IV. Dặn dò và hướng dẫn tự học (3 phút)
7. Kết quả đạt được khi vận dụng đề tà
7.1. Về định tính: Căn cứ vào mức độ tập trung, phát biểu ý kiến xây dựng
bài, thảo luận nhóm của HS có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Tỉ lệ HS tham gia xây dựng bài trong giờ học lớp thực ngiệm luôn cao hơn lớp đối chiếu, tức là việc dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống ( phong tục, tập quán, lối sống…) đã kích thích được HS trong quá trình học tập.
- Trong giờ dạy thực nghiệm, tương tác giữa thầy và trò nhiều hơn, gắn bó và tích cực hơn giờ học của lớp đối chiếu.
- Bước đầu có nhiều học sinh hướng về những giá trị văn hóa truyền thống: hát dân ca nhất là dân ca của dân tộc mình (Thay vì trước đây các em chỉ hát nhạc trẻ)
- Đa số học sinh có ý thức hơn trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ chung ở nơi công cộng (Trường học, chợ…)
- Các em học sinh dân tộc Thái không còn dùng cách nói khẩu ngữ của người Thái trong giao tiếp ở trường học, với thầy cô và bạn bè (Nếu có nói, các em sẽ sửa chữa ngay)
- Học sinh của ba dân tộc Thái, Thổ, Kinh hòa đồng. Không còn tình trạng phân biệt dân tộc với “không dân tộc” như khi mới vào lớp 10.
- Nhiều học sinh dân tộc Thái bắt đầu có xu hướng tìm hiểu, học chữ Thái. Và từ đó các em nhận ra được những nét bản sắc văn hóa của dân tộc mình: Tự tin mặc trang phục trong các hoạt động tập thể ở trường lớp. Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ. (Phụ lục)
- Đặc biệt có nhiều em mạnh dạn trong hoạt động thảo luận nhóm, xây dụng bài. Các em rất thích thú khi sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin để làm các bài tập thực tế và làm rất tốt (Phụ lục)
7.2. Kết quả định lượng.
Để so sánh, đánh giá về định lượng mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi thống kê và so sánh điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm và điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm và thu được kết quả như sau:
51
Bảng thống kê điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm
Nhóm Tổng số HS Điểm/số HS đạt được 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 42 0 0 2 3 8 11 7 8 4 0 ĐC 43 0 0 3 4 10 11 6 7 3 0
Bảng thống kê điểm bài kiểm tra sau đối chứng
Nhóm Tổng số HS Điểm/số HS đạt được 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 42 0 0 0 1 3 7 14 10 5 3 ĐC 43 0 0 1 3 11 15 5 6 3 0
Việc xử lí kết quả các lần kiểm tra theo công thức tổng quát sau:
11 1 = n i i i X n x n (1)
Trong đó X là giá trị trung bình cộng, n là số học sinh. Áp dụng công thức (1), ta có:
Bảng so sánh điểm trung bình và độ lệch chuẩn của bài kiểm tra trước và sau thực ngiệm
Nhóm Số HS
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Giá trị trung bình (X ) Độ chênh lệch điểm hai lớp Giá trị trung bình (X ) Độ chênh lệch điểm hai lớp TN 43 6.35 0.26 7.3 0.98 ĐC 44 6.09 6.32
52 Số HS Số HS
Điểm số Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm ĐC và TN Số HS
Điểm số Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm ĐC và TN Qua số liệu thu được sau kết quả thực nghiệm cho thấy: Điểm trung bình chung của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chiếu. Độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai lớp trước thực nghiệm là 0.26, sau thực nghiệm độ chênh lệch này là 0.98. Kết quả đó cho thấy, khi kết hợp các PPDH và KTDH trong phân môn tiếng Việt một cách phù hợp thì không những giúp học trò phát triển được năng lực ngôn ngữ mà điều đáng nói hơn là giúp các em thay đổi được nhận thức theo cách tích cực. Từ việc tự ti, sử dụng sai từ, giao tiếp kém…Việc phát triển năng lực ngôn ngữ đã khiến các em tự tin hơn, năng động hơn trong mọi hoạt động và đương nhiên các em sẽ nhận ra những giá trị vô hình và nhiều cơ hội quanh mình. Ý thức rõ tầm quan trọng của năng lực giao tiếp, năng lực tạo lập vặn bản và các năng lực khác liên quan đến ngôn ngữ cho đời sống hằng ngày, cho cơ hội việc làm và thành công trong tương lai.
0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiêm Đối chứng 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
53