Điều trị bện hu nang buồng trứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng PGF2α khắc phục rối loạn sinh sản ở đàn bò lai hướng sữa tại ba vì hà nội (Trang 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Sử dụng hormone nhằm nâng cao khả năng sinh sản

4.2.2. Điều trị bện hu nang buồng trứng

U nang buồng trứng là hiện tượng những nang trứng không rụng và lưu lại lâu trên buồng trứng. Chúng có kích thước trên 2,5cm. Bò bị u nang vẫn có biểu hiện động dục thường xuyên, liên tục không theo chu kỳ. Khám qua trực tràng thấy hai buồng trứng to hơn bình thường (bằng quả trứng gà đẻ so), nếu sờ trên bề mặt buồng trứng thấy có u nang cảm giác mềm, dễ vỡ và có vách ngăn không rõ ràng thì đó là u nang nang trứng. U nang thể vàng thường có 1 u nang với vách dày hơn so với vách của u nang nang trứng, sờ mềm nhưng khó vỡ hơn. Những bò bị u nang nang trứng thường có chu kỳ không ổn định, bất thường và thời gian động dục kéo dài. Với 59 bò được kết luận là u nang buồng trứng (bảng 4.2), chúng tôi tiến hành điều trị bằng GnRH với liều 100µg và sau 7 ngày tiêm PGF2α, kết hợp thụt rửa than sừng tử cung bằng dung dịch Iodin 0,1%. Theo dõi trong 1 tuần, nếu thấy động dục thì tiến hành phối giống bằng thụ tinh nhân tạo. Sau đó khám hai vào ngày 45 sau thụ tinh. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng

Chỉ tiêu Kết quả điều trị

Tổng số bò bị u nang buồng trứng n (con) 59

Bò động dục n (con) 52

Tỷ lệ (%) 88,14

Có chửa n (con) 37

Trên tổng số 59 bò bệnh u nang buồng trứng, sau khi tiêm GnRH đến ngày thứ 5 thì có 4 bò có biểu hiện động dục (trước khi tiêm PGF2α). Số bò còn lại được tiêm PGF2α vào ngày thứ 7 và theo dõi trong 1 tuần thấy có thêm 48 bò biểu hiện động dục và được thụ tinh nhân tạo. Kết quả thu được là 52 bò động dục, tỷ lệ 88,14%, sau 45 ngày khám thai kết luận có 37 bò chửa, đạt 71,15%.

Theo tác giả Nguyễn Thị Ước (1996), gây động dục đồng pha cho bò bằng phương pháp phối hợp giữa hai mũi tiêm PGF2α và một mũi tiêm PMSG cho tỷ lệ bò rụng trứng so với tổng bò gây động dục đồng pha đạt 81% ở bò Lai Sind, 90% ở bò sữa. Phan Văn Kiểm và cs. (2006) sử dụng GnRH điều trị bệnh u nang buồng trứng cho kết quả 57,14% động dục sau khi chẩn đoán bằng phương pháp progesterone. Trần Thị Loan và cs. (2012) sử dụng GnRH và PGF2α hoặc vòng CIDR kết hợp PGF2α điều trị bò u nang buồng trứng cho kết quả 83,33% bò động dục và 80% bò có chửa sau khi phối giống.

Kết quả điều trị của chúng tôi có khác hơn so với kết quả của các tác giả là do chúng tôi sử dụng GnRH và PG mà không sử dụng vòng CIDR cũng như PMSG và kết quả ở 1 kỳ phối giống đạt cao. Theo chúng tôi khi bò bị u nang buồng trứng tức là sự phát triển nang trứng bởi lượng FSH cao mà lượng LH lại quá thấp không đủ cho nang trứng thành thục dẫn đến chín và rụng. Khi tiêm GnRH đã làm tăng tiết đồng thời hai loại hormone FSH và LH, lượng GnRH, lượng GnRH đã kích thích tuyến yên tiết FSH làm các noãn nang phát triển và tiết LH có tác dụng làm vỡ nang trứng gây rụng trứng ở biểu hiện động dục ngay sau đó. Mặc dù vậy, nếu nang trứng phát triển mà trên buồng trứng vẫn có thể vàng tồn tại (hàm lương progesterone trong máu vẫn còn cao bởi các tế bào hạt trên buồng trứng) thì đến ngày thứ 7 tiêm PGF2α làm thể vàng tiêu biến, uyến yên không bị ức chế sự phân tiết FSH và LH. Sự thức tỉnh tuyến yên do GnRH nên việc giải phóng FSH và LH ngay sau đó 2-3 ngày bò mới biểu hiện động dục và tiến hành thụ tinh nhân tạo. Mặt khác chúng ta biết rằng khi bò bị u nang buồng trứng đã làm cho chu kỳ ngắn lại, thời gian động dục kéo dài, sự tăng tiết dịch nhầy tử cung lớn. Chính sự tăng tiết dịch nhầy làm cho sự nhiễm khuẩn tăng dẫn đến viêm tử cung dạng cata hoặc nội mạc tử cung, sự viêm này làm ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của hợp tử sau khi bò được thụ tinhlaf lớn. Do đó ngoài việc sử dụng GnRH, PG điều trị u nang buồng trứng thì việc kết hợp thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng đã mang lại hiệu quả cao.

Theo tác giả Tăng Xuân Lưu (2015), khi điều trị bò bị u nang buồng trứng trên đàn bò nuôi tại Ba Vì cho kết quả bò động dục 88,57% và bò có chửa là 71,42%. 4.2.3. Kết quả sử dụng PGF2α khắc phục tình trạng thể vàng tồn lưu

Thể vàng tồn lưu là thể vàng không bị thoái hóa, làm chu kỳ động dục không được biểu hiện, làm tăng tiết progesterone. Nguyên nhân có thể là do một rối loạn nào đó trong tử cung như viêm, bọc mủ, dịch nhầy trong tử cung, thai chết lưu, thai gỗ… Khi khám dùng ngón tay cái xoa nhẹ trên bề mặt buồng trứng cảm thấy có một khối (bằng hạt ngô, đậu tương, củ lạc hoặc to hơn) nhô lên khỏi bề mặt buồng trứng, cứng, có chân đế, ranh giới giữa thể vàng và bề mặt buồng trứng rõ. Khi định lượng progesterone trong sữa đều cho kết quả lớn hơn 5ng/ml. Xác định chắc chắn là thể vàng tồn lưu trên buồng trứng, chúng tôi tiến hành điều trị bằng PGF2α với 3 lô thí nghiệm khác nhau (liều tiêm tương ứng là 20;25;30mg/con).

Từ kết quả trên cho ta thấy: trong tổng số điều tra 751 bò thì có 235 bò bị bệnh buồng trứng tương ứng có 106 bò bị thể vàng tồn lưu với tỷ lệ 45,1%.

Từ những bò bị thể vàng tồn lưu trên, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sử dụng sản phẩm Lutalye do công ty Pfizer A nimal Health sản xuất và được phân phối bởi công ty thuốc thú y Agrovet. Thuốc có thành phần chính là kích dục tố Prostagladin F2α, có tác dụng làm tiêu thể vàng trên gia súc.

 Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu với lô thí nghiệm 1 với 2 lần tiêm, liều 20mg/con.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu lô thí nghiệm 1 LÔ 1 LÔ 1

Lần điều trị PGF2α

Số bò xử lý

Động dục Mang thai Không mang thai

Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Lần 1 32/32 17 53,13 12 70,59 5 29,41 Lần 2 15/32 8 53,33 5 62,50 3 37,50 Tổng số 32 25 78,13 17 68,00 8 32,00

Từ số liệu ở bảng trên chúng tôi thấy rằng, trong số 32 bò được tiêm PGF2α thì tỷ lệ bò có biểu hiện động dục là 17 con đạt 53,13%. Sau đó bò được theo dõi và phối giống (thụ tinh nhân tạo) , 45 ngày sau tiến hành kiểm tra thấy 12 bò mang thai đạt tỷ lệ 70,59%. Trong số 15 bò không động dục được tiến hành tiêm

PGF2α lần 2 cùng liều lượng thấy 8 bò động dục đạt tỷ lệ 53,33%, sau đó có 5 bò mang thai chiếm tỷ lệ 62,50%. Nhìn chung sau khi kết thúc 2 lần tiêm PGF2α điều trị bò thể vàng tồn lưu cho kết quả 25 bò động dục đạt tỷ lệ 78,13%, tỷ lệ mang thai của bò sau khi phối giống là 68,00% với 17 con mang thai. Khi bò bị thể vàng tồn lưu, trong máu luôn có hàm lượng progesterone cao, hormone này ức chế hoạt động của FSH và LH làm cho bò không có biểu hiện động dục. Khi sử dụng PGF2α, mạch quản nuôi thể vàng co lại dẫn đến tiêu biến thể vàng, giảm progesterone trong máu, tạo điều kiện cho FSH và LH tăng tiết, trứng phát triển, chín và rụng dẫn đến bò có biểu hiện động dục.

 Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu với lô thí nghiệm 2 với 2 lần tiêm, liều 25mg/con.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu lô thí nghiệm 2 LÔ 2 LÔ 2

Lần điều trị PGF2α

Số bò xử lý

Động dục Mang thai Không mang thai

Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Lần 1 32/32 21 65,63 16 76,19 5 23,81 Lần 2 11/32 9 81,82 5 55,56 4 44,44 Tổng số 32 30 93,75 21 70,00 9 30,00

Kết quả bảng trên cho thấy, trong số 32 bò được tiêm PGF2α thì tỷ lệ bò có biểu hiện động dục là 21 con đạt 65,63%. Sau đó bò được theo dõi và phối giống (thụ tinh nhân tạo) , 45 ngày sau tiến hành kiểm tra thấy 16 bò mang thai đạt tỷ lệ 76,19%. Trong số 11 bò không động dục được tiến hành tiêm PGF2α lần 2 cùng liều lượng thấy 9 bò động dục đạt tỷ lệ 81,82% và có 5 bò mang thai chiếm tỷ lệ 55,56%. Nhìn chung sau khi kết thúc 2 lần tiêm PGF2α điều trị bò thể vàng tồn lưu cho kết quả 30 bò động dục đạt tỷ lệ 93,75%, tỷ lệ mang thai của bò sau khi phối giống là 70,00% với 21 con mang thai.

 Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu với lô thí nghiệm 3 với 2 lần tiêm, liều 30mg/con.

Từ bảng 4.10 cho thấy, trong số 32 bò được tiêm PGF2α thì tỷ lệ bò có biểu hiện động dục là 21 con đạt 65,63%. Sau đó bò được theo dõi và phối giống (thụ tinh nhân tạo) , 45 ngày sau tiến hành kiểm tra thấy 17 bò mang thai đạt tỷ lệ 80,95%. Trong số 11 bò không động dục được tiến hành tiêm PGF2α lần 2 cùng liều lượng thấy có 10 bò động dục đạt tỷ lệ 90,90% và có 8 bò mang thai chiếm

80,00%. Nhìn chung sau khi kết thúc 2 lần tiêm PGF2α điều trị bò bị bệnh thể vàng tồn lưu cho kết quả 31 bò động dục đạt tỷ lệ 96,86%, tỷ lệ mang thai của bò sau khi phối giống là 80,65% tương ứng 25 con mang thai.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu lô thí nghiệm 3 LÔ 3 LÔ 3 Lần điều trị PGF2α Số bò xử lý

Động dục Mang thai Không mang thai

Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Lần 1 32/32 21 65,63 17 80,95 4 19,05 Lần 2 11/32 10 90,90 8 80,00 2 20,00 Tổng số 32 31 96,88 25 80,65 6 19,35

ProstaglandinF2α do niêm mạc tử cung của bò tiết ra. Hàm lượng ProstaglandinF2α trong máu bò đạt cao nhất vào ngày 17-18 của chu kỳ. Tác dụng cơ bản của ProstaglandinF2α là phân giải thể vàng được sinh ra từ lần rụng trứng của chu kỳ động dục trước đó để thiết lập chu kỳ động dục mới. Nếu lượng hormone này không được tiết đủ để phá hủy thể vàng trên buồng trứng thì thể vàng vẫn tồn tại dẫn đến việc bò không động dục. Do đó việc chúng tôi đưa ra phương pháp tiêm thử nghiệm PGF2α với 3 lô khác nhau với liều lượng khác nhau để xác định liều lượng PGF2α phù hợp nhằm khắc phục tình trạng tồn lưu thể vàng trên đàn bò lai hướng sữa giúp người chăn nuôi bò sữa phát triển hiệu quả và bền vững hơn.

Bảng 4.11. Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu trên bò với 1 lần tiêm PGF2α Lô thí nghiệm Số Lô thí nghiệm Số

con

Liều tiêm (mg)

Số bò động dục (con) Số bò mang thai (con) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò(con) Tỷ lệ (%) Lô 1 32 20 17 53,13b 12 70,59 Lô 2 32 25 21 65,63a 16 76,19 Lô 3 32 30 21 65,63a 17 80,95

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác ở mức P< 0,05

Từ bảng 4.11 chúng tôi thấy rằng, lô thí nghiệm 2 với liều tiêm 25mg/con đạt hiệu quả cao nhất với tỷ lệ 65,63%, sự sai khác là có ý nghĩa (P<0,05). Mặc dù lô 3 cũng cho kết quả tốt nhưng xét về hiệu quả kinh tế khi sử dụng thuốc là không cao, do chi phí đầu vào cao hơn.

Theo Tăng Xuân Lưu (2015), kết thúc 2 lần điều trị trên bò thể vàng tồn lưu bằng PGF2α có số bò động dục và mang thai lần lượt là 90,90% và 80,00%.

Theo Hoàng Kim Giao và cs. (1997), sử dụng PGF2α gây động dục đồng loạt trên bò bị tồn lưu thể vàng ở giai đoạn 5-14 ngày cho kết quả động dục 71,43% (bò lai Sind) và 78,87% (bò lai hướng sữa). Theo Nguyễn Tấn Anh và cs. (1995), sử dụng PGF2α cho bò lai Sind chậm sinh đạt tỷ lệ động dục 85,18%, tỷ lệ thụ thai đạt 65,21%. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997) cho biết sử dụng PGF2α trên bò lai hướng sữa tại Hà Nội đạt tỷ lệ động dục 82,00%, tỷ lệ thu thai 64,00%. 0 5 10 15 20 25

Lô 1 Lô 2 Lô 3

Động dục Mang thai Không mang thai

Biểu đồ 4.7. Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu trên bò với 1 lần tiêm PGF2α Nguyễn Kim Ninh (1994), nghiên cứu trên bò lai hướng sữa F1 cho tỷ lệ Nguyễn Kim Ninh (1994), nghiên cứu trên bò lai hướng sữa F1 cho tỷ lệ động dục 81,5% và phối giống có chửa là 77,4%.

Tăng Xuân Lưu và cs. (2003) khi nghiên cứu sử dụng PGF2α bằng hai phác đồ điều trị: có kết hợp thụt rửa Iodine và không thụt rửa Iodine trước khi tiêm PGF2α trên đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì cho biết tỷ lệ động dục của 2 nhóm bò là 100% và 88,9% và tỷ lệ thụ thai sau 2 lần phối giống là 79,41% và 65%.

Theo Cao Viết Dương (2011), khi thử nghiệm 3 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung và khả năng sinh sản của đàn bò nuôi ở Nghệ An cho thấy phác đồ 3 (tiêm Lutalyze 25mg/con, một lần, thụt rửa tử cung 500ml dung dịch Lugol 0,1%; dùng Amocylin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày 1 lần, kết hợp điều trị toàn than bằng ADE, B.complex. Liệu trình 3-5 ngày) có tỷ lệ bò động dục 100%, phối giống có chửa 88,87%.

Lutalyze có thành phần chính là PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp tống hết dịch viêm ra ngoài, đồng thời PGF2α có tác dụng làm nhanh chóng

hồi phục cơ tử cung. Ngoài ra PGF2α còn có tác dụng phá vỡ thể vàng kích thích nang trứng phát triển làm cho gia súc cái động dục trở lại.

Như vậy kết quả của chúng tôi khi tiến hành tiêm PGF2α với 1 lần tiêm giải quyết vấn đề tồn lưu thể vàng trên bò tại Ba Vì Hà Nội là có sự khác biệt, tuy nhiên sự sai khác này cũng không đáng kể.

Bảng 4.12. Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu trên bò với cả 2 lần tiêm PGF2α Lô thí Lô thí nghiệm Số con Liều tiêm (mg)

Số bò động dục (con) Số bò mang thai (con) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Số bò (con) Tỷ lệ (%) Lô 1 32 20 25 78,13c 17 68,00 Lô 2 32 25 30 93,75b 21 70,00 Lô 3 32 30 31 96,88a 25 80,65

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là sai khác ở mức P= 0,000 < 0,05

0 5 10 15 20 25 30 35

Lô 1 Lô 2 Lô 3

Động dục Mang thai không mang thai

Biểu đồ 4.8. Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu trên bò với 2 lần tiêm PGF2α Kết quả của 2 lần tiêm cho ta thấy rõ lô 1 có 25 bò động dục với tỷ lệ Kết quả của 2 lần tiêm cho ta thấy rõ lô 1 có 25 bò động dục với tỷ lệ 78,13%, lô 2 có 30 bò động dục đạt 93,75%, lô 3 đạt tỷ lệ cao nhất 96,88%. Khi bò bị thể vàng tồn lưu thì trong máu luôn có hàm lượng progesterone cao, chính hormone này ức chế hoạt động của FSH và LH làm bò không biểu hiện động dục và cũng không rụng trứng. Do vậy, sử dụng PGF2α là để làm co mạch quản nuôi thể vàng và làm tiêu biến thể vàng, giảm progesterone trong máu, tạo điều kiện cho FSH và LH tăng tiết làm trứng phát triển, chín và rụng trứng dẫn đến bò có biểu hiện động dục.

Theo Thái Khắc Thanh (2008), khả năng gây động dục của PGF2α khi tiêm 2 liều cách nhau 11 ngày đối với bò F1 và F2 đạt tỷ lệ động dục tương ứng

33,33% (tiêm lúc 48-72h); 66,67% (tiêm lúc 72-96h) và 40%% (tiêm lúc 48- 72h); 60% (tiêm lúc 72-96h).

Theo tác giả Bush et al. (1985), dùng chất tương tự của (PGF2α) tiêm cho bò tơ 2 lần với khoảng cách 11 ngày sau khi tiêm lần thứ 2: 60 giờ đã có 87,2% bò động dục. Theo Nguyễn Tấn Anh và cs. (1995) khi dùng PGF2α cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng PGF2α khắc phục rối loạn sinh sản ở đàn bò lai hướng sữa tại ba vì hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)