Thực trạng hoạt động giáo dục nghề phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 29 - 39)

2. Cơ sở thực tiễn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục nghề phổ thông hiện nay

Chương trình giáo dục THPT, hoạt động giáo dục nghề phổ thông thuộc chương trình bắt buộc ở lớp 11, bao gồm 11 nghề và được học xuyên suốt trong năm học, với tổng thời lượng 105 tiết.

Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực giáo viên, nên các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An thường chỉ dạy một số nghề, gồm: Nghề làm vườn, nghề trồng rừng, điện dân dụng, tin học văn phòng... Ngoài những nghề nằm trong danh mục quy định của Bộ, địa phương được đề xuất nghề phù hợp với địa phương, nhằm định hướng nghề nghiệp cho các em. Ở các trường THPT trung du miền núi hầu như các trường chỉ cho học sinh đăng ký học nghề làm vườn, điện dân dụng, tin học văn phòng. Sau khi kết thúc chương trình lớp 11, học sinh nào đủ yêu cầu thì được đăng ký thi để cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông và được cộng điểm ưu tiên xét tốt

nghiệp THPT.

Có thể nói, định hướng của Bộ GD&ĐT là phù hợp, song khi triển khai vào thực tế thì bộc lộ nhiều bất cập. Các trường chủ yếu cho học sinh học những nghề có giáo viên kiêm nhiệm có thể dạy được. Học tin học văn phòng do giáo viên tin của trường phụ trách, nghề làm vườn do giáo viên môn sinh - công nghệ sinh học phụ trách và điện dân dụng do giáo viên vật lý - công nghệ vật lý phụ trách. Mặc dù

trường cho học sinh đăng ký nguyện vọng ngay từ đầu năm học, nhưng rồi cũng chỉ dạy 2-3 nghề, nên công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh là quá hạn hẹp.

Trong khi đó, mục đích chính của học sinh là học nghề để cộng điểm xét tốt nghiệp. Những học sinh học thi nghề đạt loại giỏi được cộng 2 điểm, khá cộng 1,5 điểm, trung bình cộng 1 điểm. Thực tế, kết quả thi chứng chỉ nghề, tỷ lệ học sinh đạt kết quả giỏi chiếm hơn 90%, nhưng việc vận dụng hay xác định nghề nghiệp của các em sau khi học nghề vẫn chưa rõ ràng.

Nhìn chung, chất lượng dạy nghề phổ thông chưa phản ánh đúng mức năng lực học nghề của học sinh. Tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi cao hơn so với khả năng. Có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc dạy, học nghề phổ thông của học sinh.

Thứ nhất, công tác quản lý hoạt động dạy nghề và cơ sở vật chất ở các trường phổ thông. Một số trường công tác quản lý rất chặt chẽ, giáo viên dạy bắt buộc phải lập kế hoạch giảng dạy, hồ sơ, giáo án đầy đủ. Chương trình, thời lượng được đảm bảo, dạy đúng, dạy đủ theo hướng dẫn của sở GD&ĐT. Ngoài ra cán bộ quản lý rất tạo điều kiện cho giáo viên, quan tâm đến chất lượng, tạo điều kiện về kinh phí dạy học. Xây dựng các nội dung chi tiết cho hoạt động dạy nghề phổ thông. Bên cạnh đó rất nhiều trường công tác quản lý hoạt động dạy nghề còn rất lỏng lẻo, để cho giáo viên “tự biên, tự diễn”, dạy không đủ chương trình, không đủ số tiết…Các trường dành phần lớn thời gian cho vấn đề học thêm, ít quan tâm đến hoạt động dạy nghề.

Thứ hai, đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các trường phổ thông hầu như không có giáo viên chuyên trách, chỉ là giáo viên kiêm nhiệm, giảng dạy hời hợt, hình thức, đối phó.

Thứ ba, thái độ học tập của học sinh. Học sinh không quan tâm đến kết quả của môn nghề, chỉ đi học điểm danh đủ số buổi, số tiết. Học sinh chỉ quan tâm đến việc thi nghề để được cộng điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT nên có thái độ chểnh mảng, không quan tâm, hời hợt, coi thường.

Khảo sát hứng thú học nghề và năng lực lao động của học sinh ở trường THPT Thanh Chương 3. (phỏng vấn học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm)

Đáp án A B C Tổng

Số lượng 252 0 28 280

Tỉ lệ 90% 0% 10% 100%

Câu 2. Em có hứng thú với các tiết thực hành nghề phổ thông không?

A. Rất hứng thú. B. Không quan tâm. C. Không hứng thú. D. Cũng một phần hứng thú Kết quả Đáp án A B C D Tổng Số lượng 0 18 228 22 280 Tỉ lệ 0% 6.43% 85,71% 7,86% 100%

Câu 3. Em đã bao giờ làm đất trồng rau chưa?

A. Thường xuyên làm B. Thỉnh thoảng làm. C. Chưa bao giờ làm.

Kết quả

Đáp án A B C Tổng

Số lượng 12 31 237 280

Tỉ lệ 4,29% 11,07% 84,64% 100%

Câu 4. Em có biết quy trình trồng cây ăn quả không?

A. Biết rất rõ. B. Biết một ít.

C. Không chắc chắn lắm. D. Không biết.

Kết quả

Đáp án A B C D Tổng

Tỉ lệ 1,86% 6,07% 7,5% 84,57% 100%

Câu 5. Sau khi học xong nghề làm vườn, em có biết quy trình làm đất và quy

trình trồng rau không?

A. Biết rất rõ. B. Biết một ít.

C. Không chắc chắn lắm. D. Không biết.

Kết quả

Đáp án A B C D Tổng

Số lượng 8 42 82 148 280

Tỉ lệ 2,86% 15% 29,29% 52,85% 100%

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 29 - 39)

w