- Bài tập 1: Tiếp nhận thông tin Cho HS theo dõi nguồn tư liệu (sách vở, chuyện kể, các nguồn thông tin) phù hợp để HS cảm thấy thích thú, từ đó các em
3.2.4. Giải pháp 4: Thực hành lòng biết ơn
John F. Kennedy – Tổng thống thứ 35 của Mỹ nói: “Khi thể hiện lòng biết ơn, chúng ta không bao giờ được quên rằng hình thức biết ơn cao nhất, không phải bằng lời nói, mà bằng cách biến nó thành lối sống của mình”. Một triết lý sâu sắc, nhắc ta biết thực hành lòng biết ơn để từ bài tập thực hành giúp học sinh ngày qua ngày tạo nên “một dây cáp” bền vững về lòng biết ơn. Từ đó các em có những kỹ năng, những năng lực thích ứng với hoàn cảnh cuộc sống, kiểm soát được hành vi của mình, cân bằng cảm xúc, tự quản bản thân ...
Thực hành BIẾT ƠN chính là rèn luyện một thói quen tốt để chúng ta luôn có thể nhìn ra vẻ đẹp trong những điều bất toàn, thấy điều tích cực trong những biến cố và cả sự đủ đầy trong khi khó khăn đang chồng chất.
Hãy kiên trì thực hành để “mong muốn biến thành hành động, hành động biến thành thói quen và thói quen tạo lập cuộc đời”.
3.2.4.1. Nói lời cảm ơn
“Kiến thức là kho báu, nhưng việc thực thi chính là chìa khóa để mở kho báu ấy” (Muqaddima – Học giả và chính khách). Lòng biết ơn cũng tương tự như vậy. Không thể diễn đạt hết tầm quan trọng của từ cảm ơn đối với cuộc sống của bạn. Để sống với lòng biết ơn, để trải nghiệm ý nghĩa trong cuộc sống, thì cảm ơn phải trở thành từ mà bạn phải nói và cảm nhận một cách có ý thức, nhiều hơn bất cứ từ nào khác. Cảm ơn trở thành phương châm sống, là cầu nối đưa chúng ta từ tình trạng hiện tại đến với ước mơ.
- Trước tiên giáo viên là người thực thi đầu tiên trong suy nghĩ và nói ra một cách có ý thức từ CẢM ƠN.
- Bước tiếp theo giáo viên tạo thói quen cho học sinh nói lời cảm ơn. Bắt đầu từ những biểu hiện rất nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, từ việc được nhận từ người khác những điều hữu hình và dần dần học sinh nhận ra cả những cái vô hình. Như đã từng thực hành trong 3 phút đầu ngày đến trường, viết ra những điều cảm ơn cuối tuần, chơi trò chơi hạnh phúc, … mỗi ngày lòng biết ơn sẽ được nhân lên. Các em đã tạo nên một thói quen trong suy nghĩ và nói ra một cách có ý thức từ CẢM ƠN.
27
Ví dụ: Cảm ơn bạn vì bạn cho mình mượn bút. / Cảm ơn bạn hôm nay đã giúp mình làm bài tập.
Lòng biết ơn là một dạng cảm xúc, cảm xúc sẽ thúc đẩy ý thức và hành động. Lòng biết ơn theo quy luật hấp dẫn của Newton là một đổi một – cho đi là nhận lại một cách công bằng. Giáo viên và học sinh cảm thấy biết ơn nhiều hơn, thì những gì giáo viên và học sinh nhận lại sẽ gia tăng trở nên cân bằng với cảm xúc. Cảm xúc càng chân thật, lòng biết ơn càng thành thật thì hiệu quả giảng dạy, giáo dục và học tập, các mối quan hệ … càng tốt đẹp.
3.2.4.2. Viết nhật ký biết ơn
Thực hành lòng biết ơn chính là biến nó thành một thói quen hàng ngày. Viết nhật ký biết ơn như là một công cụ cá nhân, để truyền một liều tích cực cho cuộc sống hàng ngày. Viết nhật ký là hướng sự tập trung vào những điều đúng đắn mỗi ngày thay vì bị xao nhãng bới tất cả những điều đã xảy ra không như mong muốn.
Thực hành lòng biết bằng việc viết nhật ký biết ơn, chúng ta sẽ dần nhận ra rằng chúng ta được bao bọc bới rất nhiều nguồn năng lượng tích cực. Trong số đó, có cả những điều mà ta đã quên hoặc xem như hiển nhiên sẽ bắt đầu thực sự trân trọng chúng và mức độ hạnh phúc của chúng ta sẽ tăng lên. Và những cảm xúc tiêu cực, lo lắng, không được mãn nguyện, cạn kiệt năng lượng và thậm chí trầm cảm, thì sự biết ơn chính là chìa khóa giúp giảm áp lực và trầm cảm.
Niềm vui, nỗi buồn và lòng biết ơn là những cảm xúc có vai trò như những yếu tố bảo hộ cho tâm hồn. Chúng giống chiếc gối êm ái bao bọc trái tim, giữ cho chúng ta luôn ở trạng thái tâm lý ổn định vững vàng. Khi ta ghi ra giấy, ta mới thấy là ta sở hữu nhiều thứ hơn ta tưởng. Vậy cùng trò thực hành viết nhật ký biết ơn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Hướng dẫn các em viết nhật ký biết ơn. - Chuẩn bị cuốn sổ ghi chép hàng ngày
- Mỗi ngày dành một khoảng thời gian buổi sáng thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ) có lẽ không quá 10 phút ngồi lại với chính mình để trả lời một cách chân thật nhất cho 3 câu hỏi.
+ Hai câu hỏi mỗi ngày đều lặp lại
+ Một câu đặc biệt để các em có thể suy ngẫm về tất cả mọi khía cạch trong cuộc sống của mình.
Bước 2: Thực hành viết nhật ký biết ơn
Câu hỏi 1: Tôi biết ơn ……… bởi vì ………
Câu hỏi này dựa trên một nghiên cứu của Martin Seligman, khẳng định rằng cách tốt nhất để thể hiện lòng biết ơn không chỉ là nhận diện rằng các em biết ơn điều gì, mà cả những hành động đã dẫn tới kết quả tốt đẹp này. Khi các em bắt đầu
28
nhận ra mỗi liên hệ giữa những điều các em làm và những sự kiện cụ thể sẽ có động lực hơn để tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Mục tiêu của bài tập này là thử thách các em để nhìn nhận thật kỹ càng những điều đáng trân trọng mà các em hiện đang sở hữu. Điều này có nghĩa là các em sẽ miêu tả một người, một sự kiện hay một món đồ đã giúp ích cho cuộc sống của các em thế nào và bằng cách nào các em đã nhận được sự giúp đỡ đó.
Ví dụ: Việc đầu tiên cần làm vào mỗi buổi sáng, càng sớm càng tốt, hãy cảm thấy mình thật hạnh phúc rồi viết ra danh sách những thứ các em cảm thấy biết ơn. Tạo ra một danh sách đơn giản gồm 10 điều hạnh phúc mà em thấy biết ơn.
- Cảm ơn tên của họ bởi vì điều gì?
(Cảm ơn mẹ, vì luôn ủng hộ con trong suốt thời gian học tập. / Cảm ơn Hùng, vì luôn luôn khiến em bật cười …)
- Với cả tấm lòng, tôi biết ơn điều gì? bởi vì tại sao?
(Cảm ơn, đôi mắt vì đã giúp tôi nhìn được mọi thứ. / Cảm ơn bộ não, tâm trí của mình/ cảm ơn trái tim mạnh mẽ và khỏe mạnh của mình …)
- Tôi thật sự hạnh phúc khi có được điều gì bởi vì tại sao?
Đây là những sự biết ơn khá nhỏ bé, nhưng các em cần phải liên tục tìm kiếm và biết ơn những điều nhỏ bé nhưng tuyệt vời xung quanh mình. Các em nghĩ ra những câu trả lời đặc biệt cho mỗi ngày các em sẽ có được một danh sách vô tận những người, những đồ vật đã tăng thêm giá trị cho cuộc sống các em. Biết ơn ngôi nhà, gia đình, bạn bè, học tập. Biết ơn mặt trời, dòng nước, không khí, giọt mưa, ngôi sao, mặt trăng … mỗi ngày chúng ta đều đã và đang nhận được rất nhiều. Thật sự có rất nhiều thứ để cảm thấy biết ơn. Hoàn thành bài tập này các em sẽ có được những phẩm chất, năng lực đáng quý chính là nhìn nhận cuộc sống tích cực và luôn luôn biết ơn và hạnh phúc vì điều đó.
Câu hỏi 2: Tôi đang mong đợi điều gì vào hôm nay (hoặc ngày mai)? ………
Câu hỏi này nếu em viết vào buổi sáng, hãy nghĩ về điều em đang mong đợi được làm trước khi ngày hôm nay trôi qua. Còn nếu viết vào buổi tôi, hãy nghĩ về những điều hứng khởi em sẽ làm vào ngày mai. Nhưng cũng đừng suy nghĩ quá nhiều, hãy chọn điều đơn giản có thể làm các em vui vẻ trong 24 giờ tới.
Hãy nhìn vào những danh sách các em đã liệt kê, và chọn ra mười điều mong muốn. Các em có thể chọn mười mong muốn khác nhau trong những khía cạch khác nhau, chẳng hạn như sức khỏe, học tập, các mối quan hệ … Đặt bút viết mười điều mong muốn theo cấu trúc, viết như thể các em đã nhận được nó rồi:
Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn vì ………, và điền điều các em muốn vào chỗ trống, như thể các em đã nhận được điều đó.
29
Ví dụ: Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn vì tôi đã đạt điểm số cao trong kỳ thi khảo sát, nhờ vậy tôi đã được cô giáo khen, mẹ tôi vui.
Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn cuộc điện thoại tuyệt với đã cải thiện mối quan hệ của tôi với bố.
Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn vì kết quả xét nghiệm cho thấy tôi đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại để tôi được đến trường như các bạn.
Điệp khúc cảm ơn giúp các em tránh việc nói qua loa và gia tăng sự tập trung vào lòng biết ơn. Ban đầu các em thấy khó khăn, nhưng kết quả sẽ rất xứng đáng. Sau vài lần thực hiện các em sẽ hiểu, và cứ mỗi lần tiếp theo thực hiện phương pháp này các em cảm thấy lòng biết ơn gia tăng theo cấp số nhân. Và điều các em mong muốn chính là điều các em sẽ thực hiện. Bắt đầu bằng lòng biết ơn giúp các em có một góc nhìn tích cực, như thay vì phàn nàn ngày mai kiểm tra bài nội dung nhiều chúng ta hãy mong muốn ngày mai đạt điểm cao và chúng ta hãy bắt đầu thực hiện hành động học. Vậy “Chỉ có lòng biết ơn mới khiến cuộc sống trở nên giàu có”. (Bonhoefffr)
Câu hỏi 3: Câu hỏi cụ thể của các em.
Câu hỏi cuối cùng này các em sẽ trả lời những câu hỏi về những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: những người các em biết, những kỉ niệm các em yêu thích, những thử thách các em đã vượt qua, cho tới những món đồ hữu dụng mà các em đã vô tình lãng quên… Với câu hỏi thứ 3 này, các em hãy viết bao nhiêu các em muốn và hãy cung cấp nhiều thông tin nhất có thể. Hãy bắt đầu chuyến khám phá thế giới của sự biết ơn các em sẽ thấy nhiều điều kỳ diệu.
- Người mà em có thể dựa dẫm và cậy nhờ bất cứ lúc nào là?
………. - Người đã dìu dắt và nâng đỡ em, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc đời em là ai? ……….………..
- Kỷ niệm với bố mà bạn thích nhất là? / Kỷ niệm với mẹ mà em thích nhất là? / …..………
Mẫu thực hành nhật ký biết ơn xem phụ lục 7
Bước 3: Xem lại, đối chiếu và chia sẻ nhật ký trong ngày của bản thân - Xem lại trang nhật ký ngày hôm nay
- Lặp lại các bước tương tự vào ngày mai
- Cảm nhận chân thực và chia sẻ lợi ích của việc viết nhật ký biết ơn (Tích hợp cùng một số nội dung trong hoạt động sinh hoạt cuối tuần và hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ).
30
- Đồng hành cùng các em viết nhật ký biết ơn. Dẫu biết nhật ký là góc riêng tư, nhưng nhật ký biết ơn thỉnh thoảng cô trò có thể trao cho nhau vừa để hiểu nhau nhưng cũng chính là khéo léo kiểm tra các em thực hiện hàng ngày như thế nào.
“Biết trân trọng và tri ân những gì mình đang có! Đó là chìa khóa của hạnh phúc”. Viết nhật ký biết ơn là một thói quen tốt, một phương pháp tuyệt vời giúp các em phát triển hoàn thiện các phẩm chất, năng lực cần có để đáp ứng nhu cầu lao động, học tập: trung thực, nhân ái, có trách nhiệm… và hình thành thói quen trân trọng tất cả những điều tích cực trong cuộc đời, thày vì bỏ qua chúng.