Chỉ tiêu Kết quả điều trị
Tổng số bò bị u nang buồng trứng n (con) 59
Bò động dục n (con) 52
Tỷ lệ (%) 88,14
Có chửa n (con) 37
Trên tổng số 59 bò bệnh u nang buồng trứng, sau khi tiêm GnRH đến ngày thứ 5 thì có 4 bò có biểu hiện động dục (trước khi tiêm PGF2α). Số bò còn lại được tiêm PGF2α vào ngày thứ 7 và theo dõi trong 1 tuần thấy có thêm 48 bò biểu hiện động dục và được thụ tinh nhân tạo. Kết quả thu được là 52 bò động dục, tỷ lệ 88,14%, sau 45 ngày khám thai kết luận có 37 bò chửa, đạt 71,15%.
Theo tác giả Nguyễn Thị Ước (1996), gây động dục đồng pha cho bò bằng phương pháp phối hợp giữa hai mũi tiêm PGF2α và một mũi tiêm PMSG cho tỷ lệ bò rụng trứng so với tổng bò gây động dục đồng pha đạt 81% ở bò Lai Sind, 90% ở bò sữa. Phan Văn Kiểm và cs. (2006) sử dụng GnRH điều trị bệnh u nang buồng trứng cho kết quả 57,14% động dục sau khi chẩn đoán bằng phương pháp progesterone. Trần Thị Loan và cs. (2012) sử dụng GnRH và PGF2α hoặc vòng CIDR kết hợp PGF2α điều trị bò u nang buồng trứng cho kết quả 83,33% bò động dục và 80% bò có chửa sau khi phối giống.
Kết quả điều trị của chúng tôi có khác hơn so với kết quả của các tác giả là do chúng tôi sử dụng GnRH và PG mà không sử dụng vòng CIDR cũng như PMSG và kết quả ở 1 kỳ phối giống đạt cao. Theo chúng tôi khi bò bị u nang buồng trứng tức là sự phát triển nang trứng bởi lượng FSH cao mà lượng LH lại quá thấp không đủ cho nang trứng thành thục dẫn đến chín và rụng. Khi tiêm GnRH đã làm tăng tiết đồng thời hai loại hormone FSH và LH, lượng GnRH, lượng GnRH đã kích thích tuyến yên tiết FSH làm các noãn nang phát triển và tiết LH có tác dụng làm vỡ nang trứng gây rụng trứng ở biểu hiện động dục ngay sau đó. Mặc dù vậy, nếu nang trứng phát triển mà trên buồng trứng vẫn có thể vàng tồn tại (hàm lương progesterone trong máu vẫn còn cao bởi các tế bào hạt trên buồng trứng) thì đến ngày thứ 7 tiêm PGF2α làm thể vàng tiêu biến, uyến yên không bị ức chế sự phân tiết FSH và LH. Sự thức tỉnh tuyến yên do GnRH nên việc giải phóng FSH và LH ngay sau đó 2-3 ngày bò mới biểu hiện động dục và tiến hành thụ tinh nhân tạo. Mặt khác chúng ta biết rằng khi bò bị u nang buồng trứng đã làm cho chu kỳ ngắn lại, thời gian động dục kéo dài, sự tăng tiết dịch nhầy tử cung lớn. Chính sự tăng tiết dịch nhầy làm cho sự nhiễm khuẩn tăng dẫn đến viêm tử cung dạng cata hoặc nội mạc tử cung, sự viêm này làm ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của hợp tử sau khi bò được thụ tinhlaf lớn. Do đó ngoài việc sử dụng GnRH, PG điều trị u nang buồng trứng thì việc kết hợp thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng đã mang lại hiệu quả cao.
Theo tác giả Tăng Xuân Lưu (2015), khi điều trị bò bị u nang buồng trứng trên đàn bò nuôi tại Ba Vì cho kết quả bò động dục 88,57% và bò có chửa là 71,42%. 4.2.3. Kết quả sử dụng PGF2α khắc phục tình trạng thể vàng tồn lưu
Thể vàng tồn lưu là thể vàng không bị thoái hóa, làm chu kỳ động dục không được biểu hiện, làm tăng tiết progesterone. Nguyên nhân có thể là do một rối loạn nào đó trong tử cung như viêm, bọc mủ, dịch nhầy trong tử cung, thai chết lưu, thai gỗ… Khi khám dùng ngón tay cái xoa nhẹ trên bề mặt buồng trứng cảm thấy có một khối (bằng hạt ngô, đậu tương, củ lạc hoặc to hơn) nhô lên khỏi bề mặt buồng trứng, cứng, có chân đế, ranh giới giữa thể vàng và bề mặt buồng trứng rõ. Khi định lượng progesterone trong sữa đều cho kết quả lớn hơn 5ng/ml. Xác định chắc chắn là thể vàng tồn lưu trên buồng trứng, chúng tôi tiến hành điều trị bằng PGF2α với 3 lô thí nghiệm khác nhau (liều tiêm tương ứng là 20;25;30mg/con).
Từ kết quả trên cho ta thấy: trong tổng số điều tra 751 bò thì có 235 bò bị bệnh buồng trứng tương ứng có 106 bò bị thể vàng tồn lưu với tỷ lệ 45,1%.
Từ những bò bị thể vàng tồn lưu trên, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sử dụng sản phẩm Lutalye do công ty Pfizer A nimal Health sản xuất và được phân phối bởi công ty thuốc thú y Agrovet. Thuốc có thành phần chính là kích dục tố Prostagladin F2α, có tác dụng làm tiêu thể vàng trên gia súc.
Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu với lô thí nghiệm 1 với 2 lần tiêm, liều 20mg/con.