Xác định chủ đề: Dựa theo chủ đề để xây dựng mục tiêu học tập phù hợp với mục

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ KẾT HỢP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ HỢP (Trang 32 - 36)

tiêu bài giảng. Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể, gần gũi với cuộc sống của các em; vai đóng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc để thể hiện tốt mục tiêu học tập; nêu lên được vấn đề mà các em sẽ nhận thức trong tiết học.

33 - Giao nhiệm vụ: - Giao nhiệm vụ:

+ Vai đóng phải cụ thể theo đúng mục tiêu học tập (người đóng vai "chính", người đóng vai "phụ" phải thực hiện nhiệm vụ, công việc, động tác gì...trong các tình huống trên).

+ Người quan sát (các học sinh còn lại) theo dõi nhận xét vai "chính"; nhóm theo dõi nhận xét vai "phụ"; các nhóm theo dõi về kỹ năng giao tiếp, nội dung, thái độ và phát hiện ra vấn đề trong tình huống vừa được đóng vai.

Bước 3: Xác định thời gian đóng vai

- Không nên quá dài vì đây chỉ là phần “Khởi động” có nhiệm vụ tạo tâm thế, hướng người học vào chủ đề dạy học một cách tự nhiên, thoải mái (khoảng 5-10 phút). Không nên quá dài vì sẽ loãng, thiếu tập trung.

Lưu ý: Cần dự kiến thời gian vấn đáp ngay sau khi thực hiện đóng vai. Thời gian phải đủ để mọi người phát biểu, có thể nêu lên được đầy đủ các nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá...

Bước 4: Thể hiện đóng vai (HS chuẩn bị ở nhà) * Chuẩn bị, tạo không khí thuận lợi

- Kê xếp lại bàn ghế cho thích hợp. Bàn ghế ngồi của vai đóng được kê ở giữa để mọi người quan sát thuận tiện.

- Bàn ghế của người quan sát kê chung quanh sao cho thích hợp với nhiệm vụ được giao (thí dụ: nhóm theo cần ngồi đối diện với các vai đóng để quan sát được tốt). - Giáo viên cũng có một chỗ ngồi thích hợp để theo dõi được diễn biến chung, không làm ảnh hưởng đến các vai đóng. Tạo không khí thoải mái, trật tự, tập trung. * Thể hiện đóng vai

- Vai đóng không cần thực hiện các kỹ xảo biểu diễn như trong đóng kịch, dễ gây mất tập trung, chú ý vào lời thoại, hành động.

Bước 5: Đặt câu hỏi sau khi quan sát các bạn đóng vai nhằm giúp các em phát hiện ra vấn đề cần giải quyết (chủ đề của tiết học) và GV giới thiệu bài mới.

Như vậy, với việc sử dụng phương pháp đóng vai phù hợp thì người dạy sẽ tạo cho học sinh của mình (Vốn tiếp thu chậm, ngại học tiếng Việt vì khô khan, khó khăn) trở nên dễ chịu, lôi cuốn thích thú ngay từ khi vào bài. Tạo không khí và đưa các em vào tâm thế cùa người đồng hành giải quyết vấn đề đặt ra qua tình huống ma các bạn vừa đóng vai.

Chẳng hạn: Gv có thể sử dụng phương pháp đóng vai trong phần Khởi động

bài Phong cách ngôn ngữ hành chính (Tiếng Việt lớp 12)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem bạn mình thực hiện đóng vai và

34

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV tổ chức cho học sinh xem bạn mình thực hiện đóng vai (Giáo viên chỉ định nhóm diễn viên từ tiết trước, hướng dẫn cách thức, thời gian thực hiện - Các em chuẩn bị trước ở nhà)

Tình huống sử dụng ngôn ngữ hành chính của một cán bộ người dân tộc thiểu số trong giao tiếp ở lĩnh vực hành chính công vụ. Để từ đó, tạo cho các em niềm tự hào về dân tộc mình. Giúp các em có tâm thế thoải mái khi vào bài học. Các em nhận ra ngay sự cần thiết của ngôn ngữ, cử chỉ trong giao tiếp hằng ngày, nhất là giao tiếp hành chính.

TÌNH HUỐNG

Tại UBND xã X, trong giờ hành chính, một người đàn ông khoảng 30-35 tuổi rụt rè ngoài của phòng tiếp dân.

Người đàn ông: Chị ơi! cho tui hỏi, nạp đơn để làm chế độ cho người nghèo thì làm ở mô?

Cán bộ xã- người dân tộc thiểu số( chậm rãi trả lời): Dạ nạp ở đây anh ạ! Người đàn ông: (rụt rè đưa cho anh cán bộ phòng một cửa với hai tờ giấy nhàu và được xé làm đôi): - Đây chị.

Cán bộ xã: ( cầm hai lá đơn và đọc qua. Nhưng ngay sau đó thái độ của chị thay đổi.)

- Răng anh lại viết đơn vô tờ giấy như ry? Nhàu nhì...mà...nội dung cũng chưa phù hợp. Anh viết đơn toàn những từ ngữ như xung hô, nói như ở chợ ry! Nào là gia đình tui khổ quá nên tui làm giấy ny xin được hưởng chế độ hộ nghèo...Chi nữa ry nếu được tui xin đội ơn cán bộ ủy ban. Ối chao ơi, không được mô!

Người đàn ông:( như chưa hiểu): - Rứa là răng hả chị?

Cán bộ ủy ban: - Ri nha, anh phải viết theo mẫu đơn và nội dung cho đúng với yêu cầu của văn bản hành chính chứ!

Người đàn ông : (ngẩn người ra rồi lẩm bẩm): Viết theo quy định của văn bản hành chính... Viết theo quy định của văn bản hành chính...Là răng hầy?

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ trao đổi, thảo luận:

Người đàn ông trong tình huống đang chưa hiểu điều gì? Nếu trong cuộc sống, chúng ta thiếu hiểu biết như đàn ông kia thì dẫn đến hậu quả như thế nào?

Nhìn vào trang phục, theo các em thì người phụ nữ- cán bộ xã là người dân tộc nào? Theo em, để thực hiện được nhưng công việc như người cán bộ xã kia chúng ta cần phải có những hiểu biết về lĩnh vực nào?

35 Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận. (theo bàn) hỏi xoay quanh Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận. (theo bàn) hỏi xoay quanh nội dung, cách sử dụng ngôn ngữ và ứng xử của nhân vật trong tình huống:

Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm.

- Người đàn ông chưa hiểu về văn bản hành chính cũng như cách sử dụng từ ngữ khi viết một văn bản hành chính.

- Vấn đề cẩn tìm hiểu trong bài học và trong giao tiếp hằng ngày ở cơ quan hành chính: trong cuộc sống, chúng ta thiếu hiểu biết như người phụ nữ thì chúng ta sẽ mất đi nhiều cơ hội, thiệt hại về vật chất, cơ hội hưởng các chính sách ưu đãi và chăm sóc sức khỏe như quy định của nhà nước.

- Để có thực hiện được nhưng công việc như người cán bộ xã kia chúng ta cần phải có những hiểu biết về lĩnh hành chính

Bước 4: Giáo viên chốt và dẫn dắt vào bài học: Vậy, bài học hôm nay sẽ giúp mọi người và chính mình có những tri thức về văn bản cũng như ngôn ngữ hành chính.

Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong phần Khởi động của tiết học dạy học tiếng Việt.

– Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.

– Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép – Tình huống phải có nhiều cách giải quyết - để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho học sinh biết trước “kịch bản”, lời thoại.

– Cần quy định rõ thời gian thảo luận, nhóm học sinh đóng vai)

– Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản, gần gũi để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.

4. Giáo án thực nghiệm

Tiết ppct: 12-13 Ngữ văn lớp 12

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực trao đổi thông tin, xử lí tình huống.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mĩ...

36

2. Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ...thông qua việc giáo dục HS có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt; Bồi dưỡng tình yêu, HS có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt; Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào, biết quý trọng di sản của cha ông, dân tộc.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ KẾT HỢP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ HỢP (Trang 32 - 36)