Năng suất sinh sản theo đực phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) phối với đực duroc và pidu nuôi tại công ty TNHH lợn giống DABACO (Trang 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng

4.3.2. Năng suất sinh sản theo đực phối

Năng suất sinh sản theo đực phối được thể hiện ở bảng 4.4 và các hình 4.1, 4.2. Qua bảng 4.4 cho thấy khi so sánh các chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng sơ sinh/ổ, số ngày nuôi con khi dùng đực D và PD phối thì các chỉ tiêu này không ảnh hưởng bởi đực phối P >0,05 sự khai khác không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.4. Năng suất sinh sản theo loại đực phối

Chỉ tiêu n LSM D SE n LSM PD SE

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 1344 365,03 0,79 2716 365,48 0,59

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 5017 147,02b 0,40 4623 151,01a 0,40

Số con sơ sinh/ổ (con) 6836 12,36a 0,05 7778 12,17b 0,05

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 6836 11,65a 0,05 7778 11,51b 0,05

Số con để nuôi/ổ (con) 6836 10,52a 0,04 7778 10,43b 0,04

Số con cai sữa/ổ (con) 6836 10,35a 0,04 7778 10,24b 0,05

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 6836 17,12 0,07 7778 17,01 0,07

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 1979 69,93a 1,40 1768 68,27b 1,44

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 6836 1,55b 0,0038 7778 1,56a 0,0040

Khối lượng cai sữa/con (kg) 1979 7,12a 0,12 1768 7,03b 0,12

Số ngày nuôi con (ngày) 6774 24,16 0,04 7724 24,14 0,04

Ghi chú: Các giá trị LSM trên cùng hàng mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 4.4 cho thấy năng suất sinh sản của nái lai phối với đực D và PDchỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ và chỉ tiêu khối lượng sơ sinh khi phối với đực D thấp hơn khi phối đực PD lần lượt là 3,99 ngày và 0,01kg. Các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ số con để nuôi/ổ số con cai sữa/ổ khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con khi dùng đực phối D cao hơn so với dùng đực PD lần lượt là 0,19; 0,14; 0,09; 0,11 con/ổ, 0,11 và 1,66 kg/ổ, 0,09kg/con.

Kết quả nghiên cứu Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) về năng suất sinh sản của lợn nái F1 (YL), F1(LY) phối với đực D và L19 cho thấy phối giống giữa nái F1(YL) và F1(LY) với đực L19 đạt được các chỉ tiêu số con đẻ ra, đẻ ra còn sống, số con để nuôi trong một ổ cao hơn so với đực D. Ngược lại, phối giống giữa nái F1(LY) và F1(YL) với đực D đạt được các chỉ tiêu khối lượng trung bình sơ sinh, cai sữa, khối lượng cả ổ cai sữa, tỷ lệ sống và tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa cao hơn so với đực L19.

Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ và số con cai sữa/ổ qua được biểu hiện dưới đây:

Hình 4.1. So sánh số con sơ sinh/ổ, số con còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ khi được phối bởi đực D và PD

Hình 4.2. Khối lượng cai sữa/ổ được phối bởi đực D và PD phối 4.3.3. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai 4.3.3. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai

Năng suất sinh sản của bốn tổ hợp lai (LY x D), (LY x PD), (YL x D), (YL x PD) được thể hiện qua bảng 4.5 và hình 4.3.

Bảng 4.5. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai

Chỉ tiêu LY x D LY x PD YL x D YL x PD

n LSM SE n LSM SE n LSM SE n LSM SE

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 686 364,61 1,10 1372 364,87 0,81 658 365,44 1,13 1344 366,09 0,82

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 2324 146,84b 0,47 2375 150,98a 0,46 2693 147,18b 0,46 2248 151,02a 0,48 Số con sơ sinh/ổ (con) 3230 12,30ab 0,06 3958 12,19b 0,06 3606 12,42a 0,06 3820 12,16b 0,06 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 3230 11,58ab 0,06 3958 11,52b 0,06 3606 11,73a 0,06 3820 11,50b 0,06 Số con để nuôi/ổ (con) 3230 10,48ab 0,05 3958 10,45ab 0,05 3606 10,57a 0,05 3820 10,41b 0,05

Số con cai sữa/ổ (con) 3230 10,30 0,06 3958 10,23 0,06 3606 10,40 0,05 3820 10,24 0,06

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 3230 17,08 0,09 3958 17,04 0,09 3606 17,16 0,09 3820 16,97 0,09

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 942 69,55ab 1,44 942 68,17b 1,49 1037 70,34a 1,44 826 68,39b 1,49

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 3230 1,56 0,01 3958 1,56 0,01 3606 1,55 0,01 3820 1,56 0,01

Khối lượng cai sữa/con (kg) 942 7,10 0,12 942 7,04 0,12 1037 7,13 0,12 826 7,03 0,12

Số ngày nuôi con (ngày) 3195 24,20 0,05 3932 24,16 0,05 3579 24,12 0,05 3792 24,11 0,05

Qua bảng 4.5 cho thấy khi so sánh các chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu, số con sai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng sơ sinh/ con, khối lượng cai sữa/con, số ngày nuôi con là không khác nhau, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ cao nhất là tổ hợp lai (YL x PD) thấp nhất là tổ hợp lai (YL x D). Các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ cao nhất là tổ hợp lai (YL x D) thấp nhất là tổ hợp lai (YL x PD). Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ cao nhất là tổ hợp lai (YL x D) thấp nhất là tổ hợp lai (LY x PD).

Kết quả nghiên cứu Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) khi so sánh năng suất sinh sản của 4 tổ hợp lai D(LY), D(YL), L19(LY) và L19(YL) cho thấy: Tổ hợp lai L19(YL) đạt được các chỉ tiêu về số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, số con đẻ nuôi và số con cai sữa trong một ổ cao nhất. Tổ hợp lai D(LY) đạt được khối lượng trung bình lợn con sơ sinh, khối lượng trung bình lợn con cai sữa và khối lượng cả ổ cai sữa cao nhất. Khi so sánh năng suất sinh sản của 4 tổ hợp lai D(LY), D(YL), L19(LY) và L19(YL), Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) cho biết: khối lượng sơ sinh/con và khối lượng 21 ngày/con, cao nhất ở tổ hợp lai D(LY) và thấp nhất ở tổ hợp lai L19(YL).

Nghiên cứu của chúng tôi có khác với kết quả của các tác giả nêu trên. Các chỉ tiêu số con sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ của các tổ hợp lai (LY x D), (LY x PD), (YL x D), (YL x PD), được thể hiện ở hình 4.3.

Hình 4.3. Số con sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ của các tổ hợp lai (LY x D), (LY x PD), (YL x D), (YL x PD)

4.3.4. Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ

Năng suất sinh sản của lợn nái không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào lứa đẻ trình bảy trong bảng 4.2. Ở những lứa đẻ khác nhau sẽ cho kết quả về năng suất sinh sản là khác nhau, sự khác nhau về năng suất sinh sản ảnh hưởng bởi lứa đẻ được trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ

Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) n 2899 2231 1627 1187 814 882 LSM 152,25a 149,02b 148,46b 148,07b 148,55b 147,73b SE 0,39 0,47 0,52 0,59 0,67 0,66 Số con sơ sinh/ổ (con) n 4081 3189 2234 1782 1293 882 1153 LSM 11,46d 11,90b 12,51ab 12,64a 12,63a 12,55ab 12,18b SE 0,05 0,06 0,07 0,08 0,09 0,11 0,11

Số con sơ sinh sống/ổ (con) n 4081 3189 2234 1782 1293 882 1153 LSM 10,93c 11,55b 11,89a 11,94a 11,92a 11,73a 11,31b SE 0,05 0,06 0,07 0,08 0,09 0,11 0,11 Số con để nuôi /ổ (con) n 4081 3189 2234 1782 1293 882 1153 LSM 10,14c 10,46b 10,72a 10,72a 10,65ab 10,39ab 10,25c SE 0,04 0,05 0,05 0,06 0,07 0,09 0,08

Số con cai sữa /ổ (con)

n 4081 3189 2234 1782 1293 882 1153

LSM 9,82c 10,31b 10,69a 10,66a 10,49abc 10,32cb 9,75cb

SE 0,05 0,05 0,06 0,07 0,09 0,10 0,10

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

n 4081 3189 2234 1782 1293 882 1153

LSM 15,85c 17,17b 17,79a 17,70ab 17,48ab 17,20b 16,27c

SE 0,07 0,09 0,10 0,12 0,14 0,16 0,16

Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

n 871 702 528 424 391 362 469

LSM 69,55ab 71,83a 70,04a 68,00b 68,46b 69,01abc 66,81bc

SE 1,40 1,50 1,53 1,57 1,59 1,61 1,56

Khối lượng sơ sinh/con (kg)

n 4081 3189 2234 1782 1293 882 1153

LSM 1,52c 1,59a 1,58ab 1,56b 1,55b 1,55bc 1,53bc

SE 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01

Khối lượng cai sữa/con (kg) n 871 702 528 424 391 362 469 LSM 7,02b 7,25a 7,16ab 7,05ab 6,98ab 7,07ab 6,99b SE 0,12 0,12 0,13 0,13 0,13 0,13 0,13 Số ngày nuôi con (ngày) n 4054 3169 2417 1763 1281 871 943 LSM 24,61a 24,36b 24,16c 23,92d 23,92cd 24,1bd 23,95cd SE 0,04 0,05 0,05 0,06 0,07 0,09 0,08

Ghi chú: Trong cùng một chỉ tiêu, giá trị thứ 1, 2 và 3 lần lượt là LSM, SE và n; các giá trị LSM cùng hàng mang các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005) theo dõi trên đàn nái L, Y thuần và nái F1(LY) , F1(YL) qua 4 lứa đẻ cho biết, hầu hết các chỉ tiêu năng suất sinh sản đều tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4.

Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy khoảng cách lứa đẻ. Cao nhất lứa 1 sang lứa 2 và giảm từ lứa 3 và giữ ổn định các lứa 3, 4, 5, 6, 7.

Các chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ được thể hiện ở hình 4.4.

Hình 4.4. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ qua các lứa đẻ

Kết quả từ hình 4.4 số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi qua các lứa đẻ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 6, đạt cao nhất là lứa 4 bắt đầu giảm từ lứa 7.

Kết quả của Từ Quang Hiển và cs. (2005) theo dõi sinh sản trên nái Y, L và F1(YL) qua 8 lứa đẻ cho thấy các chỉ tiêu số lượng lợn con sơ sinh trung bình/lứa theo dõi đều tăng dần từ lứa 1 đến lứa 6 sau đó giảm dần ở lứa 7 và lứa 8.

Số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 4, ở lứa đẻ thứ 8 trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin,1998). Như vậy kết quả theo dõi của chúng tôi là phù hợp với quy luật biến thiên qua các lứa đẻ tăng dần từ lứa thứ nhất và tương đối ổn định ở mức cao ở các lứa 4, 5, 6.

Theo Dan and Summer (1995), số con trong ổ tăng dần từ lứa thứ 1 đến lứa 4 và lứa 5 sau đó giảm dần từ lứa thứ 6.

Phùng Thị Vân và cs. (2000) cho rằng, số con đẻ ra/ổ tăng dần từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4 và 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 10. Điều này có thể là do tỷ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ 2, cao nhất ở lứa 4, 5 sau đó giảm dần. Như vậy, kết quả của theo dõi này là phù hợp với quy luật sinh sản bình thường của lợn nái.

Nghiên cứu của Hamann et al. (2004) cho biết: chỉ tiêu số con còn sống/ổ tăng dần theo lứa đẻ, ở lợn nái L lứa 1 là 9,77 con/ổ, từ lứa 2 đến lứa 10 trung bình là 10,51 con/ổ; ở lợn nái P lứa 1 là 9,21 con/ổ, từ lứa 2- lứa 10 trung bình là 9,82 con/ổ.

Kết quả từ hình 4.4 cho thấy số con còn sống để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ qua các lứa đẻ là tăng dần từ lứ 1 đến lứa 3, cao nhất lứa 3 giảm dần từ lứa 4, 5, 6, 7.

Nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005) theo dõi trên đàn nái L, Y thuần và nái F1(LY) , F1(YL) qua 4 lứa đẻ cho biết, hầu hết các chỉ tiêu năng suất sinh sản đều tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4.

Kết quả nghiên cứu Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho thấy, số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, số con cai sữa/ổ ở lứa 1 luôn thấp nhất, sau đó tăng dần từ lứa 2 đến lứa 5, lứa đẻ thứ 6 có xu hướng giảm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của tác giả đã nghiên cứu.

Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ qua các lứa đẻ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5 sau đó giảm dần từ lứa 6. khối lượng cai sữa/ổ qua các lứa đẻ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 2, khối lượng sơ sinh/con qua các lứa đẻ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 2, 3 sau đó giảm dần từ lứa 4. khối lượng cai sữa/con qua các lứa đẻ tăng từ lứa 1 lên lứa 2 và giữa ổn định đến lứa 6, bắt đầu giảm từ lứa 7. Số ngày nuôi con qua các lứa đẻ cao nhất là lứa 1.

Kết quả nghiên cứu Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho thấy khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa toàn ổ hoặc trung bình của từng lợn con đều có giá trị thấp nhất ở lứa 1, lứa 2 đến lứa 4 tăng dần, đạt cao ở lứa đẻ thứ 5, ổn định hoặc giảm ở lứa 6.

Trương Hữu Dũng và cs. (2004) theo dõi trên tổ hợp lai D(LY) và D(YL) từ lứa 1 đến lứa 3 cho biết khối lượng toàn ổ khi sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi của D(LY) đều tăng dần từ lứa 1 tới lứa 3.

4.3.5. Năng suất sinh sản qua các năm

Năng suất sinh sản của lợn nái bố mẹ qua các năm từ 2011 tới 2015 được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Năng suất sinh sản theo năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) LSM n 365,03 365,62 453 1016 364,36 903 365,14 366,11 868 820

SE 1,38 0,92 1,11 1,01 1,04 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) n 126 1317 2306 3182 2709 LSM 142,82c 151,92a 150,26ab 150,89a 149,17b SE 1,53 0,51 0,42 0,30 0,33

Số con sơ sinh/ổ (con) LSM n 11,33595 d 12,122447 c 12,513541 b 12,654270 ab 12,743761 a

SE 0,14 0,07 0,06 0,05 0,05

Số con sơ sinh sống/ổ (con)

n 595 2447 3541 4270 3761

LSM 10,75e 11,35d 11,70c 11,97b 12,16a

SE 0,13 0,07 0,06 0,05 0,05

Số con để nuôi/ổ (con) LSM n 9,98595 d 10,392447 c 11,103541 a 10,894270 b 10,823761 b

SE 0,10 0,05 0,05 0,04 0,04

Số con cai sữa/ổ (con) LSM n 9,79595 c 10,282447 b 10,273541 b 10,504270 a 10,623761 a

SE 0,13 0,07 0,06 0,05 0,05

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

n 595 2447 3541 4270 3761

LSM 15,76d 16,75c 16,91c 17,56b 18,35a

SE 0,20 0,10 0,09 0,07 0,08

Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

n 95 0 0 16 3636

LSM 59,42b 0 0 70,60a 77,28a

SE 1,70 0 0 3,80 0,27

Khối lượng sơ sinh/con (kg)

n 595 2447 3541 4270 3761

LSM 1,54b 1,57ab 1,53bc 1,55b 1,59a

SE 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01

Khối lượng cai sữa/con (kg)

n 95 0 0 16 3636

LSM 6,36c 0 0 7,05b 7,80a

SE 0,14 0 0 0,31 0,02

Số ngày nuôi con (ngày)

n 593 2428 3537 4258 3682

LSM 23,25d 24,33b 23,19d 24,15c 25,82a

SE 0,11 0,05 0,05 0,04 0,04

Ghi chú: Các giá trị LSM trên cùng hàng mang các chữ a, b, c, d, e khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu qua các năm sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê P>0,05. Nguyên nhân là do Công ty áp dụng kỹ thuật ấn định các điều kiện phối giống đồng loạt qua các năm không thay đổi, đặc biệt là tuổi bắt đầu phối giống đều áp dụng như nhau, thêm vào đó, thời gian nuôi con cũng không có nhiều thay đổi do vậy chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu không ảnh hưởng qua các năm.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: khoảng cách lứa đẻ qua các năm là khác nhau thể hiện cao nhất là năm 2012 tiếp đến là năm 2014 tiếp đến là năm 2013 sau đó là năm 2015 và thấp nhất là năm 2011.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu đều tăng năm sau cao hơn năm trước, và đạt cao nhất là năm 2015 trừ chỉ tiêu số con còn sống để nuôi cao nhất là năm 2013.

Qua đây, ta thấy năng suất sinh sản qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này thể hiện sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty luôn được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất sinh sản của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) phối với đực duroc và pidu nuôi tại công ty TNHH lợn giống DABACO (Trang 59)