Nâng cao hiệu quả trong học tập, lao động

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 50 - 54)

II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

5. Nâng cao hiệu quả trong học tập, lao động

“Học đi đôi với hành”, “Thực hành là thước đo chân lý”. Trong bộ môn nghề phổ thông đa số các tiết học là thực hành và thông qua lao động chân tay. Học nghề với mục đích học sinh biết được một nghề khi ra trường, phải thành thạo nghề khi đi vào thực tiễn sản xuất. Thế nhưng, trong học nghề đa phần học sinh chỉ học đối phó. Các em chưa tự giác học tập, chưa có động cơ học tập đúng đắn và quyết tâm học tập cao. Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên còn hạn chế, lười suy nghĩ, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Một số học sinh còn đi học không đầy đủ, thất thường, còn ham chơi hay la cà quán xá, tụ tập bạn bè. Học sinh chưa có những

giảng có sẵn. Trong lao động thì lười biếng, ỷ lại, dựa giẫm…Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong học tập, lao động? Giáo viên là người có tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập, lao động của học sinh. Vì thế giáo viên cần có hướng dạy học phù hợp nhất đối với môn học. Giáo viên cần phân chia học sinh thành nhóm nhỏ, tạo cảm hứng, đam mê, không nên gò bó, ép buộc. Từ đó học sinh sẽ có tính tự giác cao hơn.

Hiệu quả đạt được ở học sinh thông qua hoạt động lao động đó là hình thành niềm tin trong tâm hồn học sinh rằng các em sẽ cảm nhận được lao động là vinh quang, là tự hào, là trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống. Điều đó sẽ kích thích nhiều hơn nữa ý chí của các em.

Để các buổi thực hành lao động đạt kết quả cao nhất và hơn hết là rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua các buổi hoạt động lao động. Giúp các em có những trải nghiệm thú vị trong lao động tập thể. Chúng ta cần có giải pháp giáo dục hợp lý.

- Trước hết là khuyến khích, khích lệ, tạo hứng thú, tạo môi trường cởi mở thân thiện.

- Nâng cao nhận thức, kĩ năng, năng lực lao động của học sinh thông qua lao động nhóm.

- Xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết, cụ thể.

- Bố trí lao động phù hợp ví dụ, trong dự án trồng hoa hoặc trồng rau, việc bón phân chuồng cho hoa, rau thì bố trí cho học sinh gia đình làm nông nghiệp.

- Tăng cường quản lý, giám sát.

- Làm tốt công tác đánh giá kết quả. Làm tốt công tác này sẽ tạo sự tin tưởng từ học sinh đối với tổ chức Đoàn.

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w