- Bài tập 1: Tiếp nhận thông tin Cho HS theo dõi nguồn tư liệu (sách vở, chuyện kể, các nguồn thông tin) phù hợp để HS cảm thấy thích thú, từ đó các em
4. Kết quả đạt được
Chúng tôi đã áp dụng các giải pháp giáo dục lòng biết ơn để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh và đã có kết quả như sau:
Năm học 2020-2021, trong giáo dục học sinh qua các hoạt động giáo dục tôi có nhắc tới nội dung lòng biết ơn nhưng chưa có hệ thống, cũng như chưa chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giáo dục lòng biết ơn góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Hè 2021 chứng kiến cảnh đau lòng hai học sinh tự tử, nỗi đau dai dẳng cho những người ở lại đã thực sự thôi thúc tôi cần giáo dục lòng biết ơn cho học sinh một cách bài bản, khoa học. Từ đó, tôi bắt đầu học hỏi và chú ý đổi mới cách thức, phương pháp giáo dục học sinh trong mọi hoạt động giáo dục (dạy học, thể dục thể thao, lao động, vệ sinh, …), góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh đáp ứng trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
+ Trước hết xin chia sẻ niềm vui về sự tiến bộ, vui vẻ, học tập tốt, gia đình hạnh phúc của em Đặng Thị Thân. Từ một học sinh suy nghĩ tiêu cực, hành vi dại dột, sức khỏe yếu, thiếu tự tin, nay em đã đạt nhiều thành tích trong học tập, tham gia văn nghệ lớp, vui vẻ hay nói hay cười, hòa đồng, cởi mở. Sự thay đổi tích cực ấy là bởi hang ngày em đã thực hành nhật ký biết ơn. Điều này cho thấy lòng biết ơn chữa lành đứa trẻ bên trong – đứa trẻ nội tâm.
+ Qua hoạt động thực tiễn, các em tạo được nhiều sản phẩm phong phú, sinh động: sách học tập, làm vườn trường, trồng chăm hoa, giúp mẹ làm việc nhà, giúp
bạn dọn nhà, làm bánh, cắm hoa, viết nhật ký biết ơn, nói lời biết ơn (Xem thêm ở
phần Phụ lục 6).
+ Qua quan sát của bản thân học sinh lớp tôi chủ nhiệm, lớp tôi dạy từ những học sinh không gần gũi, thân thiện với giáo viên, các em thường xây dựng khoảng cách, ít khi chia sẻ, có nhiều HS kĩ năng ứng xử kém, gây ức chế với thầy cô, với bạn bè. Nhiều em nhút nhát, ít phát biểu xây dựng bài, thụ động trong nhiều hoạt động tập thể. Kỹ năng trình bày vấn đề còn lúng túng. Một số em sống khép kín, ích kỷ, hay tỵ nạnh bạn bè, sống hời hợt, thiếu trách nhiệm với những việc làm của mình. Nhiều em còn bồng bột, thiếu suy nghĩ dẫn đến chửi bới, đánh nhau. Giờ nhìn chung, các em đã có những chuyển biến đáng ghi nhận. Các em sống chan hòa cởi mở hơn, biết tự chủ động quan tâm nhau. Các em tự tin thể hiện mình và có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động tập thể. Khả năng ứng xử trước các tình huống xảy ra trong lớp tế nhị, nhanh nhẹn, chín chắn và linh hoạt hơn. Các em biết bày tỏ tình cảm, biết chia sẻ, biết đánh giá đúng đắn những chuẩn mực của lời nói, hành vi... các em tự giác hơn trong mọi hoạt động, tự nhận trách nhiệm của mình trong hoạt động chung của lớp. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cũng tích cực, lành mạnh hơn.
43
+ Mỗi quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên thực sự tốt, luôn suy nghĩ và nói lời cảm ơn có ý thức.
+ Cụ thể kết quả của lớp chủ nhiệm:
Điều trước tiên tôi thấy, tôi và trò của tôi nói lời cảm ơn xuất phát từ tâm chân thành. Lời cảm ơn nó trở thành lời chánh niệm giúp chúng tôi tiết chế cảm xúc rất tốt. Khi gặp chuyện vui, được nhận, được cho nói lời cảm ơn. Khi gặp chuyện không vui, hay bức xúc, nóng giận, các em nói từ cảm ơn (thốt ra lời hoặc trong cổ họng) giúp cho các em thực sự lấy lại bình tĩnh, trí tuệ để giải quyết tình huống, nhìn nhận tình huống theo chiều tích cực. Đây thực sự là một thói quen phát triển phẩm chất, phát triển năng lực toàn diện cho học sinh trong học tập và giáo dục nhân cách.
Qua các phong trào thể dục, thể thao của Đoàn trường tổ chức: bóng đá ở lớp 10A4 (năm học 2020- 2021) và bóng chuyền, văn nghệ lớp 2021 - 2022 luôn giành giải nhất trong các đợt phát động thi đua. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh lúc nào cũng được đánh giá là đẹp nhất trường.
Kết quả thi đua chung:
Năm học Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm
Tỉ lệ xếp loại học tập
Kết quả thi đua của lớp
2020-2021
Loại tốt: 28/43 Loại giỏi: 8/43
Xếp loại tiên tiến (Thứ 7/21 lớp)
Loại khá: 5/43 Loại khá: 25/43
Loại TB: 1/43 Loại TB: 10/43
Loại yếu: 0 Loại yếu: 0
Loại kém: 0
2021-2022 (Kỳ 1)
Loại tốt: 43/43 Loại giỏi: 23/43
Xếp loại Xuất sắc (Thứ 3/21 lớp)
Loại khá: 0 Loại khá: 20/43
Loại TB: 0 Loại TB: 0
Loại yếu: 0 Loại yếu: 0
Loại kém: 0
Năm học 2021 – 2022 dự báo kết quả năm học như học kỳ 1.
+ Sau thời gian áp dụng, tôi tiến hành khảo sát học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Kết quả thu được (có so sánh với khi các em học lớp 10 năm học 2020 – 2021) cụ thể như sau:
Câu hỏi: Theo em công tác giáo dục lòng biết ơn có vai trò quan trọng
trong việc góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh không?
44
Câu trả lời Số học sinh lựa chọn
Năm học 2020 - 2021 Năm học 2021- 2022
Hoàn toàn không có ý nghĩa 1 0
Không quan trọng 3 0
Bình thường 30 12
Quan trọng 6 20
Rất quan trọng 3 11
Tổng 43 43
Kết quả này cho thấy trong nhận thức cũng như trong thực tế, việc đổi mới về cách thức, nội dung giáo dục đã ngày càng tác động tích cực và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Đây cũng là sự ghi nhận rõ nét cho sự nỗ lực, tìm tòi, áp dụng để đổi mới công tác giáo dục, thực hiện đồng bộ các giải pháp chú trọng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS một cách cụ thể, thiết thực và hiệu quả. Cụ thể là việc áp dụng năm giải pháp mà đề tài nêu trên, có rất nhiều ý nghĩa:
* Đối với học sinh
Một là, HS hết sức chủ động khi tham gia vào tất cả các hoạt động mà năm giải pháp trên hướng đến.
Hai là, HS được tìm hiểu, được cung cấp, được mở mang thêm nhiều kiến thức về mọi mặt của đời sống, rèn luyện được nhiều kỹ năng, hình thành và phát triển nhiều phẩm chất và năng lực quan trọng.
Ba là, tinh thần các em rất vui vẻ, hào hứng, tự tin và tích cực khi tham gia các hoạt động mà GV đưa ra. Điều đó là tiền đề để HS luôn khao khát vươn lên, hoàn thiện mình và khao khát đem hết sức mình cống hiến cho tập thể lớp, tạo thành một tập thể lớp vững mạnh, thương yêu, đoàn kết.
*Đối với giáo viên
Thứ nhất, đề tài đã thực sự góp phần tích cực để đổi mới công tác giáo dục học sinh nói chung và công tác chủ nhiệm lớp nói riêng theo xu hướng giáo dục hiện đại (sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức, quản lý, chỉ đạo HS một cách tích cực, linh hoạt).
Thứ hai, phần nào đề tài này đã gạt bỏ được những băn khoăn, trăn trở trong việc tìm ra giải pháp đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục học sinh góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học vừa đảm bảo hiệu quả giáo dục tới HS, tạo được hứng thú và kích thích được kĩ năng hoạt động tích cực ở HS. Do đó, bản thân người chủ nhiệm cũng tìm được hứng thú và nâng cao
45
được vai trò, vị trí nghề nghiệp của mình. Nhờ vậy, kết quả giáo dục trở nên khả quan hơn.
Thứ ba, đổi mới công tác giáo dục sẽ giúp bản thân GV nâng cao kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực chuyên môn và đời sống. Từ đó, GV có được kiến thức tổng hợp, khái quát và tư duy đa chiều trong quá trình thực hiện công tác giáo dục HS.
Thứ tư, bản sáng kiến này sẽ là tài liệu tham khảo tin cậy cho các giáo viên khác, cho sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học vận dụng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp xúc để giáo dục HS, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học.
* Đối với nhà trường
Thành công của mỗi giáo viên chính là thành công của nhà trường trong hành trình giáo dục HS. Kết quả thu được từ đề tài này sẽ là kênh thông tin, nguồn minh chứng để nhà trường tiếp tục phát động phong trào đổi mới công tác giáo dục theo hướng hiện đại trong toàn thể cán bộ, giáo viên của trường. Việc làm này chắc chắn sẽ mang lại kết quả đầy triển vọng với trường THPT.
Tóm lại, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vừa là mục tiêu giáo dục (xét về mục đích, ý nghĩa của dạy học), vừa là một nội dung giáo dục (xét về các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt của người học) đồng thời cũng là một phương pháp giáo dục (xét về cách thức thực hiện). Do vậy, tăng cường đổi mới công tác giáo dục HS nhằm phát triển phẩm chất, năng lực có một ưu thế vượt trội bởi vì nó hướng người học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm…) mà các hoạt động đó có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Vì vậy vấn đề tổ chức hoạt động cho HS, hướng HS phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mĩ đóng vai trò hết sức quan trọng, mà điều này lại phụ thuộc vào khả năng chỉ huy, lãnh đạo, điều phối của GV. Đổi mới công tác giáo dục luôn là một công việc cần thiết và cần làm thường xuyên, liên tục, hệ thống.
46
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đóng góp của đề tài 1. Đóng góp của đề tài
Vấn đề giáo dục để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Muốn phát triển phẩm chất, năng lực HS một cách bền vững và lâu dài cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó đổi mới công tác giáo dục lòng biết ơn đóng một vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống về lòng biết ơn hiện nay mặc dù đã được chú ý nhưng chưa được chú trọng. Xuất phát từ thực trạng đó, với đặc điểm riêng của trường THPT Đô Lương 3, THPT Đô Lương 4 chúng tôi đã thực hiện một số giải pháp nhằm đổi mới công tác giáo dục kỹ năng sống về lòng biết ơn góp phần tích cực vào quá trình phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tại trường. Bao gồm năm giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tổ chức bài tập trắc nghiệm bản thân
Giải pháp 2: Tổ chức các buổi học/ tiết học theo chủ đề: Giáo dục kỹ năng sống: Lòng biết ơn
Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm để nâng cao ý thức lòng biết ơn của học sinh.
Giải pháp 4: Thực hành lòng biết ơn
Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục lòng biết ơn Đề tài đã đảm bảo được những yêu cầu sau:
1.1. Tính mới
Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra là những cách làm mới mẻ được triển khai một cách hệ thống, đồng bộ trong công tác giáo dục học sinh. Với đề tài này, HS không chỉ tiếp cận, được cung cấp kiến thức về mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội mà còn được phát triển nhiều phẩm chất quan trọng: nhân ái, yêu nước, trung thực, trách nhiệm; nhiều năng lực cần thiết: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, …
Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào điều kiện thời gian, hoàn cảnh cụ thể, GV linh hoạt lựa chọn cách thức hoạt động phù hợp khi tiến hành công tác giáo dục, chính vì vậy hiệu quả giáo dục học sinh được nâng cao rõ rệt và có tính bền vững.
Quan trọng hơn, giáo dục lòng biết ơn nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực HS như trên đã tạo nên mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa GV với HS, GV - HS - Phụ huynh - Các tổ chức trong nhà trường. Mọi thành viên đều được tôn trọng và trao quyền chủ động trong quá trình giáo dục HS.
Hơn nữa, cùng với các giải pháp đổi mới giáo dục lòng biết ơn này, HS đã làm ra được nhiều sản phẩm đẹp, có tính giáo dục cao. Đây cũng là một hướng đi sáng tạo, đổi mới.
47
1.2. Tính khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm này phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương (Khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, tập trung đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng vào giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Sáng kiến của chúng tôi được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, có tính cụ thể, rõ ràng, chính xác, khách quan cao. Sáng kiến còn được trình bày, giải quyết vấn đề với một hệ thống các đề mục rõ ràng, logic và mạch lạc. Mọi khía cạnh đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao.
1.3. Tính hiệu quả
Nhiệm vụ phát triển phẩm chất, năng lực người học là mục tiêu quan trọng hàng đầu của quá trình giáo dục tổng thể, phù hợp mục đích giáo dục theo hướng hiện đại. Riêng trường THPT Đô Lương 3, THPT Đô Lương 4, công tác giáo dục lòng biết ơn cho học sinh đã có nhiều đổi mới và đạt được những thành tựu đáng kể góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách hiệu quả.
1.4. Tính ứng dụng thực tiễn
Đề tài đã được triển khai, áp dụng từ năm học 2021-2022 cho học sinh lớp 11A4 và 11A1, tại trường THPT Đô Lương 4 đồng thời được kiểm nghiệm ở lớp 11T1, 11T4 của trường THPT Đô Lương 3; Đề tài sáng kiến này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi ở các trường THPT nói riêng và các cấp học khác nói chung trong thời đại hiện nay.