Dịch tễ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh hưng yên trong hai năm 2015 2016 (Trang 25 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Dịch tễ học

PRRS có những đặc điểm dịch tễ khơng như những bệnh khác ở gia súc. Bệnh được ghi nhận với tốc độ lây lan nhanh, mạnh trên phạm vi rộng, trong một thời điểm có nhiều địa phương cùng mắc. Làm thiệt hại lớn từ 20-30%.

2.3.1. Loài vật mắc bệnh

Cũng giống như bệnh dịch tả lợn, PRRS là một bệnh riêng chỉ mắc ở loài lợn. Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm virus. Các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp, bệnh thường lây lan nhanh và rộng, tồn tại lâu dài trong đàn lợn nái, rất khó thanh tốn.

Lợn nái mắc bệnh truyền virus cho bào thai, gây sảy thai, thai chết lưu và lợn yếu chết với tỷ lệ cao.

Các giống lợn nhà, lợn rừng đều cảm nhiễm và có thể mắc ở mọi lứa tuổi nhưng mẫn cảm hơn cả là lợn con và lợn nái đang mang thai. Ở lợn rừng nhiễm virus thường khơng có dấu hiệu lâm sàng và đóng vai trị nguồn dịch thiên nhiên.

Cho đến nay kết quả nghiên cứu ở một số nước châu Âu đều cho thấy virus PRRS không cảm nhiễm và không gây bệnh cho các loại thú khác và người. Các loài thuỷ cầm chân màng, vịt trời lại mẫn cảm với virus PRRS. Virus PRRS có thể nhân lên ở các lồi động vật này và chính đây là nguồn gieo rắc mầm bệnh trên diện rộng rất khó khống chế.

2.3.2. Chất chứa virus

Virus có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước tiểu của lợn ốm hoặc lợn mang trùng và phát tán ra môi trường. Tinh dịch của lợn đực giống nhiễm virus cũng là nguồn lây lan bệnh. Ở lợn nái mang thai, virus có thể từ mẹ xâm nhiễm sang bào thai và gây bệnh. Lợn con nhiễm bệnh và lợn mang trùng có thể đào thải virus trong vòng 6 tháng.

Trong cơ thể lợn nhiễm virus:

- Từ 2 – 4 ngày sau khi nhiễm đã có thể phân lập được virus ở phổi, hạch lympho, hạch amidan, tuyến ức, lách và máu. Lượng virus nhiều nhất ở hạch amidan và phổi ở 14 ngày sau khi nhiễm, ở hạch lympho sau 3 ngày.

- Ở hạch amidan, hạch lympho và tuyến ức vẫn có thể phân lập được virus sau 21 ngày, ở phổi đến 35 ngày.

- Virus PRRS thường cư trú ở phế nang, vùng trung tâm hạch lympho và lách. Ở những con nái có chứa virus có thể qua được nhau thai. Tuy nhiên, khả năng qua được nhau thai của virus này hiện cịn nhiều tranh cãi. Virus cũng có thể xâm nhập vào thận, não, gan, khí quản, tuỷ xương và đám rối màng treo ruột.

- Virus có thể xâm nhập vào đại thực bào vùng phổi, hạch amidan, hạch lympho, lách nhưng không xâm nhập được vào các đại thực bào ở gan, thận, tim và các tế bào tiền thân của đại thực bào như bạch cầu đơn nhân trung tính. Tế bào đích chủ yếu của virus là đại thực bào phế nang, tại đây virus nhân lên một cách mạnh mẽ.

2.3.3. Động vật môi giới và truyền virus

Trong tự nhiên, lợn đực và lợn nái mang virus, đây là nguồn tàng trữ và truyền mầm bệnh cho lợn nhà. Lợn rừng bị nhiễm virus khơng có biểu hiện lâm sàng cũng đóng vai trị làm lây truyền virus cho lợn nhà và ngược lại, lợn nhà cũng truyền mầm bệnh cho lợn rừng.

Trong thực nghiệm, người ta cũng truyền được virus trực tiếp cho một số loài chuột và từ chuột nhiễm mầm bệnh sang chuột khoẻ (virus PRRS dòng châu Âu). 2.3.4. Đường lây truyền

Virus PRRS có thể được lây truyền qua 2 phương thức:

* Truyền lây trực tiếp: các đường lây truyền trực tiếp của virus PRRS trong và giữa các quần thể lợn bao gồm các lợn nhiễm bệnh và tinh dịch bị nhiễm virus. Virus PRRS được phát hiện ở nhiều loại chất tiết và các chất thải từ lợn bao gồm máu, tinh dịch, nước bọt, dịch mũi, phân, nước tiểu, sữa và sữa đầu (Yoon et al., 1993); (Rossow et al., 1994); (Wills et al., 1997a); (Wagstrom et al., 2001).

* Truyền lây gián tiếp:

- Các dụng cụ, thiết bị: một số đường truyền lây gián tiếp qua các dụng cụ, thiết bị đã được xác định trong những năm gần đây. Ủng và quần áo bảo hộ đã được chứng minh là những nguồn lây nhiễm tiềm năng cho lợn mẫn cảm (Otake et al., 2002). Nguy cơ lây truyền qua những đường này có thể được giảm thiểu qua áp dụng các bảng nội quy: thay quần áo, giầy dép, rửa tay, tắm, tạo những khoảng thời gian nghỉ khoảng 12 giờ giữa những lần tiếp xúc với lợn.

Kim tiêm cũng là phương tiện lan truyền virus PRRS giữa các lợn với nhau. - Các phương tiện vận chuyển: các phương tiện vận chuyển là một đường chính làm lây lan virus PRRS. Sau thời gian vận chuyển những con mang bệnh nếu khơng khử trùng phương tiện vận chuyển thì chính những phương tiện này sẽ làm lây truyền mầm bệnh.

Do đó, biện pháp làm tăng thời gian sấy khơ qua vệc sử dụng khơng khí ẩm với tốc độ cao (hệ thống khử tạp nhiễm và sấy khô bằng nhiệt) đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để loại trừ virus PRRS từ trong một phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm virus.

Kết hợp với việc sấy khô, các chất sát trùng cũng đã được sử dụng rộng rãi để làm vệ sinh các phương tiện vận chuyển sau khi được vận chuyển.

- Côn trùng: các lồi cơn trùng (muỗi – Aedes vexans và ruồi nhà – Musca domestica) được theo dõi thường xuyên trong phương tiện, thiết bị dùng cho lợn trong suốt các mùa hè và đã cho thấy có lan truyền virus PRRS bằng cơ học từ lợn nhiễm bệnh sang lợn mẫn cảm trong điều kiện thực nghiệm (Otake et al., 2002).

Trong cơn trùng, virus nằm ở đường tiêu hố. Các côn trùng khơng phải là vector sinh học của virus PRRS vì thế khoảng thời gian tồn lưu vủa virus PRRS

trong đường tiêu hố cơn trùng phụ thuộc vào lượng virus ăn vào và nhiệt độ của môi trường. Sự vận chuyển virus PRRS bởi các côn trùng qua một vùng nông nghiệp đã được báo cáo là có thể tới 2,4km sau khi tiếp xúc với quần thể lợn nhiễm bệnh.

- Đặc biệt, hình thức thụ tinh nhân tạo với tinh dịch của lợn đực giống nhiễm bệnh hoặc mang trùng cũng làm phát tán virus PRRS.

- Bệnh có thể lây từ quốc gia này sang quốc gia khác qua việc xuất, nhập khẩu lợn có mang virus mà khơng được kiểm dịch chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh hưng yên trong hai năm 2015 2016 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)