Kết quả của 2 lần tiêm cho ta thấy rõ lô 1 có 25 bò động dục với tỷ lệ 78,13%, lô 2 có 30 bò động dục đạt 93,75%, lô 3 đạt tỷ lệ cao nhất 96,88%. Khi bò bị thể vàng tồn lưu thì trong máu luôn có hàm lượng progesterone cao, chính hormone này ức chế hoạt động của FSH và LH làm bò không biểu hiện động dục và cũng không rụng trứng. Do vậy, sử dụng PGF2α là để làm co mạch quản nuôi thể vàng và làm tiêu biến thể vàng, giảm progesterone trong máu, tạo điều kiện cho FSH và LH tăng tiết làm trứng phát triển, chín và rụng trứng dẫn đến bò có biểu hiện động dục.
Theo Thái Khắc Thanh (2008), khả năng gây động dục của PGF2α khi tiêm 2 liều cách nhau 11 ngày đối với bò F1 và F2 đạt tỷ lệ động dục tương ứng
33,33% (tiêm lúc 48-72h); 66,67% (tiêm lúc 72-96h) và 40%% (tiêm lúc 48- 72h); 60% (tiêm lúc 72-96h).
Theo tác giả Bush et al. (1985), dùng chất tương tự của (PGF2α) tiêm cho bò tơ 2 lần với khoảng cách 11 ngày sau khi tiêm lần thứ 2: 60 giờ đã có 87,2% bò động dục. Theo Nguyễn Tấn Anh và cs. (1995) khi dùng PGF2α cho đối tượng là bò lai hướng sữa, kết quả cho thấy tỷ lệ bò động dục là 82%, tỷ lệ thụ thai là 64%.
Theo Nguyễn Thanh Dương và cs. (1995) khi dùng PGF2α với liều lượng 2ml/con tiêm bắp cho bò lai Holstein mà buồng trứng có thể vàng ở giai đoạn 5- 14 ngày của chu kỳ động dục cho kết quả số bò động dục là 78,78%.
Cũng theo Thái Khắc Thanh (2008), khi điều trị thể vàng tồn lưu bằng progesterone kết hợp với huyết thanh ngựa chửa thì tỷ lệ động dục của 2 nhóm bò F1 (58,33%) và F2 (57,69%), tỷ lệ phối giống có chửa tương ứng là 64,3% ở F1 và 60% ở F2. Sau khi tiêm HTNC 48 giờ cả hai nhóm bò đều không có trường hợp nào xuẩ hiện động dục. Tỷ lệ động dục cao nhất trong vòng 72 – 96 giờ (F1 = 57,14% ; F2 = 53,33%) và cùng đạt tỷ lệ thụ thai F1 = 75% ; F2 = 87,5%.
Như vậy , khi so sanh các kết quả trước đây, việc chúng tôi sử dụng 2 liều tiêm PGF2α cho bò bị thể vàng tồn lưu cho kết quả bò động dục và phối giống có chửa cao hơn. Theo Tăng Xuân Lưu (2015), khi tiêm mũi tiêm thứ nhất vào những ngày đầu của đợt sóng nang trong chu kỳ thì khả năng động dục sau đó 2- 3 ngày tiêm là thấp, nếu tiêm vào những ngày giữa hoặc cuối của đợt song nang thì tỷ lệ động dục cao hơn, bởi vì khi sử dụng PGF2α lần 2 sẽ tạo cho buồng trứng được sạch các tế bào hạt, từ đó làm cho sóng nang và nang trứng phát triển tốt hơn. Hơn nữa, nếu được tiêm 2 lần PGF2α thì tử cung được kích thích tăng nhu động và tăng cường đẩy dịch bẩn ra ngoài, giúp cho tử cung không bị viêm dẫn đến khả năng làm tổ của hợp tử được tốt hơn. Mặt khác chúng ta biết rằng PG làm thoái hóa thể vàng phần lớn đến 80% được tiết ra từ niêm mạc thân sừng tử cung vì vậy khi thân sừng tử cung bị viêm nhiễm thì việc phân tiết PG bị hạn chế, mặt khác nếu thân sừng tử cung bị viêm nhiễm thì việc làm tổ của hợp tử là khó khăn. Vì vậy việc điều trị thể vàng tồn lưu bằng PG kết hợp với điều trị viêm nhiễm thân sừng tử cung bằng thụt rửa đã làm cho kết quả đậu thai cao ngay ở lần phối giống đầu tiên khi bò động dục.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì Hà Nội, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau :
- Nhiều nguyên nhân gây hiện tượng bò không động dục lại sau đẻ 120 ngày của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì – Hà Nội, nhưng chủ yếu vẫn là thể vàng tồn lưu 45,11%; u nang buồng trứng 25,11% ; thiểu năng buồng trứng 20,85%.
- Bệnh buồng trứng ở bò sữa xảy ra cả bốn mùa trong năm, tuy nhiên bệnh xảy ra nhiều ở mùa xuân và mùa hè. Mùa hè tỷ lệ bò bị thể vàng tồn lưu là 36,79% ; thiểu năng buồng trứng 32,65%; u nang buồng trứng 28,81%, cao nhất trong 4 mùa.
- Thể trạng của bò sữa sau khi đẻ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của buồng trứng bò sữa.Thể trạng bò gầy, quá gầy và bò béo, quá béo đều ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của bò sữa thể hiện qua khả năng hoạt động của buồng trứng: bò gầy thể vàng tồn lưu (52,83%), u nang buồng trứng (35,59%), thiểu năng buồng trứng (28,57%). Bò béo, quá béo thì thiểu năng buồng trứng (57,15%), u nang buồng trứng (50,85%), thể vàng tồn lưu (40,57%) đều tương đối là cao.
- Lứa đẻ của bò cái càng nhiều thì tỷ lệ mắc các bệnh buồng trứng càng cao. Thiểu năng buồng trứng ở lứa 5 là 26,52%. U nang buồng trứng ở lứa 5 là 23,74%. Thể vàng tồn lưu ở lứa 4 là 23,58%.
- Điều trị bệnh thiểu năng buồng trứng bằng CIDR + PGF2α + GnRH đạt tỷ lệ 83,67% động dục và 73,17% có chửa.
- Điều trị bệnh u nang buồng trứng bằng GnRH và PGF2α đạt tỷ lệ 88,14% bò động dục, 71,15% bò có chửa.
- Điều trị thể vàng tồn lưu trên bò sữa bằng phương pháp sử dụng PGF2α với liều lượng 25mg/con cho 1 lần tiêm duy nhất có hiệu quả tốt nhất. Nếu sử dụng 2 lần tiêm PGF2α thì hiệu quả cao nhất với liều tiêm 30mg/con.
5.2. KIẾN NGHỊ
Áp dụng kết quả nghiên cứu này ở các vùng chăn nuôi bò sữa để nâng cao khả năng sinh sản và hiệu quả chăn nuôi với liều tiêm PGF2α là 25mg/con.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt :
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện, Lưu Kỷ, Trịnh Quang Phong và Đào Đức Thà (1995). Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản cho bò cái. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi. Viện chăn nuôi. NXB nông nghiệp, Hà Nội. 2. Đinh Văn Cải, Hồ Quế Anh và Nguyễn Văn Trí (2005). Ảnh hưởng của stress
nhiệt đối với bò lai hướng sữa và bò Hà Lan thuần (HF) nhập nội nuôi tại khu vực phía nam.
3. Lê Xuân Cương (1993). Đánh giá đặc điểm sinh sản, sức sản xuất thịt sữa của giống bò địa phương và bò lai đang nuôi tại miền Nam - Việt Nam. báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. tr. 9-10.
4. Vũ Chí Cương, Nguyễn Thạc Hòa và Vương Tuấn Thực (2006). Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số nhiệt ẩm (THI - Temperature Humidity Index) đến một số chỉ tiêu sinh lý, của bò lai F1, F2, HF nuôi tại Ba Vì trong mùa hè.
5. Lê Xuân Cương (1993). Đánh giá đặc điểm sinh sản, sức sản xuất thịt sữa của giống bò địa phương và bò lai đang nuôi tại miền Nam - Việt Nam. Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. tr. 9-10.
6. Vũ Chí Cương, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Quốc Đạt, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Xuân Trạch và Nguyễn Xuân Hòa (2006) Kết quả chọn lọc bò cái lai 3/4 và 7/8 HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4000 lít sữa/chu kỳ. Tóm tắt báo cáo khoa học 2004, Viện Chăn nuôi, Hà Nội 6/2005, tr 7-8.
7. Chung Anh Dũng, Hồ Quế Anh, Nguyễn Huy Tuấn, Nguyễn Văn Phá, Dương Nguyên Khang, Phan Văn Kiểm, Tăng Xuân Lưu và Cù Hữu Phú (2013). Nghiên cứu bệnh sinh sản, viêm vú bò sữa và xác định biện pháp phòng trị, Kết quả nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn những năm đầu thế kỉ 21. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
8. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh (2002). Giáo trình sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Thanh Dương, Hoàng Kim Giao và Lưu Công Khánh (1995). Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò; Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi – Viện Chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr 246-250.
10. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức và Nguyễn Thanh Bình (1998). Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (HolsteinFriesian x Lai Sind) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học. Viện Chăn nuôi. tr.16 - 18.
11. Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2006). Khả năng sinh sản và sản xuất của bò Holstein Frisian thuần nhập nội nuôi ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. tr 12-16.
12. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
13. Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Nguyễn Quốc Đạt, Lê Văn Ngọc, Ngô Đình Tân, Đinh Văn Cải, Lê Văn Thông và Lê Bá Quế (2007). Một số tính trạng sinh trưởng, phát triển, chất lượng tinh và tỷ lệ phối có chửa của bò đực lai hướng sữa 3/4 và 7/8 HF.
14. Nguyễn Thị Hoa (2007). Đánh giá thực trạng Phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An giai đoạn 2001-2007. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
15. Phan Văn Kiểm, Đào Đức Thà, Trinh Quang Phong, Đỗ Hữu Hoan, Trịnh Văn Thân, Nguyễn Thị Hòa, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Quý Quỳnh Hoa và Tăng Xuân Lưu (2006). Xác định hàm lượng progesterone ở bò lai hướng sữa bằng kỹ thuật miễn dịch Enzyme (ELISA). Tạp chí khoa học kỹ thuật Chăn nuôi số 5(87). tr. 16-19. 16. Trần Thị Loan, Nguyễn Văn Thanh, Đặng Thị Dương, Khuất Thị Thu Hà và
Nguyễn Văn Thinh (2012). Đánh giá khả năng sinh sản và ứng dụng một số hormone hướng sinh dục nâng cao năng suất sinh sản trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Nội.
17. Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Văn Đức, Trần Sơn Hà, Nguyễn Hùng Sơn và Trần Hữu Hùng (2007). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò HF nhập nội tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi. Phần Di truyền giống gia súc vật nuôi. tr. 38-46.
18. Tăng Xuân Lưu (1999). Đánh giá một số đặc điểm của bò lai hướng sữa tại Ba Vì – Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
19. Tăng Xuân Lưu (2005). Một số vấn đề sinh sản ở bò sữa và phương pháp phòng trị, Viện chăn nuôi.
20. Tăng Xuân Lưu, Lê Trọng Lạp, Ngô Đình Tân, Vương Tuấn Thực, Nguyễn Quốc Toản, Vũ Chí Cương và Nguyễn Văn Niêm (2004). Kết quả chọn tạo đàn bò cái 3/4 và 7/8 HF hạt nhân đạt sản lượng sữa trên 4000 kg/chu kỳ tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Hà Tây.
21. Tăng Xuân Lưu (2005). Một số vấn đề sinh sản ở bò sữa và phương pháp phòng trị, Viện chăn nuôi.
22. Nguyễn Kim Ninh (1994). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho sữa của bò lai F1 Holstein Friesian x Lai Sind nuôi tại Ba Vì. Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.
23. Nguyễn Kim Ninh và Bạch Đăng Phong (1994) Giáo trình bệnh sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Vũ Văn Nội, Trần Trọng Thêm, Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hùng Sơn, Trần Sơn Hà, Ngô Đình Tân và Lê Thu Hà (2007). Xác định khả năng sinh trưởng, sinh sản, sản xuất sữa của bò lai hướng sữa 75% HF cố định ở thế hệ thứ nhất.
25. Trịnh Quang Phong và Đào Đức Thà (1993). Một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sinh sản bò. Hội thảo thức ăn bổ sung – sinh sản và thụ tinh nhân tao. Bộ Nông nghiệp và CNTP – Viện Chăn nuôi.
26. Nguyễn Ngọc Tấn, Bùi Ngọc Hùng, Phạm Văn QUyến, Đoàn Đức Vũ, Giang Visal (2014). Thực trạng về tình hình sinh sản của bò sữa khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi.
27. Trần Trọng Thêm (1986). Một số đặc điểm về khả năng sản xuất của các nhóm bò Lai Sind với bò sữa gốc Hà Lan. Luận án Phó tiến sĩ nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
28. Nguyễn Văn Thưởng và Trần Doãn Hối (1992). Đặc điểm di truyền bò lai hướng sưa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Chăn Nuôi (1985-1990) Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 88-93.
29. Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch và Lê Văn Ban (1991), Giáo trình chăn nuôi trâu bò. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội.
30. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004). Nuôi vỗ béo bê Lai Sind bằng rơm có bổ sung cỏ xanh, urê, bã bia và cho uống dầu lạc. Tạp chí Chăn nuôi. Số 12/2004. tr. 18-20.
31. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2007). Giáo trình chăn nuôi trâu bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. tr. 217 – 218. 32. Nguyễn Thị Ước (1996). Nghiên cứu gây rụng trứng nhiều và gây rụng trứng đồng
pha trong cấy phôi bò. Luận án Phó Tiến Sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
II. Tài liệu Tiếng Anh:
33. Agarwal S.K., R.L. Shanker, Dhoble and S.K. Gupta (1987). Synchronisation of oestrus and fertility with PGF2 alpha cosbred cattle, Indian J. Anim. Sci vol 54. pp. 292-293.
34. Athur G. H (1964). Wrights Veterinary obsterics. The Williams and Wilkins Company.
35. Barr. A. M. and S. E. Hashim (1968). Field investigation of causes of infertility in buffaloes anf cattle. Sharkia province in U. A. R Zuchthyg vol 3. pp. 206 – 209. 36. Bor T.C., Dhople, S.K. Guptaand N. Baishya (1986). Some observation on
response to PGF2 alpha analogue in suboestrus crossbred heifers in tropical climate,Indian J. Anim. Sci 1986.
37. Bush W and lusky, K (1985); Clinicell trials with PG F2 Alpha analogue (Oestroplan SPOFA) for synchronizing oestrus in cattle, Animal. Bread Abstr. 38. Busse T. (1995). Investigation on diffirent factors affecting embryo recovery
fromsuperovulated cows. Freien univessitat Berlin.
39. Bierschwal B. J., R.G. Elmore, E. M. Brown, Youngquist (USA) (1980) Pathology of the ovary Disorders and the influence of ovarian abnormalities on the endometrium including theapentical aspesct cow. In 9th International Congress on Animal Reproduction and Artificial Insemination – Spain – Madrid Publication. 40. Cooper M.J. and B.J.A. Furr (1976). The use of prostagladins in the control of the
bovine oestrous cycle, In: L.E.A. rowson (Ed.), Egg transfer in cattle, OBE, FRCVS, FRS, Directorate general for Agriculture. pp. 249-265.
41. Dochi O., K. Konishi, K. Imai, M. Tomizawa, H. Okuchi, M. Okada, Y. Doto and H. Takakura (1998). Effect of Syncro-Mate B implants (SMB) on embryo production by repeated superovulation in Japanese black cattle, Animal - Science and Technology (Japan), vol 69(4). pp. 370-375.
42. Louis T.M., H.D. Haf and D.A. Morrow (1972). Estrus and ovulation after PGF2α in cows, J.Anim Sci. vol 35. pp. 274-248.
43. Martiner M.F., J.P. Kastelic, G.P. Adams and R.J. Mapletoft (2001). The use of GnRH or estradiol to facilitate fixed-time insemination in an MGA based synchronization regimen in beef cattle, Anim. Reprod. Sci. vol 67. pp. 221-229.
44. Mialot J.P., G. Laumonnier, C. Ponsart, H. Fauxpoint, E. Barassin, A.A. Ponter and Deletang (1999). Postpartum subestrus in dairy cow: Comparison of treatment with Prostaglandin F2 alpha or GnRH + Prostaglandin F2 alpha + GnRH, Theriogenology. vol 52. pp. 901-911.
45. Sato K., J. Mori, H. Masudaaud,T. Kahashi, S. Kudo, M. Kobayashi, N. Saito, S. Yamada, S. Hanatate, T. Misumoto, T. Abe, H. Takemoto and T. Yanai (1992a). Artificial insemination manual for cattle, Japan- Japan internation cooperation agency.
46. Settergreen. I (1986). Cause of infertility in femal reproduction system. Technical Management A. I. Programmes. Sweish University of Agricutural Sciences. Uppsala Sweden.
47. Tervit H.R., L.E.A. Rowson and A.L. Brand (1973). Sychronization of oestrus in cattle using a protaglandin F2 alpha analogue- 1973, ICI 79939, J. Report, Fert. vol 34. 48. Valheim J. (1996). A field study on the effect of an intravaginal hormone -