Ảnh hưởng của lứa đẻ đến chức năng buồng trứng bò sữa sau khi đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng PGF2α khắc phục rối loạn sinh sản ở đàn bò lai hướng sữa tại ba vì hà nội (Trang 50 - 51)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.5. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến chức năng buồng trứng bò sữa sau khi đẻ

Những bò đẻ lứa 1-2 thường có biểu hiện động dục rõ ràng và tỷ lệ mang thai cao. Trong khi đó, những bò đẻ nhiều từ lứa 3 trở lên thường có khả năng mang thai thấp, thường phải thụ tinh nhiều lần mới mang thai. Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của bò, chúng tôi tiến hành theo dõi trạng thái của buồng trứng theo từng lứa đẻ. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến hoạt động của buồng trứng Trạng thái buồng trứng Trạng thái buồng trứng

Lứa đẻ Thiểu năng buồng trứng U nang buồng trứng Thể vàng tồn lưu Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ %

1 7 14,29b 7 11,86c 16 15,09b 2 7 14,29b 11 18,64b 24 22,64a 3 11 22,45a 11 18,64b 21 19,81ab 4 11 22,45a 16 27,12a 25 23,58a 5 13 26,52a 14 23,74a 20 18,88ab Tổng số 49 100 59 100 106 100

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có mang những chữ cái khác nhau là khác nhau với P<0,05.

Nghiên cứu theo dõi 214 bò cái sinh sản từ lứa thứ nhất đến lứa đẻ thứ 5, kết quả cho thấy những bò đẻ lứa 1-2 thường mắc các bệnh trên buồng trứng thấp hơn (thiểu năng buồng trứng 14,29%, u nang buồng trứng 11,86%, thể vàng tồn lưu 15,09%), sự sai khác là có ý nghĩa ở mức P<0,05.

Đối với bệnh u nang buồng trứng, sự tăng cao ở những bò có số lứa đẻ nhiều là do năng suất sữa tăng, người chăn nuôi tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sự tiết chế hormone FSH, LH dẫn đến u nang buồng trứng.

Từ lứa đẻ thứ 2-5 bò mắc bệnh thể vàng tồn lưu tăng dần và giảm ở lứa thứ 5. Hiện tượng bệnh thể vàng tồn lưu tăng dần theo lứa đẻ rất có thể do bò mang thai nhiều lần nên trương lực cơ tử cung giảm, bò đẻ khó nên thường bị can thiệp mạnh trong lúc đẻ, thậm chí cả người nuôi bò cũng tự ý giúp bò đẻ nhưng vệ sinh không đúng phương pháp dẫn tới bò bị viêm tử cung sau khi đẻ, làm ảnh hưởng

đến sự phân tiết PG ở tử cung, yếu tố làm tiêu biến thể vàng, dẫn tới thể vàng tồn lưu trên buồng trứng và dẫn đến bò không có biểu hiện động dục (theo bảng 4.5 và biểu đồ 4.5). 0 5 10 15 20 25 30

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

Thiểu năng buồng trứng U nang buồng trứng Thể vàng tồn lưu

Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến hoạt động của buồng trứng Theo Tăng Xuân Lưu (2015), tỷ lệ bò bị thể vàng tồn lưu cũng tăng dần từ Theo Tăng Xuân Lưu (2015), tỷ lệ bò bị thể vàng tồn lưu cũng tăng dần từ lứa 2 (18,18%) đến lứa 6 (18,18%) sau đó giảm dần. Trong khi đó hiện tượng thiểu năng buồng trứng có xu hướng tăng dần, lứa 2 (7,35%) đến lứa 6 (17,64%).

Từ kết quả trên và những nghiên cứu trước chúng tôi nhận thấy rằng lứa đẻ của bò đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động của buồng trứng. Bò có số lứa đẻ càng nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao và ngược lại, với bò cái tơ cũng không tránh được việc mắc bệnh trên buồng trứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng PGF2α khắc phục rối loạn sinh sản ở đàn bò lai hướng sữa tại ba vì hà nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)