Năng suất sinh sản qua hai vụ Đông – Xuân và Hè –Thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) phối với đực duroc và pidu nuôi tại công ty TNHH lợn giống DABACO (Trang 68 - 69)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng

4.3.6. Năng suất sinh sản qua hai vụ Đông – Xuân và Hè –Thu

Kết quả so sánh năng suất sinh sản qua hai vụ Đông – Xuân và Hè – Thu được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Năng suất sinh sản theo mùa vụ

Chỉ tiêu Đông - Xuân Hè - Thu

n LSM SE n LSM SE

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 2335 365,55 0,69 1725 364,96 0,75

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 5605 150,10a 0,39 4035 147,92b 0,43

Số con sơ sinh/ổ (con) 8489 12,37a 0,05 6125 12,17b 0,05

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 8489 11,69a 0,05 6125 11,47b 0,05

Số con để nuôi/ổ (con) 8489 10,48 0,04 6125 10,47 0,04

Số con cai sữa/ổ (con) 8489 10,40a 0,04 6125 10,19b 0,05

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 8489 17,08 0,07 6125 17,05 0,08

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 1463 67,28b 1,43 2284 70,92a 1,41

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 8489 1,54b 0,004 6125 1,57a 0,004

Khối lượng cai sữa/con (kg) 1463 7,02b 0,12 2284 7,13a 0,12

Số ngày nuôi con (ngày) 8454 24,25a 0,04 6044 24,05b 0,04

Ghi chú: Các giá trị LSM trên cùng hàng mang các chữ a, b, c, d khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Từ bảng 4.8 cho thấy các chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng sơ sinh/ổ ở hai vụ Đông – Xuân và Hè – Thu là tương đương nhau, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê P >0,05. Các chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ vụ Đông - Xuân cao hơn vụ Hè Thu sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,0001. Điều này có thể giải thích: vụ Đông – Xuân có thời tiết lạnh và nồm ẩm, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của nái đặc biệt là quá trình nuôi con và lên giống lại sau cai sữa.

Các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ được minh họa bởi hình 4.6.

Kết quả bảng 4.8 ta thấy khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con vụ Đông - Xuân thấp hơn vụ Hè Thu, sự sai khác là có ý nghĩa thống kê P<0,001. Điều này cũng dễ nhận thấy do khả năng thích ứng với tiết thay đổi của lợn nái có giới hạn, kỹ thuật chăm sóc không thay đổi, trong khi

đó số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ vụ Đông – Xuân cao hơn vụ Hè – Thu dẫn đến các chỉ tiêu sinh trưởng thấp hơn.

Hình 4.6. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ qua hai vụ Đông – Xuân và He - Thu

Như vậy đàn nái tỏ ra thích nghi hơn với thời tiết lạnh, mát của vụ Đông – Xuân hơn là thời tiết nóng ẩm của vụ Hè – Thu. Mặt khác, hệ thống chuồng trại khép kín, trang thiết bị hiện đại của Công ty đảm bảo được việc phòng chống rét trong vụ Đông – Xuân tốt hơn là chống nóng trong vụ Hè – Thu. Điều này cũng đặt ra cho công tác quản lý là cần tăng cường các biện pháp chống nóng cho đàn nái, đặc biệt là nái nuôi con trong vụ Hè – Thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) phối với đực duroc và pidu nuôi tại công ty TNHH lợn giống DABACO (Trang 68 - 69)