Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sinh sản của bò sữa có ý nghĩa hết sức to lớn đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa.
Các tiến bộ kỹ thuật về chọn lọc di truyền giống, lai tạo con giống và dinh dưỡng đã làm tăng đáng kể năng suất sữa. Tuy nhiên, việc tăng nhanh năng suất sữa đã dẫn tới kết quả giảm tỷ lệ thụ thai và các chỉ tiêu sinh sản khác (Mann et al., 2005). Vì vậy, nghiên cứu nguyên nhân làm tỷ lệ thụ thai giảm và xây dựng chiến lược nhằm nâng cao sức sinh sản ở bò sữa là cần thiết. Các nghiên cứu
trước đây đã chỉ ra rằng bò sữa cao sản bị giảm tỷ lệ thụ thai là do mất cân đối về năng lượng trong khẩu phần ăn, do u nang buồng trứng, viêm nhiễm đường sinh dục, sảy thai, chết thai sớm, thai chết lưu, sót nhau, đẻ khó, kỹ thuật phối giống cho bò tơ chưa tốt...
Các nghiên cứu cũng chỉ ra 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh sản kém của gia súc nuôi tại khu vực châu Á (FAO & IAEA, 1993) đó là:
- Stress nhiệt và độ ẩm của môi trường, đặc biệt trong mùa hè.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo và mất cân đối, đặc biệt thiếu dinh dưỡng và thức ăn thô xanh trong mùa khô (mùa đông).
- Chế độ chăm sóc, quản lý sinh sản, quy trình vệ sinh vắt sữa kém.
- Tình trạng dịch bệnh gây ra do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ thụ thai giảm ở bò sữa cao sản là do mất cân đối về năng lượng trong khẩu phần ăn, từ đó dẫn tới hiện tượng buồng trứng không hoạt động, thể vàng tồn lưu kéo dài, mất chu kỳ động dục.
Nakao (1983a), đã sử dụng phương pháp ELISA để phân tích hàm lượng progesterone đối với bò sữa chậm sinh có u nang thể vàng trên buồng trứng. Năm 1983, tác giả trên cũng đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm hormone nhân tạo GnRH nhằm điều khiển thùy trước tuyến yên tăng tiết FSH và LH để phục hồi lại chu kỳ động dục ở bò. Hiện nay, phương pháp ELISA được sử dụng trong y học để tiến hành các xét nghiệm sinh hoá, huyết học, chẩn đoán vi khuẩn, virus...Trong chăn nuôi, người ta ứng dụng ELISA để xác định hàm lượng progesterone trong sữa, trong huyết thanh, trong nước tiểu, trong phân của bò cái.
Stanley et al. (1986), phân tích hàm lượng progesterone trong sữa để xác định sự mang thai, xác định ngày của chu kỳ động dục và chẩn đoán các trường hợp bị rối loạn sinh sản và điều khiển hoạt động sinh sản đối với bò ở Anh. Ở Nhật Bản, Nakao et al. (1982a, 1982b) đã định lượng progesterone trong sữa nhằm chẩn đoán sớm sự mang thai của bò, chẩn đoán u nang buồng trứng, thể vàng tồn lưu và u nang thể vàng. Lee et al. (1996) cũng dùng kỹ thuật này để xác định sự mang thai và chẩn đoán các trường hợp bị rối loạn sinh sản ở bò. Allen (1975, 1976, 1984), Eissa et al. (1997), Mann et al. (1998), Niekerk et al. (1998) đã xác định hàm lượng progesterone để duy trì và bảo vệ thai ở gia súc. Prakash et al. (1987), dùng ELISA để định lượng progesterone trong huyết thanh và sữa của bò ở Hà Lan. Maurice et al. (1981), Nakao et al. (1983a), Prakash et al. (1987) đã nghiên
cứu động thái của progesterone trong thời gian động dục. Baruselli et al. (2003), Fukui et al. (1999), Cutaia et al. (2003), Gavara et al. (2003), đã có những nghiên cứu, ứng dụng progesterone trong điều khiển chu kỳ sinh dục, rụng trứng theo ý muốn nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai ở gia súc. Dochi et al. (1998), đã sử dụng progesterone để gây rụng trứng nhiều trong cấy truyền phôi ở gia súc. Zavadopxki (1944), sử dụng HTNC tiêm vào ngày 16-18 của chu kỳ động dục gây được bò đẻ sinh đôi, ông đã thu được 135 bê/ 100 bò cái. Tỷ lệ sinh đôi là 26%, sinh ba là 5%. Kostov (1982), sử dụng HTNC kết hợp với PGF2α thu được tỷ lệ sinh đôi là 34%. Các nhà chăn nuôi Bắc Ai len (Thexenkov, 1987), đã dùng HTNC + PGF2α tiêm cho bò thu được tỷ lệ bò sinh đôi là 40% (dẫn theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997). Valheim (1996), thử nghiệm với 130 bò được đặt PRID thì 128 con (98,4%) động dục và 75 con (62,5%) có chửa sau 1-2 lần thụ tinh.
Nhiều nghiên cứu đã xác định prostaglandin tăng lên trong dạ con vào cuối chu kỳ, đã gây ra sự tiêu biến thể vàng. Khám phá đó đã mở ra nhiều biến động trong công nghệ chăn nuôi vì tiêm prostaglandin ngoại sinh gây thoái hoá thể vàng vào bất kỳ giai đoạn nào trong pha thể vàng của chu kỳ động dục.
Sử dụng prostaglandin điều khiển sinh sản đã được ứng dụng rộng rãi và tổng kết bởi Louis et al. (1972), Mialot et al. (1999). Những nghiên cứu trên đã đưa ra liều lượng và cách sử dụng PGF2α. Liều lượng và cách sử dụng phụ thuộc vào bản chất hoá học của nó, trạng thái sinh lý của con cái và giai đoạn của chu kỳ động dục.Tervit et al. (1973), cho biết tiêm PGF2α vào những ngày 1-4 của chu kỳ động dục không có ảnh hưởng gì đến thể vàng, nhưng nếu tiêm vào ngày 5-17 của chu kỳ đều làm thoái hoá thể vàng. Buse (1995), dùng đồng đẳng của PGF2α tiêm cho bò tơ 2 lần cách nhau 11 ngày. Sau khi tiêm lần hai 60 giờ đã có 87,2% bò động dục.Theo Cooper and Furr (1976), gây động dục đồng loạt cho bò tơ bằng PGF2α tiêm 2 lần cách nhau 12 ngày (giai đoạn 5 ngày và 17 ngày của chu kỳ động dục), bò động dục lại sau khi tiêm lần 2 từ 48-96 giờ. Tervit et al. (1973), nhận xét rằng trong hầu hết thí nghiệm, gia súc đều động dục sau khi tiêm PGF2α 3 ngày. Agarwal at al. (1987), nghiên cứu trên bò lai cho rằng sau khi tiêm PGF2α bò động dục 100%. Thời gian từ khi tiêm đến khi xuất hiện động dục là 48-96 giờ, kể cả tiêm 1 lần hay 2 lần cách nhau 11 ngày. Tác giả cho là phương pháp này tạo động dục đồng loạt, phù hợp cho việc chủ động thực hiện kế hoạch phối giống. Từ kết quả đó, các nhà chăn nuôi có thể sử dụng PGF2α kết hợp với PMSG gây rụng trứng nhiều và tạo động dục đồng pha trong kỹ thuật
cấy truyền phôi. Theo Bor et al. (1986), chỉ cần tiêm 1 liều PGF2α đối với bò cái tơ đã có kết quả rất tốt về động dục, khoảng cách từ khi tiêm đến khi động dục 48-72 giờ và tỷ lệ có chửa 70%. Kết quả tương tự như vậy đã được Dhoble and Gupta (1987), thông báo. Họ cho rằng sử dụng PGF2α và các chất đồng đẳng của nó có tác dụng rất tốt trong gây động dục đồng loạt, gây rụng trứng, làm giảm khoảng cách lứa đẻ và nâng cao hiệu quả sinh sản ở bò. Theo Martiner et al. (2001), phối hợp GnRH-PGF2α-GnRH và estradiol-PGF2α-GnRH cho tỷ lệ thụ thai không khác nhau. Khi bổ sung estradiol benzoate và progesterone trên nền MGA làm bò xuất hiện động dục sớm hơn so với bổ sung GnRH trên nền MGA, tuy nhiên tỷ lệ thụ thai ở công thức bổ sung GnRH lại cao hơn. Theo Alinmer (2005), sử dụng phối hợp hai liều estradiol benzoate với PGF2α gây động dục, tỷ lệ động dục đạt 70%, rồi dẫn tinh cho bò vào thời điểm 12 giờ sau khi xuất hiện động dục, đạt tỷ lệ thụ thai 64% (kiểm tra ở ngày thứ 28) và đạt tỷ lệ thụ thai 40% (kiểm tra ở ngày thứ 45) tính từ sau khi phối giống. Với công thức GnRH- PGF2α-GnRH, phối giống cho toàn bộ số bò được thụ tinh vào một thời điểm định trước, tỷ lệ bò có chửa so với số bò thụ tinh không khác so với tỷ lệ đạt được khi sử dụng công thức phối hợp estradiol với PGF2α ở cả giai đoạn 28 và 45 ngày sau khi phối giống, tuy nhiên tổng số bò có chửa ở công thức GnRH lại cao hơn so với công thức sử dụng estradiol. Kết quả cũng cho thấy tuy tỷ lệ thụ thai không khác nhau ở lần phối giống đầu tiên nhưng lần phối giống thứ 2 tới lần thứ 4 tỷ lệ thụ thai ở công thức sử dụng GnRH lại có xu hướng cao hơn so với công thức sử dụng estradiol. Kết quả động dục và thụ thai cao hơn ở công thức GnRH-PGF2α-GnRH so với công thức PGF2α-PGF2α (Martiner et al., 2001). Theo Moberg (1961), Donald and Thompson (1961) (dẫn theo Hoàng Kim Giao và cs., 1997), bổ sung iode hay thyreoprotein vào cơ thể sẽ làm tăng khả năng sinh sản, vì vậy bổ sung iode vào cơ thể qua thức ăn hoặc vào tử cung là một biện pháp hữu hiệu. Sự hấp thu iode của tử cung bò cái từ dung dịch lugol và iodoforme là nhanh và hoàn toàn hơn so với cho ăn; lợi ích của phương pháp này không chỉ trong điều trị viêm tử cung và còn trong một số trường hợp chậm sinh (Ekman et al., 1965, dẫn theo Hoàng Kim Giao và cs., 1997).
Hiện nay nhiều nhà khoa học trên thế giới và các nhà chuyên môn vẫn tiếp tục khắc phục hiện tượng chậm sinh ở bò thể hiện trên “bệnh” ở buồng trứng vẫn sử dụng hormone sinh sản để điều trị và cho kết quả tốt (Bilego et al., 2013; Giordano et al., 2013; Shephard, 2013; Souza et al., 2013).
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
-Đề tài được thực hiện trên đàn bò lai hướng sữa: F1, F2, F3, (có 50%;75% và 87,5% HF).
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-Thời gian thực hiện từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017.
-Đề tài được thực hiện tại 3 xã Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh huyện Ba Vì Hà Nội.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng bò sau khi đẻ - Động dục trở lại của bò sữa đến 120 ngày sau khi đẻ. - Động dục trở lại của bò sữa đến 120 ngày sau khi đẻ.
- Nguyên nhân gây chậm động dục lại sau 120 ngày ở buồng trứng. - Ảnh hưởng của mùa vụ đến chức năng buồng trứng sau khi đẻ.
- Ảnh hưởng của thể trạng bò đến chức năng buồng trứng bò sữa sau đẻ. - Ảnh hưởng của lứa đẻ đến chức năng buồng trứng bò sữa sau đẻ.
3.2.2. Sử dụng PGF2α kết hợp với GnRH, CIDR điều trị bệnh buồng trứng nâng cao khả năng sinh sản nâng cao khả năng sinh sản
- Điều trị bệnh thiểu năng buồng trứng bằng phương pháp kết hợp đặt vòng CIDR + tiêm 20mg PGF2α + 100 µg GnRH.
- Điều trị bệnh u nang buồng trướng bằng phương pháp kết hợp tiêm 100 µg GnRH + tiêm 20mg PGF2α.
- Sử dụng PGF2α khắc phục thể vàng tồn lưu ở đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì – Hà Nội.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu trên chúng tôi tiến hành theo phương pháp sau:
3.3.1. Phương pháp đánh giá thể trạng, xác định bệnh trên buồng trứng và mùa vụ
Phương pháp đánh giá thể trạng: Theo phương pháp đánh giá và quản lý thể trạng của tác giả Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2007). Phương pháp được đánh giá bằng thị giác hoặc sờ nắn:
-Đánh giá bằng thị giác: nhìn vào các phần lõm (gốc đuôi, lõm hông, khe sống lung) và các phần đầu nhô của xương ngồi, xương chậu, xương sườn.
-Đánh giá bằng sờ nắn: Sờ các vùng gốc đuôi, cột sống lung, đầu các xương ngồi, xương chậu, xương sườn cụt và mông. Đây là những phần quan trong để đánh giá thể trạng vì các phần này chỉ được phủ bằng mỡ và da.
Nhằm đưa ra chỉ số dự trữ chất béo của cơ thể bò người ta đánh giá thể trạng của bò theo thang 5 điểm như sau:
-Điểm 1: Bò quá gầy; cơ thể không có mỡ dự trữ và trong tình trạng da bọ xương: Lõm gốc đuôi sâu, không sờ thấy mô mỡ mà dễ dàng sờ thấy xương chậu, da mỏng. Xương sườn nhô rõ. Khe sống lung sâu.
-Điểm 2: Bò gấy; lõm gốc đuôi nông, có mô mỡ ở gốc đuôi. Có một ít mỡ dưới đầu xương ngồi. Dễ sờ thấy xương chậu. Đầu cuối của các xương sườn cụt tròn.
-Điểm 3: Bò trong tình trạng tốt; không nhìn thấy lõm ở gốc đuôi, dễ sờ thấy mô mỡ trên mông, da trơn, tỳ nhẹ sẽ sờ được xương chậu, tỳ nhẹ có thể sờ thấy đầu các xương sườn cụt và có một lớp mô mỡ dày ở phía trên.
-Điểm 4: Bò trong tình trạng cơ thể nặng nề; Thấy các lớp mỡ ở gốc đuôi, mỡ phủ dày trên xương ngồi và chỉ sờ được xương chậu khi tỳ mạnh, không sờ thấy xương sườn cụt cả khi ấn mạnh, không thấy rõ hõm hông.
-Điểm 5: Bò quá béo trong tình trạng nân xổi; gốc đuôi nằm sâu trong mô mỡ, da căng, không thể sờ thấy xương chậu ngay cả khi ấn mạnh tay, có các lớp mỡ trên các xương sườn cụt, không sờ thấy các cấu trúc xương.
Hình 3.1. Hình ảnh bò sữa có điểm thể trạng khác nhau
Phương pháp xác định bệnh trên buồng trứng: Bò sau đẻ 120 ngày không động dục trở lại được khám trực tiếp thông qua trực tràng 2 lần liên tiếp cách nhau 7 – 10 ngày (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997). Chúng tôi ghi chép sự thay đổi về kích thước, các tình trạng bệnh lí trên buồng trứng cho thấy:
- Nếu thấy thể vàng cùng ở một vị trí trên buồng trứng mà không tiêu biến thì sơ bộ kết luận là thể vàng tồn lưu. Còn khám thể vàng lúc có lúc không tại hai thời điểm khám thì kết luận là chức năng buồng trứng bình thường.
- Nếu thấy nang trứng cùng vị trí trên buồng trứng mà không tiêu biến thì sơ bộ kết luận là u nang buồng trứng. Còn khám nang trứng lúc có lúc không tại hai thời điểm khám thì kết luận chức năng trứng bình thường.
- Nếu qua hai lần khám liên tiếp không thấy xuất hiện thể vàng cũng như nang trứng, mà cả hai buồng trứng đều trơn láng bóng thì kết luận chức năng buồng trứng không hoạt động (thiểu năng buồng trứng).
Bảng 3.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sang bệnh buồng trứng sau khi khám qua trực tràng hai lần liên tục cách nhau 7 đến 10 ngày. Vị trí khám Khám lần thứ nhất (ngày 1) Khám lần thứ hai (sau lần 1 từ 7-10 ngày) Đánh giá tình trạng buồng trứng Thể vàng + + Thể vàng tồn lưu + - Sinh lý - + Sinh lý Nang trứng + + U nang buồng trứng + - Sinh lý - + Sinh lý Thể vàng và nang trứng - - Không hoạt động
Mùa vụ được tính theo tháng dương lịch từ tháng 1 đến tháng 12 và được phân chia như sau: Mùa xuân từ tháng 2-4, mùa hè từ tháng 5-7, mùa thu từ tháng 8-10, mùa đông từ tháng 11-1 năm sau.
3.3.2. Phương pháp điều trị bệnh thiểu năng buồng trứng
Sử dụng CIDR, GnRH và PGF2α đối với bò cái được xác định nguyên nhân chậm sinh do buồng trứng thiểu năng.
Đặt vòng CIDR (chứa 1,9g progesterone) từ ngày thứ nhất của chu kỳ, đến ngày thứ 12 thì rút ra. Trước khi rút vòng CIDR 1 ngày (tức ngày 11) tiêm 20mg PGF2α , ngày thứ 13 tiêm GnRH (100µg/bò). Theo dõi và phát hiện động dục từ ngày 14 đến ngày 20, nếu bò động dục thì cho phối giống bằng phương pháp TTNT và khám thai sau 45 ngày.
Đặt CIDR Tiêm PGF2α Rút CIDR Tiêm GnRH Theo dõi DD và phối
1 11 12 13 14 – 16 Ngày Sơ đồ 3.1. Sử dụng vòng CIDR kết hợp hormone GnRH và PGF2α 3.3.3. Phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng
Sử dụng GnRH, PGF2α kết hợp thụt rửa thân sừng tử cung đối với bò cái được xác định nguyên nhân chậm sinh do u nag buồng trứng.
Từ kết quả khám lâm sang kết luận bò bị u nang buồng trứng, tiến hành tiêm GnRH (100µg/bò). Sau 7 ngày tiếp tục tiêm PGF2α (20mg/bò) và theo
dõi trong 7 ngày, nếu bò động dục cho phối giống bằng phương pháp TTNT, khám thai sau 45 ngày.
Tiêm GnRH Tiêm PGF2α Phối giống Khám thai
1 7 (theo dõi đông dục) 8 – 16 45 Ngày Sơ đồ 3.2. Sử dụng GnRH và PGF2α điều trị bệnh u nang buồng trứng