ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1 Tính mớ

Một phần của tài liệu SKKN đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca cách mạng việt nam 1930 1945 (ngữ văn 11 tập 2) nhằm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh (Trang 50 - 53)

II.1. Tính mới

Trong 45 phút của tiết học giáo viên có thể phân bố thời gian cho hoạt động khởi động 5 phút, hoạt động hình thành kiến thức 25 phút, hoạt động luyện tập 10 phút, hoạt động vận dụng, củng cố dặn dò 5 phút. Tuy nhiên tùy lượng kiến thức của từng bài mà giáo viên có thể giảm thời gian của hoạt động hình thành kiến thức để tăng thêm thời gian cho hoạt động luyện tập. Sự linh hoạt trong việc sử dụng thời gian như thế có ý nghĩa quan trọng để giáo viên tổ chức luyện tập, tăng cường rèn kĩ năng, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh đạt được kết quả cao hơn.

II.1.2. Phát huy tối đa hoạt động của học sinh

- Tất cả các phương pháp dạy học cũng như phương tiện dạy học đều tập trung vào việc tăng cường khả năng hoạt động của học sinh.

+ Tăng cường hoạt động độc lập của từng cá nhân.

+ Tăng cường hoạt động theo nhóm, nâng cao khả năng hợp tác giữa các cá nhân phát huy tổng lực tri thức tập thể.

+ Tạo cơ hội cho các em hoạt động tự do (khơng theo nhóm, dưới sự giám sát quản lí của giáo viên) trong quá trình lĩnh hội tri thức giúp hình thành nên tính cách năng động, sự thích ứng nhanh trong cơng việc.

II.1.3. Chú trọng giáo dục bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh

Ngoài việc giờ học phải đáp ứng đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, phẩm chất, giáo

viên đã tăng cường bồi dưỡng phẩm chất năng lực cho học sinh. Đó chính là ưu điểm của hoạt động luyện tập.

Ở đề tài này, việc đa dạng hóa hoạt động luyện tập nhằm bồi dưỡng phẩm chất năng lực cho học sinh được tổ chức bài bản, khoa học. Đó là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn hài hòa giữa việc trang bị kiến thức, kĩ năng đọc - hiểu văn bản thơ ca cách mạng với giáo dục đạo đức tư tưởng kĩ năng sống tích cực.

Hình thành cho các em ý thức tự rèn luyện mình, tạo nên nếp nghĩ cũng như có những hành động đúng chuẩn mực. Đồng thời phát huy được vai trị của bản thân trong việc giúp người khác có ý thức bồi dưỡng phẩm chất, năng lực.

II.2. Tính khoa học

II.2.1. Đề tài được hình thành dựa trên cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận

Thực tiễn hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca cách mạng có nhiều vấn đề cần quan tâm. Phần đông giáo viên và học sinh khi thực hiện hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả dạy và học chưa cao, phương pháp để thực hiện các hoạt động lên lớp còn một số vướng mắc.

Về cơ sở lí luận: Đó là sự tiếp thu và vận dụng phương pháp dạy học mới, quan điểm giáo dục mới vào bài học để phát huy tối đa năng lực, ý thức học tập của học sinh cũng như vai trò tổ chức hoạt động của giáo viên. Sự kết hợp giữa cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận như thế đã tạo nên tính thuyết phục, tính khoa học của đề tài. Đồng thời dựa vào cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận để thực hiện Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong

dạy học thơ ca cách mạng 1930 – 1945(Ngữ văn 11, tập 2) nhằm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh từ đó đưa ra những yêu cầu cũng như những giải pháp để giáo

viên và học sinh trao đổi nhận thức vấn đề, vận dụng vào việc dạy và học cụ thể. Yêu cầu đầu tiên khi đọc - hiểu văn bản thơ ca cách mạng 1930 - 1945 cần có những cơ sở khoa học nào. Mục đích của các hoạt động dạy-học (đặc biệt là hoạt động luyên tập) được thầy và trò xác định và thực hiện như thế nào. Việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản, bồi dưỡng phẩm chất năng lực, rèn kĩ năng sống tích cực nhằm phát triển con người một cách toàn diện đã được tiến hành ra sao. Tất cả đều được thiết kế một cách cụ thể trong kế hoạch dạy học

II.2.2. Những phương pháp luận đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài

- Phương pháp luận nghiên cứu về chuyên ngành Ngữ văn. - Phương pháp luận nghiên cứu về chuyên ngành Văn hóa học - Phương pháp luận nghiên cứu về chuyên ngành Tâm lí học. Tất cả những vấn đề trên là cơ sở để tạo nên tính khoa học của đề tài.

II.3. Hiệu quả của đề tài

Một phần của tài liệu SKKN đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca cách mạng việt nam 1930 1945 (ngữ văn 11 tập 2) nhằm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh (Trang 50 - 53)