Truyền cảm hứng, đam mê

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 42 - 45)

II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

2. Truyền cảm hứng, đam mê

Đối với môn nghề làm vườn là môn học gắn liền với nông nghiệp, gắn liền với lao động chân tay mất nhiều sức lực nên đa số mọi người kể cả học sinh không hứng thú học và lựa chọn nghề này.

Ngay từ khi còn là những mầm non trong Tổ chức Đội Thiến niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các em học sinh đã được giáo dục rằng:

“Học tập tốt, lao động tốt”

(Trích 5 điều Bác Hồ dạy) Chúng ta đều có thể thấy được rằng, từ rất lâu, các nhà trường dù ở cấp nào đi nữa ngoài rèn luyện đạo đức, cung cấp tri thức cho học sinh thì một yếu tố rất quan trọng đó là luôn coi lao động là việc làm cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh.

Ngoài học lý thuyết nghề phổ thông học sinh còn phải thực hiện được các tiết thực hành thông qua lao động. Chỉ thông qua lao động nghiêm túc thì mới tạo ra sản phẩm ưng ý. Khi đã tạo ra sản phẩm tốt học sinh sẽ yêu thích, hứng thú hơn. Sự quan

tâm chỉ đạo của nhà trường, sự nhiệt huyết của giáo viên là động lực lớn kích thích và truyền cảm hứng, đam mê cho học sinh, qua đó giáo dục toàn diện cho học sinh, rèn luyện đức tính cần cù, tỷ mỉ, chăm chỉ, yêu lao động chân tay ở học sinh.

Thế nhưng, học nghề phổ thông, các buổi lao động của học sinh THPT gần đây lại không được chú trọng một cách đúng mức, thậm chí còn bị coi nhẹ ở một số trường học. Áp lực học tập và thi cử đôi khi trở thành “cái cớ” mà thầy cô và học sinh viện ra để né tránh, cắt xén thời gian dành cho môn nghề phổ thông và hoạt động lao động. Tư tưởng học nghề để được cộng điểm khuyến khích, đi lao động cho có đã “ăn sâu, bám rễ” trong tư tưởng của học sinh khiến cho những hoạt động này vốn dĩ đã không nhiều lại ngày càng ít đi. Đó là thực trạng đáng lo ngại trong thực tế hiện nay ở nhiều trường THPT, dấy lên mối nguy hiểm tiềm ẩn: học sinh mất dần ý thức – kĩ năng lao động và tự lao động, cũng chính là khiếm khuyết một phần kĩ năng sống cần thiết cho thế hệ tương lai.

Bởi vậy, chúng ta cần nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động dạy nghề và hoạt động lao động trong nhà trường nói chung và lao động của học sinh THPT nói riêng.

Đối với nhà trường, trong dạy nghề thực hiện các tiết thực hành thông qua lao động từ phía học sinh không chỉ tạo ra khuôn viên “xanh - sạch - đẹp” mà còn tạo ra một không gian học tập thân thiện, ý nghĩa, giàu giá trị giáo dục và giá trị nhân văn. Việc giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt lao động còn góp một phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, hoàn thiện kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho học sinh đặc biệt là học sinh THPT một hành trang đầy đủ, vững chắc cho tương lai.

Nhưng trên hết, lao động có ý nghĩa trực tiếp và đặc biệt đối với chính bản thân học sinh. Như đã đề cập ở trên, lao động sẽ giúp học sinh rèn luyện ý thức - kĩ năng cho chính mình để có thể tự lo liệu cho bản thân trong tương lai, ngoài ra, đóng góp nhiều hơn cho công việc xã hội, bởi ngoài kiến thức sách vở thì rất nhiều hoạt động cần đến kĩ năng lao động chân tay, con đường đi đến thành công luôn cần đến sự toàn diện, phong phú về mặt kĩ năng. Việc lao động cũng hình thành ở học sinh tình yêu

với lao động, từ đó biết trân trọng công sức của người khác và của bản thân, hiểu được rằng “Lao động là vinh quang”, không ngại khó ngại khổ. Chỉ có như vậy, học sinh mới dám dấn thân và kiên trì trên con đường lập nghiệp, xây dựng tương lai cho nước nhà. Ngoài ra, lao động còn có những ý nghĩa dù nhỏ nhưng rất thiết thực như giải tỏa căng thẳng cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, tạo cơ hội để học sinh tự tôn tạo và chăm sóc cho môi trường sinh hoạt, học tập xung quanh mình,…

Và hơn ai hết, giáo viên là người truyền cảm hứng, đam mê cho học sinh. Không chỉ là người trực tiếp, hướng dẫn học sinh, giáo viên còn là người tạo phong trào lao động thiết thực, ý nghĩa, tạo ra sự hào hứng sôi nổi trong các tiết thực hành, để học sinh thêm hứng thú, yêu thích môn nghề làm vườn và yêu thích lao động một cách tự giác, thường xuyên, thậm chí, trở thành một tấm gương điển hình trong học tập, lao động để học sinh học tập và noi theo. Giáo viên phải tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, tạo ra môi trường thân thiện. Giáo viên có phương pháp phù hợp kích thích, động viên học sinh làm việc tích cực, tự giác.

(Truyền cảm hứng, đam mê cho học sinh trước, trong và sau mỗi buổi thực hành lao động)

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 42 - 45)

w