Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục lòng biết ơn

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục LÒNG BIẾT ơn góp PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực của học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 33 - 36)

- Bài tập 1: Tiếp nhận thông tin Cho HS theo dõi nguồn tư liệu (sách vở, chuyện kể, các nguồn thông tin) phù hợp để HS cảm thấy thích thú, từ đó các em

3.2.5. Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục lòng biết ơn

“Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên của tuổi thơ” là “nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc”. Gia đình và giáo dục gia đình vô cùng quan trọng, giáo viên là người mẹ thứ hai trong sự nghiệp giáo dục đó. Vì thế việc kết hợp để cùng giáo dục là việc không thể không đồng hành. Đó là việc bắt đầu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lỗi sống, tính cách, tâm lý học sinh từ phụ huynh để cùng chia sẻ cách giáo dục con em hiệu quả.

3.2.5.1. Kết nối, chia sẻ lòng biết ơn.

Phụ huynh và giáo viên có duyên với nhau bởi kết giao từ con, và vì thế chúng tôi trở thành bạn bè (không phải chỉ có 3 năm con học ở trường mà sau khi con ra trường vì các con nên chúng tôi vẫn là bạn bè). Bạn cùng mục tiêu, chí hướng nên cũng được gọi là thân. Chúng tôi bạn cùng nhóm zalo, Face book …, chúng tôi gọi điện cho nhau luôn luôn, chúng tôi nhắn tin cho nhau thường xuyên, chúng tôi chia sẻ về tụi chúng không hề có sự ngăn cách bởi lòng sỹ diện hay xấu hổ.

* Mục tiêu: Kết nối, chia sẻ để hiểu các con hơn, để giáo dục các con hiệu quả hơn.

* Thời gian: Khi có tình huống có vấn đề của học sinh về nề nếp, tâm lý, học tập, … mà giáo viên muốn trao đổi hoặc phụ huynh. Khi cần một tiếng nói chung chúng tôi gặp nhau trên zalo, zoom....

* Cách thức tiến hành:

- Nội dung kết nối chia sẻ: Một sự thật phải công nhận rằng, nhiều phụ huynh ở nông thôn trình độ có hạn. Họ nuôi dạy con theo bản năng là chủ yếu, giờ để yêu cầu họ đọc một cuốn sách, nghiên cứu một chương trình giáo dục con thì có phần khó. Vì vậy họ trao trọn trách nhiệm đó cho nhà trường, họ chỉ nghĩ đi làm để đóng các khoản đầy đủ cho con là được. Nhiều phụ huynh cả ba năm học của con chưa chắc đã cầm điện thoại gọi hỏi thầy cô về con mình một lần. Vậy nên kênh kết nối, chia sẻ yêu thương, nói lời cảm ơn này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình giáo dục hoàn thiện nhân cách trẻ. Đặc biệt là việc giáo dục con trẻ không còn đơn độc, giáo viên đã có người đồng hành. Và chúng tôi (giáo viên, phụ huynh) biết ơn nhau.

31

Bước 1: Chuyện mục kết bạn, kết thân.

- Tạo lập trang danh bạ điện thoại, giáo viên là người ghi số điện thoại mình đầu tiên, sau đó lần lượt các phụ huynh ghi số điện thoại liên lạc của mình vào.

- Tạo trang nhóm zalo mang tên chung của lớp các con

- Cách sử dụng trang nhóm zalo (khi nào nhắn chung, khi nào cần nhắn riêng tùy vào nội dung tin nhắn)

- Thông qua chuyên mục kết thân, kết bạn giúp giáo viên và phụ huynh biết rõ về nhau (gia đình, quê quán, kinh tế, lối sống, quan điểm…)

Bước 2: Chia sẻ nhỏ to chuyện con trẻ

Khi giáo viên và phụ huynh kết bạn, kết thân thì chuyện gì cũng có thể chia sẻ, và được xem là địa chỉ tin cậy để nhỏ to.

Khi nghe nhiều chia sẻ từ phụ huynh, khi thì phụ huynh gọi điện, khi thì nhắn tin riêng, khi nhắn tin trên nhóm, khi thì phụ huynh đến trường, đến nhà. Tôi luôn luôn từ tốn, lắng nghe đến cùng rồi tư vấn, chia sẻ cũng phụ huynh dựa trên những hiểu biết của bản thân về con trẻ. Chia sẻ theo phương châm luôn biết ơn, biết ơn vì các con đã cho chúng ta, biết ơn chứ không phải kể công với con. Tất cả các tình huống, hiện tượng, sự việc của học sinh, phụ huynh chia sẻ mong được giúp đỡ, tư vấn chúng tôi đã thực hiện dựa trên nền tảng của những phương châm sau:

Thứ nhất: “Yêu thương con vô điều kiện” nghe có vẻ đó là đơn giản và hiển nhiên nhưng thực ra nó không dễ. “Vô điều kiện” là không điều kiện. Một thứ tình yêu thuần khiết không tì vết, không ràng buộc, không kỳ vọng, không áp đặt, không vị lợi, ích kỷ … Thật đẹp biết bao. Chúng ta không cần con phải … phải …. Chúng ta chỉ mong con sau này có cuộc sống bình an, hạnh phúc đối với người làm cha mẹ vậy là đủ rồi.

Thứ hai: Nguyên tắc yêu thương con vô điều kiện là cần hiểu và nắm rõ những nhu cầu của con (hay nói cách khác phụ huynh học cách yêu con)

Nhu cầu cảm xúc 1: Được chấp nhận. Nhu cầu cảm xúc đầu tiên là được chấp nhận con người thật của con. Không được so sánh con với ai khác. Không được có thói quen chê bai, dẽ bỉu “vạch lá tìm sâu” con làm sai một việc bị kể tội cả trăm thứ. Mà trước mọi chuyện trở nên tồi tệ chúng ta hãy xem lại cách chúng ta đối xử với con hàng ngày. Chúng ta đã đủ khoan dung để chấp nhận con người thật – con người hoàn hảo của con chưa. Thực hành bằng cách viết ra hoặc nói ra lời xin lỗi vì … nên …

Nhu cầu cảm xúc 2: Được yêu thương. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con không bao giờ cạn. Nhưng oái oăm thay, dù chúng ta cho con cả đại dương tình cảm, vậy mà cái bể nho nhỏ trong lòng chúng vẫn trong tình trạng khô kiệt. Vấn đề ở đây chính là cách cho.

32

Ví dụ: Vì sao mẹ đi làm? / Vì mẹ phải kiếm tiền nuôi con. Một suy nghĩ, một câu trả lời thường nhật vô tình đặt lên con một áp lực lớn. Vì con mẹ phải đi làm, vì con mẹ phải khổ …, cách trả lời của chúng ta đã là không chuẩn mực rồi. Bố mẹ đi làm là được làm việc mình thích, con được đi học, học kiến thức, được lớn lên được trưởng thành. Nên khi chúng ta trả lời con chúng ta đã vô tình gieo vào trẻ những cách nhìn nhận thiếu sự biết ơn vì mình được mà cảm nhận mình “phải”, “bị”. Đúng là nghịch cảnh. Đối với cha mẹ thì yêu thương là kiếm nhiều tiền để cho con những điều kiện tốt. Nhưng đối với con, yêu thương là cha mẹ chỉ cần dành thời gian trò chuyện, tâm sự với con. Cha mẹ yêu thương con bằng bản năng, mà chưa biết cách yêu thương con theo cách các con muốn được yêu thương. Để làm được điều này chúng ta cần có thời gian bên nhau, cần biết cách đối thoại chất lượng, tổ chức hoạt động chất lượng, chúng ta cần biết khi nào nên giúp con, khi nào nên buông tay để con tự trưởng thành. Tặng quà cho con và cách gửi yêu thương qua gói quá.

Nhu cầu cảm xúc 3: Được tôn trọng. Dù trẻ con hay người lớn thì chúng ta đều muốn được người khác nể trọng thông qua các thành quả của bản thân. Khi con làm tốt chúng ta hãy khen ngợi con, công nhận nỗ lực và thành quả của con. Hãy nhớ một hành động tích cực của con thôi cũng chính là một cơ hội vàng để ta có thể thúc đẩy con tiếp tục tiến lên. Ngừng ngay việc chỉ trích, bêu xấu, bới móc lỗi lầm của con trước mặt người thứ ba. Nếu phát sinh vấn đề hãy góp ý thẳng thắn với nhau như những người trưởng thành. Hãy nói chuyện trong môi trường riêng tư, như vậy con trẻ sẽ tiếp thu lời bạn nói, mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ thật của bản thân bởi khi đó con cảm thấy được tôn trọng. Cha mẹ luôn nhớ, cha mẹ không trân trọng con thì không thể kỳ vọng người thứ hai trong cuộc đời có thể làm như vậy. Tôn trọng chính là nguồn cội của lòng biết ơn. Biết ơn sự có mặt của con trong cuộc đời của chúng ta, tôn trọng con chính là ta tôn trọng chính tình yêu và kết quả tình yêu của mình.

Nhu cầu cảm xúc thứ 4: Tự khẳng định mình. Đây là nhu cầu cao nhất của các con ở độ tuổi THPT. Độ tuổi muốn chứng tỏ bản thân, chứng tỏ mình đã trưởng thành, không thích sai khiến, mang ra dạy bảo. Chúng muốn chứng tỏ mình là một cá thể độc lập, không phụ thuộc vào bố mẹ. Chúng ta bậc làm cha làm mẹ dung cách nói ra lệnh, sai bảo chúng làm thế này, làm thế kia, không được phép chọn lựa cơ hội, không được phép suy nghĩ …

Vậy chúng ta lần lượt đi qua từng loại ngôn ngữ yêu thương đổ đúng bể yêu thương của các con giúp các con vui vẻ, tích cực, hăng hái, các con sẽ biết ơn chúng ta rất nhiều thành quả của chúng ta sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

Ví dụ: Khi biết con, trò nói dối, lừa mẹ xin thêm tiền ngoài các khoản đóng không đúng quy định. Cô và phụ huynh nhỏ to thế nào để giáo dục tính trung thực cho con?

Dựa vào những nguyên tắc giao tiếp từng loại ngôn ngữ yêu thương chúng ta sẽ có cách giải quyết vấn đề hiệu quả: chúng ta tôn trọng con, lắng nghe con nói, cùng con tháo gỡ, tránh quy chụp con người con là hư hỏng là lừa dối mà chỉ ra hành vi của con là chưa đúng.

33

Vậy chúng ta là những ông bố bà mẹ khi đã mang cuộc sống của đứa con đến với thế giới này có nghĩa là gánh trên vai trách nhiệm vô cùng to lớn. Ai cũng phải làm ăn, phải mưu sinh nhưng hãy cố gắng chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể yêu thương con hết lòng. Đừng nên vì muốn kiếm nhiều tiền mà hủy hoại sức khỏe của mình (đã là mẹ không nên tăng ca quá nhiều, đã là người bố không nên rượu bia quá nhiều). Và luôn nhớ trong sự bộn bề cuộc sống mưu sinh hãy dành một góc thiêng liêng và ấm áp để dành cho con. Khi học cùng hay chơi cùng con, bố mẹ mới hiểu và thông cảm, à hóa ra con có những khó khăn trong lĩnh vực này kia mà mình chưa biết. Con cần tình yêu thương vô điều kiện của mình, muốn yêu thương con thật nhiều chúng ta phải biết yêu thương mình và cảm ơn đời mỗi ngày ta được ở bên con.

Bước 3: Chia sẻ phụ huynh “50 hạt giống trong vườn tâm hồn”3.

Chuyên mục này thì tôi chia sẻ trên một tường zalo của nhóm phụ huynh chúng tôi, nội dung rất đầy đủ bài bản, cách hiểu cách gieo hạt giống vào lòng con của mình.

Sau đó sẽ là hỏi đáp liên quan đến vấn đề, cùng thảo luận, cùng rút ra những cái đã từng làm, chưa làm và từ từ thay đổi cách giao tiếp, nhìn nhận về con trong

cuộc sống hàng ngày. (XemPhụ lục 5.1)

Bước 4: Cùng nhau tìm hiểu bí mật con trẻ

Thế giới trẻ là một thế giới đầy thú vị và hàng vạn điều cần khám phá. Nếu chúng ta thờ ơ đứng bên ngoài chúng ta không thể nào hiểu được mặc dầu “Tất cả người lớn đều đã từng là con trẻ … nhưng hiếm ai còn nhớ”. Vì thế tôi kết nối với phụ huynh để chia sẻ cùng phụ huynh về tâm lý học sinh THPT, chia sẻ một số cách quan tâm cần và đủ ở lứa tuổi này. Khi phu huynh đang có vấn đề không hài lòng về con gọi điện, nhắn tin tôi chia sẻ cách giải quyết theo chiều hướng tích cực, tìm những điểm tốt của con và luôn biết cảm ơn con.

Thứ nhất: Dù rất nóng nảy, dù rất bức xúc cỡ nào, phụ huynh cũng hãy có thể nói thành lời hoặc nói trong tâm niệm lời cảm ơn. Khi nói lời cảm ơn là phút phụ huynh lấy lại bình tĩnh và tình yêu con tích cực.

Thứ hai: Sau khi điềm tĩnh giúp phụ huynh lấy lại trí tuệ nhận định mặt đúng mặt sai của vấn đề, tránh sự đổ xô đổ lỗi cho con, áp đặt con, quy chụp lỗi sai cho con. Khi đó phụ huynh sẽ tránh được những lời nói buông thả, gia trưởng, động tay động chân đến con làm tổn thương con trẻ.

Thứ ba: Trẻ con sai, người lớn hãy mạnh dạn nghĩ về câu nói của ông bà xưa: “con dại cái mang”, nghĩa là bố mẹ hãy nghĩ một phần lỗi về mình và cứ như vậy từ từ sẽ tìm được giải pháp.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục LÒNG BIẾT ơn góp PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực của học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)