2. Cơ sở thực tiễn
2.4. Một số hạn chế, nhược điểm ảnh hưởng
Hiện nay thời gian dành cho vấn đề lao động trong trường THPT còn ít. Chúng ta quan niệm “trường học là nơi học kiến thức sách vở” chưa chú trọng công tác lao động. Học sinh chủ yếu chỉ biết học, nhồi nhét kiến thức sách vở, học chính khoá, học thêm, học lò ôn luyện vào ngày nghỉ, thậm chí cả buối tối. Ngày chủ nhật Đoàn thanh niên phát động chủ nhật xanh nhưng một số học sinh bận học không tham gia hoặc tham gia rất hời hợt. Hoạt động dạy nghề làm vườn gắn liền với hoạt động lao đông sản xuất, các em học sinh hầu như không nắm được quy trình sản xuất như: làm đất, ươm giống, chiết cành, ghép cành, trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa và cây cảnh…
Công tác quản lý, chỉ đạo, giảng dạy của giáo viên chưa đầy đủ mang tính chất hình thức, đối phó, xem thường. Công tác quản lý, chỉ đạo, rèn luyện năng lực lao động của giáo viên còn chưa sát sao, cụ thể. Nhiều giáo viên coi nhẹ các buổi lao động của học sinh, chỉ giao công việc cho học sinh không hướng đẫn chi tiết cụ thể.
Người lớn chưa coi trọng các sản phẩm do học sinh lao động làm ra. Người lớn chỉ coi công việc lao động của học sinh là “làm cho có” vậy thôi. Họ chỉ coi những buổi lao động của học sinh chủ yếu là đi dạo chơi. Quan điểm “nhất quỷ nhì ma, thứ
ba học trò” nên những buổi lao động của học sinh không được người lớn đánh giá cao.
Nhận thức sai từ gia đình, hầu hết các gia đình hiện nay đều có kinh tế khá giả. Các bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến vấn đề học tập của con mình, chưa quan tâm thoả đáng đến những năng lực cần có ở mỗi cá nhân. Họ yêu cầu con em mình học thật giỏi đỗ đạt vào các trường đại học tốp một, không cần quan tâm con họ có thể làm được gì.
Ở các trường THPT cũng như giáo viên chủ nhiệm quản lý lao động chưa thực sự sáng tạo, tạo ra sự hứng khởi, đam mê trong các buổi lao động. Chưa tạo động lực để các em hứng thú tìm giải pháp phát sinh trong lao động.