PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ KẾT HỢP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ HỢP (Trang 53 - 54)

I. Kết luận

Tôi đã từng rất trăn trở, đổi mới PPDH khi nhìn những học sinh bước vào lớp 10 các em rụt rè, sợ sệt trong giao tiếp, ngủ gục trên bàn trong giờ học, trả lời nhát gừng khi cô hỏi…và tôi đã từng thất bại. Vì có lẽ đổi mới phương pháp dạy học trong nhiều năm trước tôi đã áp dụng chỉ là cái “vỏ”. Giờ đây, sau rất nhiều năm kiên trì vận dụng kết hợp những PPDH và KTDH một cách phù hợp: có sự “gạn đục, khơi trong” và bước đầu đã có kết quả. Chứng kiến chính những học sinh làm mình trăn trở ấy hăng say thảo luận, chủ động gặp hỏi bài, cầm micro phỏng vấn làm bản tin giới thiệu về bản sắc văn hóa của dân tộc mình…tôi chợt nhận ra: Đây mới chính là “quả ngọt” của việc đổi mới những phương pháp dạy học. (Phụ lục)

Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được những kết quả sau:

1. Đề tài bước đầu đã làm rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết, hiệu quả của dạy học phân môn tiếng Việt khi kết hợp các PPDH VÀ KTDH phù hợp, gắn với thực tiễn, đặc biệt gắn với thực tiễn giáo dục. Đặc biệt là phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong học sinh ở miền núi.

2. Kết quả trên cũng cho thấy, dạy học gắn với thực tiễn và năng lực của người học là hướng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Ngoài ra, đề tài này cũng đề xuất được một số quan điểm và biện pháp sư phạm cơ bản làm cơ sở định hướng cho GV trong quá trình dạy học gắn với thực tiễn. Đề tài giúp giáo viên có tính sáng tạo, có các nhìn mới về quan điểm thiết kế một số giáo án. Thay vì thói quen cũ cho rằng cứ dạy hết kiến thức SGK cho học sinh là được. Thì nay các em được bồi dưỡng các năng lực kỹ năng sống rất bổ ích trong giao tiếp. Các em ý thức rõ được gìn giữ phát huy bản sắc dân tộc không phải là khái niệm trừu tượng, xa vời mà đơn giản ngay trong lời ăn, tiếng nói, trang phục, cách cư xử... ngay trong giờ học tiếng Việt. Từ đó các em thêm yêu tiếng Việt, thích giao tiếp và học giờ không khô khan, không mang tính lý thuyết mà rất gần gũi với cuộc sông hằng ngày.

4. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thức rằng, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết trong việc tìm tòi, áp dụng thử nghiệm và năng lực sư phạm thể hiện thông qua phương pháp giảng dạy. Dạy học là một hoạt động trọng tâm của quá trình giáo dục. Trong hoạt động ấy, điều quan trọng là phải đặt học sinh ở vị trí trung tâm để xây dựng kế hoạch dạy học; để đưa ra những PPDH và KTDH phù

54 hợp, tối ưu nhất đối với học trò. Nhất là với đối tượng học sinh miền núi, nơi có hợp, tối ưu nhất đối với học trò. Nhất là với đối tượng học sinh miền núi, nơi có nhiều dân tộc anh em sinh sống.

Qua thực nghiệm tôi nhận thấy, khi kết hợp các PPDH và KTDH phù hợp với đối tượng học sinh thì giáo viên sẽ không chỉ phát triển được những năng lực phẩm chất của người học nói chung mà quan trọng hơn là giúp các em có được những năng lực, kỹ năng cần thiết sau khi rời ghế nhà trường.

Gần 20 năm trong nghề, gắn bó với mảnh đất Quỳ Hợp, tôi cũng thực sự bất ngờ trước những thay đổi tích cực, sáng tạo của học sinh nhất là những em học sinh người dân tộc thiểu số cũng như các em người dân tộc Kinh ở miền núi. Sự mạnh dạn và làm việc có trách nhiệm của HS càng tạo động lực, hứng thú cho giáo viên và giáo viên cũng học được nhiều từ chính các bạn học sinh khác.

Từ những tìm tòi nghiên cứu của bản thân khi dạy, tôi mong muốn qua đề tài nay tìm được những “tiếng nói” mới, “lối đi” mới trong rất nhiều những phương pháp dạy học đã có hoặc đã cũ nhưng vẫn phát huy được hiệu quả trong dạy học Ngữ văn nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng cho học sinh ở trường THPT đóng ở các địa bàn miền núi; nhằm đạt được mục tiêu kép: Phát huy năng lực ngôn ngữ gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Rất mong được sự góp ý, nhận xét một cách chân thành từ các đồng nghiệp dạy môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ KẾT HỢP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ HỢP (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)