Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1.4. Ảnh hưởng của thể trạng bò đến chức năng buồng trứng bò sữa sau đẻ
Nguồn dinh dưỡng và chăm sóc là nguyên nhân của hầu hết các bệnh về sinh sản. Khẩu phần thức ăn không cân đối, không hợp lý đẫn đến bò gầy, quá gầy hoặc béo, quá béo đều ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của buồng trứng. Bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 thể hiện việc ảnh hưởng của thể trạng bò tới bệnh trên buồng trứng.
Theo phương pháp đánh giá điểm thể trạng bò có điểm thể trạng <3 là bò gầy, quá gầy; điểm thể trạng >4 là bò béo, quá béo, bò trong khoảng điểm 3 đến dưới điểm 4 là bò bình thường.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thể trạng bò tới chức năng buồng trứng
Thể trạng bò
Các trạng thái buồng trứng Thiểu năng buồng
trứng U nang buồng trứng Thể vàng tồn lưu Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%)
Gầy, quá gầy 14 28,57b 21 35,59b 56 52,83a
Bình thường 7 14,28c 8 13,56c 7 6,60c
Béo, quá béo 28 57,15a 30 50,85a 43 40,57b
Tổng số 49 100 59 100 106 100
Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có mang những chữ cái khác nhau là sai khác ở mức P < 0,05.
0 10 20 30 40 50 60 70
Thiểu năng buồng
trứng U nang buồng trứng Thể vàng tồn lưu
Gầy, quá gầy Bình thường Béo, quá béo
Từ kết quả trên cho ta thấy bò béo và quá béo có tỷ lệ mắc các bệnh về buồng trứng cao hơn so với bò có thể trạng thấp hơn (thiểu năng buồng trứng 57,15%, u nang buồng trứng 50,85%, thể vàng tồn lưu 40,42%). Bò có điểm thể trạng gầy, quá gầy cũng có tỷ lệ mắc các bệnh về buồng trứng tương đối cao (thiểu năng buồng trứng 28,57%, u nang buồng trứng 35,59%, thể vàng tồn lưu 52,83%). Tuy nhiên, bò có thể trạng bình thường cũng không tránh khỏi mắc các loại bệnh này với tỷ lệ thấp hơn. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ảnh hưởng của thể trạng bò là thức ăn. Phương thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, nguồn thức ăn tự cung cấp tự phối trộn, không theo quy chuẩn nào, hoặc lạm dụng sử dụng nguồn thức ăn hỗn hợp viên từ đó dẫn đến khẩu phần dinh dưỡng mất cân bằng và thể trạng bò thay đổi hoặc gầy hoặc quá béo.
Kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu (2015) cho thấy; đối với bò có điểm thể trạng béo, quá béo, tỷ lệ mắc các bệnh trên buồng trứng là 63,23% thiểu năng buồng trứng, 57,14% u nang buồng trứng, 59,09% thể vàng tồn lưu; đối với thể trạng gầy, quá gầy là 23,52% thiểu năng buồng trứng, 37,14% u nang buồng trứng, 4,54% thể vàng tồn lưu; đối với bò có điểm thể trạng bình thường là 13,23% thiểu năng buồng trứng, 5,71% u nang buồng trứng, 36,36% thể vàng tồn lưu. Theo kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cs. (2003a) khi nghiên cứu về hàm lượng hormone trên bò chậm sinh cho thấy bò có điểm thể trạng 3,5-3,75 thường bị bệnh u thể vàng chiếm 38%, u nang buồng trứng 25% và bò có điểm thể trạng ≥ 4,0 bị bệnh u thể vàng là 32,0%, u nang buồng trứng 25% và buồng trứng kém hoạt động 4,0%. Những bò có thể vàng tồn lưu thì hàm lượng progestrone giao động mức1,48-1,62 ng/ml, còn u nang buồng trứng hàm lượng đó là 0,45-0,56 ng/ml. Theo Nguyễn Ngọc Tấn và cs. (2014) qua nghiên cứu tình hình sinh sản của bò sữa khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong số những bò có buồng trứng kém hoạt động, nhóm có hàm lượng progesterone dưới 0,5 ng/ml, điểm thể trạng ở mức 2,7 chiếm 26,25%, nhóm có progesterone 0,5- 0,99 ng/ml ở mức thể trạng 3,1 chiếm 17,5%, còn lại là nhóm có thể vàng hoạt động với progesterone lớn hơn 1,0 ng/ml, điểm thể trạng 2,9 chiếm tỷ lệ 56,25%. Bò có thể trạng béo hay quá béo lại có tỷ lệ mắc bệnh thể vàng và u nang buồng trứng cao theo chúng tôi có thể do hormone thường tan trong mỡ nên đối với bò béo khi hormone được tiết ra sẽ bị mỡ “hấp thụ” một phần, làm giảm lượng hormone đi đến đích dẫn đến không đủ để làm cho trứng rụng (LH) và teo biến thể vàng (PG).
Như vây, từ kết quả trên cho chúng ta thấy rằng chăn nuôi bò sữa cần thiết phải có được khẩu phần ăn hợp lý để giữ mức thể trạng bình thường tốt nhất cho sinh sản.