0
Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 (Trang 44 -44 )

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Đề tài đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tiễn tại trường THPT Yên Thành 3. Một số khảo sát cho thấy việc ứng dụng những giải pháp trên đã mang lại hiệu quả cao đối với việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh của nhà trường.

Trên thực tế, những giải pháp này có thể áp dụng tại bất cứ một trường THPT nào trên địa bàn. Bởi những giải pháp đã đề ra phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của tất cả các em học sinh. Đề tài có tính thực tiễn cao nên việc nhân rộng những giải pháp trên để trở thành mô hình phát triển văn hóa đọc cho học sinh trong các trường phổ thông là một điều khả thi.

Trong điều kiện đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng cho học sinh trường THPT, đề tài đã đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới này. Thông qua những giải pháp đã nêu ở đề tài, học sinh được học tập, rèn luyện và trải nghiệm. Những điều đó sẽ giúp hình thành năng lực, phẩm chất tốt đẹp, nhân văn đối với học sinh.

2. KIẾN NGHỊ

Sau khi đã triển khai và nhận thấy rõ các ưu điểm của đề tài, chúng tơi xin có một số kiến nghị như sau:

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, kính đề nghị trong những năm học tiếp theo, lãnh đạo Sở và các phịng chun mơn tiếp tục chỉ đạo tồn ngành thực hiện tốt các hoạt động phát triển văn hóa đọc. Tăng cường thêm cơng tác kiểm tra, ghi nhận những đơn vị làm tốt, biểu dương khen thưởng đồng thời nhân rộng mơ hình để các cơ sở giáo dục khác học tập. Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cần tổ chức các cuộc hội thảo dành cho cán bộ giáo viên và học sinh để góp phần thúc đẩy việc phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường THPT.

Các CBGV nhà trường phải ln ln có tinh thần tự giác và ý thức tích cực trong việc hỗ trợ các tiểu ban hồn thành cơng việc của mình. Đặc biệt, mỗi giáo viên cần trở thành tuyên truyền viên giúp các em học sinh nhận ra rõ được những điểm tích cực trong văn hóa đọc để định hướng cho các em những điều đúng đắn, có ý nghĩa.

Đối với các em học sinh, những đối tượng chủ chốt của việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, cần phải có ý thức, thái độ đúng đắn đối với việc đọc sách. Từ đó, các em hình thành những thói quen tốt, tránh xa những điều vơ bổ, độc hại trên các mạng internet khác.

Ngoài ra, phụ huynh học sinh cùng những cơ quan, tổ chức khác phải phối hợp với nhà trường để cùng giúp con em mình trong việc hình thành lối sống tích cực, chuẩn mực. Trong các hoạt động giáo dục và trải nghiệm, phụ huynh phải ủng hộ nhà trường để con em có cơ hội được học tập, rèn luyện một cách tốt nhất./.

Yên Thành, ngày 15 tháng 04 năm 2022

Nhóm tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Một số công văn của Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An 2. Thư viện Quốc gia điện tử https://thuvienquocgia.vn/

3. Hội thảo ”Văn hóa đọc – thực trạng và giải pháp” thành phố Hồ Chí Minh (năm 2010).

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH

Kết quả khảo sát 70 HS thông qua phiếu đo độ hứng thú, nhận thức

Các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Sự hứng thú đối việc đọc sách/báo/ tài liệu của em ở mức độ nào?

Rất thích Thích Khơng thích Bình thường

Câu 2: Em có thường xuyên đọc sách/ báo/ tài liệu không?

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu 3: Mức độ tham gia các hình thức nâng cao văn hóa đọc được tổ chức tại nhà

trường của em là

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu 4: Mức độ hài lịng của em về các hình thức nâng cao văn hóa đọc được tổ

chức tại trường là

Rất hài lòng Hài lịng Khơng hài lịng

Câu 5: Bản thân em có mong muốn được tiếp tục tham gia các hoạt động nâng

cao văn hóa đọc hay khơng

Phụ lục 2: Một số hình ảnh về văn hóa đọc của học sinh trường THPT Yên Thành 3

Phụ lục 4: Một số bài thu hoạch, bài thi của học sinh BÀI THU HOẠCH

SAU KHI THAM QUAN KHU LĂNG MỘ NGUYỄN DU

Nguyễn Thị Yến Như – 11A4

Nhân dịp 200 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ đã gửi tặng đến cụ những lời ca ngợi:

"Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày"

Quả thật, hiếm có nhà thơ nào tài năng, nhân đạo và bác ái như Nguyễn Du trong hơn hia thế kỉ qua. Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, là tác giả của tác phẩm độc nhất vô nhị "Truyện Kiều". Thấu hiểu cuộc đời của địa thi hào, ta mới thấu được rằng: Tại sao Nguyễn Du lại có những lời thơ "như máu nhỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" như vậy.

Cuộc đời truân chuyên mười lăm năm chìm nổi của nàng Kiều tựa cuộc đời lênh đênh của "người cha đẻ". Đến với Nguyễn Du, trước hết, người đời nhìn thấy được vị trí và những đóng góp của ơng đối với nền văn học nước nhà. Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa thế giới, là đại thi hào dân tộc và những sáng tác thơ văn của ông đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của Việt Nam. Sáng tác thơ văn của Nguyễn Du vô cùng đồ sộ trên cả hai phương diện: chữ Hán và chữ Nôm. "Thanh Hiên thi tập"hay "Độc Tiểu Thanh kí" là những tác phẩm tiêu biểu về chữ Hán. Trên phương diện chữ Nôm, Nguyễn Du để lại cho đời kiệt tác lớn "Truyện Kiều" với 3254 câu thơ lục bát, ngồi ra cịn có tác phẩm "Văn tế thập loại chúng sinh". Trên một cái nhìn khái qt, ta có thể thấy dù viết bằng chữ Nơm hay chữ Hán thì tất cả các tác phẩm thơ của Nguyễn Du đều đạt đến đỉnh cao của nội dung và độc đáo về nghệ thuật. Nguyễn Du được xem là "một trái tim lớn" quả không sai. Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét: "Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn đau khổ của Người đời dưới chế độ phong kiến suy tàn". Đó chính là lời ca về tinh thần nhân đạo – được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong ngòi bút nhân văn của Nguyễn Du. Qua bao biến cố của cuộc đời, Nguyễn Du đã thấu cảm, sẻ chia, thương cho tầng lớp dưới đáy xã hội, bị bóc lột, chà đạp tàn nhẫn. Ơng đã cất tiếng khóc nỉ non cho người nghèo khổ, cơ cực, bị áp bức: "địn gánh tre chín dạn hai vai". Đó cịn là sự cảm thơng, đau đớn cho những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh: Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, … Vậy nên ông đã từng than rằng"

"Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Đau cho nỗi đau của người khác, Nguyễn Du đồng thời cũng thể hiện nỗi thương cho chính mình bởi lẽ ơng xem nỗi đau của họ là nỗi đau của bản thân:

"Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"

Không chỉ cảm thông cho số phận, Nguyễn Du còn dành nhiều tiếng thơ bay bổng để đề cao, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của con người. Thơ văn Nguyễn Du đa số là tiếng hát ca ngợi vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn và cả những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người. Với một tinh thần nhân đạo xuyên suốt, qua các tác phẩm của Nguyễn Du ta cịn thấy tiếng nói đanh thép, lên án, tố cáo xã hội lúc bấy giờ - xã hội đồng tiền, các thế lực tàn bạo, cái bóng đêm ghê rợn của xã hội phong kiến. Nguyễn Du đã lột tả được hết tất cả các vẻ đẹp của "một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy". Bên cạnh đó, Nguyễn Du cịn được xem là một bậc thầy của sáng tạo nghệ thuật mà qua "Truyện Kiều", người đọc có thể thấy rõ được điều đó.

Nếu Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho nền ngơn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du lại là người làm mới nó. Lời thơ trong các tác phẩm của ơng đều giản dị, gần gũi nhưng sắc nghĩa vô cùng. Ngôn từ được Nguyễn Du trau chuốt tỉ mỉ và tạo tính gợi hình rõ nét.

Xét về tất cả mọi phương diện, có thể khẳng định rằng Nguyễn Du là một con người tài đức vẹn tồn. Ơng đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới. Ngày nay, tên của ông vẫn được hậu úy nhớ đến. Các trường học, các địa danh nổi tiếng mang tên Nguyễn Du đã trả lời cho câu hỏi của nhà thơ, nhà văn lỗi lạc.

BÀI THI TÌM HIỂU VỀ THÂN THẾ, TIỂU SỬ PHAN ĐĂNG LƯU Phạm Thị Phượng – Lớp 11A4

Phụ lục 6: Một số hình ảnh trong tiết Sinh hoạt chủ đề Rèn luyện thói quen đọc sách

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 (Trang 44 -44 )

×