nhóm quan sát: ghi chép điều mình học được và điều mình cần góp ý vào giấy. (Theo định hướng câu hỏi của GV)

Kĩ thuật “khăn trải bàn” lúc này được nhóm trung tâm (bể cá) sử dụng giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. (Ai cũng phải làm việc độc lập và ghi lên phần của mình) sau đó mới hoạt động thảo luận nhóm. Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề

Như vậy, khi PPDH theo nhóm kết hợp với kỹ thuật “Khăn trải bàn” và kỹ thuật “Bể cá” không chỉ giúp tất cả học sinh được tham gia học một cách chủ động khi vấn đề đưa ra gần gũi với cuộc sống thường ngày của các em. Quá trình quan sát ghi chép hoạt động của nhóm “bể cá” các học sinh sẽ được trải nghiệm học trong tâm thế của người được “sắp xếp” nội dung, được làm quen với cách làm việc sinh hoạt linh động, khoa học - học đến đâu, quan sát ghi chép và đánh giá đến đó nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Các em thấy tự hào hơn về bản thân. Và điều đó trở thành động lực dần thay đổi tích cực trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách linh hoạt hơn. Đặc biệt là thói quen diễn đạt sẽ được khắc phục trong môi trường học tập cũng như trong đời sống hằng ngày. Việc sử dụng kỹ thuật “bể cá” trong dạy học nhóm buộc học sinh phải diễn đạt cho các thành viên khác hiểu ý kiến của mình. Nếu không, các em sẽ không được công nhận là có hoạt động và có ý kiến. (Người dân tộc thiểu số rất hay tự ái cho nên các em đều rất mong mình có vai trò vị trí trong đội, nhóm chứ không phải “bỏ rơi”)

Lưu ý: Trong quá trình thiết kế câu hỏi, giáo viên chú ý đến những dạng câu hỏi “có vấn đề” gắn với cả học sinh người Kinh lẫn người Thái, Thổ để lắng nghe được quan điểm, ý kiến của các em về vấn đề. Đó cũng là cách giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ trong giao tiếp và thấy rõ được điểm đồng điệu, gần gũi ở các dân tộc anh em.

Bước 3: Các nhóm báo cáo sản phẩm

+ Nhóm “bể cá” cử đại diện lênntrình bày kết quả và mời nhóm quan sát nhận xét.

+ Nhóm quan sát nhận xét hoặc bổ sung (bằng mực màu khác) Bước 4: Gv khen ngợi hoặc bổ cứu.

29 Như vậy, trong quá trình quan sát, nhận xét, bổ sung tất cả các HS trong lớp Như vậy, trong quá trình quan sát, nhận xét, bổ sung tất cả các HS trong lớp đều được tham gia mọi hoạt động. Không có ”khoảng trống” nào cho các em (dù là học sinh ngại giao tiếp, yếu kiến thức). Bởi vì tất cả các yêu cầu đưa ra thì HS dù năng lực tốt hay chưa tốt đều có thể ít nhiều thực hiện được nhiệm vụ (Phải ghi vào phần của mình). Từ đó giúp các em học sinh trở nên tập trung hơn, mạnh dạn hơn, cởi mở hơn trong quá trình giao tiếp.

Ví dụ: Trong phần Luyện tập bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” (Tiếng Việt 11) giáo viên có thể kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp kỹ thuật “khăn trải bàn” và kỹ thuật “bể cá”.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Tạo nhóm- mỗi nhóm từ 4-6 học sinh, giáo viên chỉ định nhóm trung tâm (bể cá) Những học sinh còn lại sẽ thuộc nhóm quan sát, chi chép nhóm trung tâm thảo luận nọi dung (Kỹ thuật bể cá)

* Nhóm bể cá:

Chỉ ra những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí trong văn bản sau (GV chiếu văn bản lên bảng và in ra cho từng cá nhân của nhóm)

Sôi nổi lễ hội Đền Choọng ở miền Tây xứ Nghệ (17/03/2019 16:29)

Trong 2 ngày 16, 17/3/2019 (tức ngày 11, 12 tháng 2 âm lịch), UBND huyện Quỳ Hợp đã tổ chức lễ hội Đền Choọng năm 2019. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức vào dịp này, những năm trước đây lễ hội Đền Choọng diễn ra vào ngày 15 và 16/6 âm lịch.

Đông đảo du khách đã đến với lễ hội đền Choọng. Ảnh: Lao Thanh Chương Theo ban tổ chức, nét mới trong lễ hội Đền Choọng năm nay đó là ngoài phần lễ gồm có lễ yết cáo, nộp trâu, lễ rước linh giá, lễ đại tế và lễ tạ tại đền chính thì còn có thêm nhiều phần hội để người dân được vui chơi, giải trí như giao lưu văn nghệ với những tiết mục hát múa dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Thái, Thổ và các vùng miền.

30 Màn trống hội tại lễ hội Đền Choọng Màn trống hội tại lễ hội Đền Choọng

Ngoài ra còn có các hội thi cồng chiêng, giải bóng chuyền nữ và các môn thể thao gắn liền với đồng bào thiểu số như: bắn nỏ, ném còn, kéo co, đẩy gậy. Các trò chơi dân gian như nhảy sạp, khắc luống, đánh đu, trình diện trang phục truyền thống…

Để chuẩn bị cho lễ hội, huyện Quỳ Hợp cũng đã kêu gọi, huy động xã hội hóa hơn 4 tỷ đồng để xây dựng mới nhà Trung điện, trùng tu các công trình Thượng điện, bàn thờ Am Ba Thai, cầu qua suối Mường Choọng và các lối lên xuống của đền... nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách tham quan, tìm hiểu phong tục tập quán mang tính bản địa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn Quỳ Hợp.

31 Năm 2015, Đền Choọng được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn Năm 2015, Đền Choọng được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội Đền Choọng là dịp để đồng bào dân tộc Thái khu vực Tây Bắc Nghệ An nhớ về cội nguồn, ghi tạc công ơn của người con gái có tên Nang Phốm Hóm (Tiếng Thái nghĩa là Nàng Tóc Thơm) - người có công lớn giúp nghĩa

quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh ở thế kỷ XV. (Baonghean.vn) * Nhóm quan sát, chú ý, ghi chép đánh giá hoạt động của nhóm “Bể cá” và trả

lời các câu hỏi trong phiếu học tập được phát:

Theo các em, ở nhóm bể cá những ai hoạt động tích cực nhất ở nhóm trung tâm?

Các đặc trưng mà họ trình bày, phân tích đã hợp lý chưa? Nếu chưa hợp lý thì em sẽ bổ sung những gì?

Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ- thảo luận nhóm

Nhóm “Bể cá” - ngồi ở giữa lớp (Bàn ghế kê theo hình chữ U)- chủ yếu là những thành viên khá và tốt.

* Nhóm “Bể cá”- mỗi thành viên ghi ý kiến, quan điểm của mình về các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí trong văn bản: Sôi nổi lễ hội Đền Choọng ở miền Tây xứ Nghệ vào phần cá nhân.(khoảng 5 phút)

Sau đó thảo luận, thống nhất để ghi những ý chung của cả nhóm vào ô trung tâm. (dùng kỹ thuật khăn phủ bàn)

* Nhóm quan sát: ghi chép điều mình quan sát được và điều mình cần góp ý vào giấy cũng với trả lời câu hỏi cuối trong phiếu học tập.

Bước 3: Các nhóm báo cáo sản phẩm

+ Nhóm trung tâm (bể cá) cử đại diện lên bảng trình bày kết quả và mời nhóm quan sát nhận xét.

+ Nhóm quan sát nhận xét về không khí thái độ của nhóm trung tâm (bể cá) bổ sung (bằng mực màu khác) kiến thức mà các em cho là còn thiếu.

- Sau khi cả 2 nhóm trả lời, GV đặt câu hỏi mở rộng: Từ bài báo trên, giúp em nhận ra điều gì về mảnh đất Quỳ Hợp nơi em đang sinh sống?

* Tính cập nhật:

- Thông tin rất nhanh, cụ thể ngày giờ ra báo- trong cùng ngày diễn ra sự việc. Đó là 17/03/2019 16:29

- Có địa điểm, thời gian, tên sợ kiện được tổ chức: Trong 2 ngày 16, 17/3/2019 (tức ngày 11, 12 tháng 2 âm lịch), UBND huyện Quỳ Hợp đã tổ chức lễ

hội Đền Choọng năm 2019.

* Tính ngắn gọn: Dung lượng ngắn nhưng giới thiệu đầy đủ về lịch sử, quá trình tổ chức, ý nghĩa, giá trị của lễ hội đền Chọong đối với nhân dân Quỳ Hợp.

32 * Tính sinh động, hấp dẫn: Cách dùng từ, đặt câu chính xác, đi kèm các thông * Tính sinh động, hấp dẫn: Cách dùng từ, đặt câu chính xác, đi kèm các thông tin là hình ảnh minh họa dễ hiểu, sinh động về các hoạt động chính.

- Đặt tiêu đề ngắn nhưng kích thích sự quan tâm của người đọc: Sôi nổi lễ hội Đền Choọng ở miền Tây xứ Nghệ.

* Từ bài báo trên giúp em nhận ra: Quỳ Hợp không chỉ là mảnh đất giàu có về khoáng sản mà còn có nhiều di sản văn hóa có giá trị như: Lễ hội đền Chọong, hát lăm múa lăm của người Thái, những bài dân ca: Đu đu điềng điềng... của người Thổ. Tất cả đều cần được gìn giữ, phát triển.

Bước 4: Gv khen ngợi hoặc bổ cứu, thống nhất.

3.3. Sử dụng phương pháp đóng vai trong hoạt động “Khởi động” của các

tiết tiếng Việt.

Khởi động là hoạt động đầu tiên trước khi bước vào hoạt động hình thành kiến thức của một tiết học. Hoạt động này tuy không dài nhưng có vai trò mở đường trong việc tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận vấn đề. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp đóng vai (PPĐV) các em được trải nghiệm thực tế, được hóa thân tình huống cụ thể trong việc sử dụng ngôn ngữ để từ đó nhận diện, điều chỉnh từ ngữ, hành vi trong hoạt động giao tiếp của mình. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh, kích thích tích cực chủ động của người học. Điều này, đối với học sinh ở miền núi nói chung học sinh ở huyện Quỳ Hợp nói riêng là vô cùng cần thiết.

a. Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn ngữ; Nl giao tiếp; NL tạo lập văn bản...Năng lực tự tin thể hiện bản thân; NL giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống; năng lực quan sát....

Từ đó hình thành cho các em phẩm chất: Sống trách nhiệm, tự hào về đất nước, con người sự yêu thương, sẻ chia, thái độ sống tự tin, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của đất nước, dân tộc.

b. Các bước tiến hành Bước 1: Xác định chủ đề

Chủ đề phải nằm trong nội dung mà học sinh chuẩn bị học tập và có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai, thể hiện được kỹ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử giải quyết vấn đề. Như: Các phong cách ngôn ngữ, Nghĩa của câu,

Ngữ cảnh

Bước 2: Lập kế hoạch về việc đóng vai.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ KẾT HỢP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ HỢP (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)