II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG
3. Giáo dục học sinh về văn hoá ứng xử
Giáo dục văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho học sinh có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh.
Trước hết là tạo văn hoá ứng xử với bạn bè. Trong mỗi lớp học thường được phân chia thành các tổ, nhóm. Các buổi lao động tập thể hoặc trong các buổi thực hành nghề phổ thông, có sự tham gia của nhiều lớp, mỗi lớp chia nhỏ công việc cho từng nhóm, tổ. BCH Đoàn trường sẽ tạo ra sự thi đua giữa các lớp. Trong lớp, giáo viên giảng dạy tạo ra sự thi đua giữa các nhóm tổ. Chỉ tạo ra sự thi đua chứ không tạo ra sự ganh đua. Trên thực tế các buổi lao động, các buổi thực hành mà tôi quan sát, thường có hiện tượng lớp này hoặc nhóm này đưa thiếu hoặc đưa không đúng dụng cụ thì sẽ đi “cướp” dụng cụ ở lớp khác, nhóm tổ khác gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Giáo viên cần tạo ra tập thể thân thiện, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Vấn đề về giờ giấc. Khác với các buổi học, khi vào học có hiệu lệnh. Các buổi lao động thì chỉ căn dặn học sinh có mặt vào lúc mấy giờ. Nên xảy ra hiện tượng học sinh đến muộn, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc. Phải giáo dục học sinh luôn luôn phải đúng giờ hạn chế vấn đề đi muộn, tuyệt đối không được để người khác, tập thể phải chờ một cá nhân. Trong khi làm việc thì dùng ngôn ngữ giao tiếp phù hợp. Vấn đề này nên lấy ví dụ cụ thể minh hoạ, hoặc lấy các ví dụ ở các công ty nước ngoài.
(Học sinh thực hành chiết cành)
Tạo sức mạnh về tinh thần, ý chí, quyết tâm của từng cá nhân và cả tập thể. Khối lượng công việc được giao trong các buổi lao động hoặc hoạt động thực hành sẽ là thử thách về ý chí, quyết tâm và năng lực của từng cá nhân và cả tập thể lớp cũng như toàn trường. Thông qua hoạt động rèn luyện cho các em về tinh thần, ý chí, tâm lý không bao giờ bỏ cuộc.
Thông qua hoạt động thực hành nghề làm vườn và hoạt động lao động giáo dục cho học sinh thái độ làm việc tích cực, nhiệt tình, gương mẫu, không ngại khó khăn, gian khổ. Tránh tâm lý lười biếng, ỷ lại tập thể, dựa dẫm, ăn bám từ đó sinh ra thói ích kỉ, coi thường lao động chân tay. Trong công việc, rèn luyện học sinh luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó.