Năng suất sinh sản theo loại đực phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) phối với đực duroc và pidu nuôi tại công ty TNHH lợn giống DABACO (Trang 59 - 63)

Chỉ tiêu n LSM D SE n LSM PD SE

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 1344 365,03 0,79 2716 365,48 0,59

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 5017 147,02b 0,40 4623 151,01a 0,40

Số con sơ sinh/ổ (con) 6836 12,36a 0,05 7778 12,17b 0,05

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 6836 11,65a 0,05 7778 11,51b 0,05

Số con để nuôi/ổ (con) 6836 10,52a 0,04 7778 10,43b 0,04

Số con cai sữa/ổ (con) 6836 10,35a 0,04 7778 10,24b 0,05

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 6836 17,12 0,07 7778 17,01 0,07

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 1979 69,93a 1,40 1768 68,27b 1,44

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 6836 1,55b 0,0038 7778 1,56a 0,0040

Khối lượng cai sữa/con (kg) 1979 7,12a 0,12 1768 7,03b 0,12

Số ngày nuôi con (ngày) 6774 24,16 0,04 7724 24,14 0,04

Ghi chú: Các giá trị LSM trên cùng hàng mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 4.4 cho thấy năng suất sinh sản của nái lai phối với đực D và PDchỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ và chỉ tiêu khối lượng sơ sinh khi phối với đực D thấp hơn khi phối đực PD lần lượt là 3,99 ngày và 0,01kg. Các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ số con để nuôi/ổ số con cai sữa/ổ khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con khi dùng đực phối D cao hơn so với dùng đực PD lần lượt là 0,19; 0,14; 0,09; 0,11 con/ổ, 0,11 và 1,66 kg/ổ, 0,09kg/con.

Kết quả nghiên cứu Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) về năng suất sinh sản của lợn nái F1 (YL), F1(LY) phối với đực D và L19 cho thấy phối giống giữa nái F1(YL) và F1(LY) với đực L19 đạt được các chỉ tiêu số con đẻ ra, đẻ ra còn sống, số con để nuôi trong một ổ cao hơn so với đực D. Ngược lại, phối giống giữa nái F1(LY) và F1(YL) với đực D đạt được các chỉ tiêu khối lượng trung bình sơ sinh, cai sữa, khối lượng cả ổ cai sữa, tỷ lệ sống và tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa cao hơn so với đực L19.

Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ và số con cai sữa/ổ qua được biểu hiện dưới đây:

Hình 4.1. So sánh số con sơ sinh/ổ, số con còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ khi được phối bởi đực D và PD

Hình 4.2. Khối lượng cai sữa/ổ được phối bởi đực D và PD phối 4.3.3. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai 4.3.3. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai

Năng suất sinh sản của bốn tổ hợp lai (LY x D), (LY x PD), (YL x D), (YL x PD) được thể hiện qua bảng 4.5 và hình 4.3.

Bảng 4.5. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai

Chỉ tiêu LY x D LY x PD YL x D YL x PD

n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 686 364,61 1,10 1372 364,87 0,81 658 365,44 1,13 1344 366,09 0,82

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 2324 146,84b 0,47 2375 150,98a 0,46 2693 147,18b 0,46 2248 151,02a 0,48 Số con sơ sinh/ổ (con) 3230 12,30ab 0,06 3958 12,19b 0,06 3606 12,42a 0,06 3820 12,16b 0,06 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 3230 11,58ab 0,06 3958 11,52b 0,06 3606 11,73a 0,06 3820 11,50b 0,06 Số con để nuôi/ổ (con) 3230 10,48ab 0,05 3958 10,45ab 0,05 3606 10,57a 0,05 3820 10,41b 0,05

Số con cai sữa/ổ (con) 3230 10,30 0,06 3958 10,23 0,06 3606 10,40 0,05 3820 10,24 0,06

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 3230 17,08 0,09 3958 17,04 0,09 3606 17,16 0,09 3820 16,97 0,09

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 942 69,55ab 1,44 942 68,17b 1,49 1037 70,34a 1,44 826 68,39b 1,49

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 3230 1,56 0,01 3958 1,56 0,01 3606 1,55 0,01 3820 1,56 0,01

Khối lượng cai sữa/con (kg) 942 7,10 0,12 942 7,04 0,12 1037 7,13 0,12 826 7,03 0,12

Số ngày nuôi con (ngày) 3195 24,20 0,05 3932 24,16 0,05 3579 24,12 0,05 3792 24,11 0,05

Qua bảng 4.5 cho thấy khi so sánh các chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu, số con sai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng sơ sinh/ con, khối lượng cai sữa/con, số ngày nuôi con là không khác nhau, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ cao nhất là tổ hợp lai (YL x PD) thấp nhất là tổ hợp lai (YL x D). Các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ cao nhất là tổ hợp lai (YL x D) thấp nhất là tổ hợp lai (YL x PD). Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ cao nhất là tổ hợp lai (YL x D) thấp nhất là tổ hợp lai (LY x PD).

Kết quả nghiên cứu Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) khi so sánh năng suất sinh sản của 4 tổ hợp lai D(LY), D(YL), L19(LY) và L19(YL) cho thấy: Tổ hợp lai L19(YL) đạt được các chỉ tiêu về số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, số con đẻ nuôi và số con cai sữa trong một ổ cao nhất. Tổ hợp lai D(LY) đạt được khối lượng trung bình lợn con sơ sinh, khối lượng trung bình lợn con cai sữa và khối lượng cả ổ cai sữa cao nhất. Khi so sánh năng suất sinh sản của 4 tổ hợp lai D(LY), D(YL), L19(LY) và L19(YL), Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) cho biết: khối lượng sơ sinh/con và khối lượng 21 ngày/con, cao nhất ở tổ hợp lai D(LY) và thấp nhất ở tổ hợp lai L19(YL).

Nghiên cứu của chúng tôi có khác với kết quả của các tác giả nêu trên. Các chỉ tiêu số con sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ của các tổ hợp lai (LY x D), (LY x PD), (YL x D), (YL x PD), được thể hiện ở hình 4.3.

Hình 4.3. Số con sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ của các tổ hợp lai (LY x D), (LY x PD), (YL x D), (YL x PD)

4.3.4. Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ

Năng suất sinh sản của lợn nái không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào lứa đẻ trình bảy trong bảng 4.2. Ở những lứa đẻ khác nhau sẽ cho kết quả về năng suất sinh sản là khác nhau, sự khác nhau về năng suất sinh sản ảnh hưởng bởi lứa đẻ được trình bày trong bảng 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) phối với đực duroc và pidu nuôi tại công ty TNHH lợn giống DABACO (Trang 59 - 63)