Tổ chức hoạt động lao động, thực hành trải nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 54 - 56)

II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

6. Tổ chức hoạt động lao động, thực hành trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường luôn được BGH nhà trường quan tâm đặc biệt và đây cũng là việc làm thường xuyên trong kế hoạch hoạt động của Đoàn trường và một phần trong các tiết học thực hành nghề làm vườn. Cùng với các hoạt động trải nghiệm khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hành trình về nguồn, hoạt động tham quan mô hình…thì hoạt động lao động sản xuất cũng được BGH và Đoàn trường quan tâm đặc biệt.

Trong những năm qua hoạt động lao động trải nghiệm do Đoàn trường phát động tổ chức thu hút rất nhiều học sinh tham gia và hưởng ứng rất nhiệt tình như: dự án trồng hoa cúc, bán hoa gây quỹ Đoàn, dự án trồng rau cung cấp cho bếp ăn công đoàn của trường, tham quan khu sản xuất. Đây là những sản phẩm được làm ra trong các tiết học thực hành bộ môn nghề làm vườn của học sinh.

Bằng các hoạt động lao động trải nghiệm ngoài giờ, Đoàn trường hướng dẫn học sinh cải tạo bãi đất hoang. Những buổi phát dọn cỏ dại, thu dọn gạch đá vụn, rác thải đồng thời cuốc xới, bón phân hữu cơ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BCH Đoàn trường, khu đất hoang gần 700m2 trở thành vườn hoa đẹp. Vườn hoa làm vừa làm đẹp cho khuôn viên của nhà trường, vừa là nơi cho học sinh thêm yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn cảnh quan nhà trường và hơn hết vườn hoa phục vụ rất nhiều cho mỗi dịp lễ hội, trồng hoa số lượng lớn đã góp một phần không nhỏ vào việc tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền mua hoa cho nhà trường. Không dừng lại ở đó, hoa do học sinh trồng và chăm sóc còn được các em đem đi bán trên địa bàn lân cận. Hình ảnh học sinh Thanh Chương 3 với những giỏ hoa tươi. Theo sự phân công của Đoàn trường, người cắt hoa, người gói, người vận chuyển, người bán, phục vụ trong các dịp lễ tết. Sau khi thu hoạch hoa Đoàn trường chuyển sang trồng rau cung cấp rau sạch cho nhà ăn của trường. Khu đất trống đó bây giờ trở thành vườn thực hành của bộ môn nghề làm vườn.

Nhằm giúp học sinh biết được khả năng của mình, có thái độ đúng đắn trước những vấn đề thực tiễn, tự tin bước vào cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về những

mình, Đoàn trường đã tổ chức cho học sinh tham gia các buổi lao động trải nghiệm thực tế.

Với mô hình “một ngày làm nông dân”, hay các buổi lao động trong các tiết thực hành nghề làm vườn học sinh tự trồng và chăm sóc vườn rau, trồng hoa, chăm sóc hoa, thu hoạch sản phẩm, và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra những buổi lao động như bắt ốc bươu vàng giúp bà con nông dân, nấu cháo và phát cháo miễn phí tại bệnh viện, làm thuỷ lợi giao thông nội đồng…Thông qua các buổi lao động trải nghiệm học sinh được hòa mình vào thiên nhiên, học sinh sẽ hình thành tư duy thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực ứng xử và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống phong phú, đa dạng, từ đó, học sinh sẽ ngày càng tự tin, phát triển toàn diện hơn.

Vườn hoa của Đoàn trường không chỉ mang ý nghĩa của cái đẹp, của sự cố gắng hay mang ý nghĩa kinh tế. Nhìn ngắm những bông hoa, ta nhận thức được bài học về ý thức biết trân trọng sức lao động, trân quý những đồng tiền do bản thân làm ra cũng như bố mẹ giành cho chúng ta. Đó cũng là cách Đoàn trường Thanh Chương 3 đã và đang giáo dục học sinh của mình phẩm chất hướng thiện, quý trọng sức lao động từ những điều nhỏ bé nhất.

Từ thực tiễn của hoạt động lao động, các học sinh có thể nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa học đi đôi với hành, hoạt động sản xuất quyết định sự phát triển xã hội. Biết cách tự mình làm ra sản phẩm, trân trọng sản phẩm mình làm ra.

Trong các hoạt động thực hành nghề phổ thông và hoạt động lao động học sinh sẽ thu hoạch được rất nhiều năng lực như: năng lực nhận biết thế giới xung quanh mình, tìm hiểu thông tin, năng lực làm việc nhóm, xử lý vấn đề, quan sát, năng lực lao động… để từ đó hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán chi tiết trong công việc và năng lực bố trí công việc phù hợp.

Thông qua hoạt động nhằm giúp các em tìm hiểu về việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh; đồng thời bồi dưỡng một số năng lực thực

tiễn, phẩm chất, nhân cách, bước đầu phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh. Cung cấp những năng lực cơ bản cho học sinh khi đi vào thực tiễn sản xuất.

(Hình ảnh học sinh lao động trải nghiệm tại vườn sản xuất dưa lưới xã Thanh Tiên)

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w