Tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình hình, lối sống của học sinh

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 40 - 42)

II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

1. Tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình hình, lối sống của học sinh

Mỗi học sinh có năng lực tiếp thu bài học khác nhau, có năng lực, kỹ năng khác nhau trong lao động. Có những học sinh học các môn văn hóa rất giỏi, tiếp thu phần lý thuyết rất tốt, nhưng khi bắt tay vào làm thực hành thì không hiệu quả, hoặc hiệu quả rất thấp. Khả năng tiếp thu bài học, năng lực lao động, tính cách ảnh hửng rất lớn đến sự thành công của hoạt động dạy nghề và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

(Một buổi lao động vệ sinh – phân loại rác thải)

Mỗi học sinh với cá tính, phong cách, thái độ, đặc điểm, hoàn cảnh gia đình, năng lực khác nhau. Môi trường sống tác động không nhỏ đến tư duy, thái độ, cách

nhìn của học sinh về nhiều khía cạnh. Môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử, năng lực lao động, thái độ làm việc của từng cá nhân.

Với chúng tôi, là những giáo viên dạy bộ môn nghề làm vườn nhiều năm, cũng là những cán bộ Đoàn phụ trách các vấn đề văn nghệ, thể dục, thể thao, xung kích tình nguyện, nên từ đầu năm học tôi quan tâm, tìm hiểu trước hết đến tâm lý học trò, sở thích, đam mê, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ. Tìm hiểu về vấn đề sức khoẻ, năng lực của học sinh để có sự chia nhóm và bố trí công việc, dụng cụ thực hành phù hợp với từng học sinh.

Đoàn trường cùng với giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh cá biệt, lười nhác, hay ỷ lại, tị nạnh với bạn bè trong công việc, trong học tập, những học sinh có sức khoẻ không tốt, học sinh có hạn chế về mặt lao động chân tay.

Tìm hiểu về nơi ở của học sinh, những học sinh ở trọ, học sinh nhà xa trường, những học sinh cùng xã, cùng xóm để lập nhóm và bố trí công việc, dụng cụ hợp lý.

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động” (Trang 40 - 42)

w