Điều trị bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh hưng yên trong hai năm 2015 2016 (Trang 34 - 35)

Hiện nay, PRRS không có thuốc điều trị, chỉ có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu là ngăn ngừa bệnh kế phát.

Với những trang trại đang xảy ra dịch, thực hiện đúng các bước sau: - Loại bỏ những con bị quá nặng.

- Tách những con bỏ ăn ra chuồng riêng. - Giãn mật độ nuôi tối đa.

- Không tắm cho lợn có dấu hiệu bị bệnh, chỉ rửa chuồng, tích cực vệ sinh. - Sát trùng chuồng trại ngày 1 – 2 lần.

- Pha Vitamin C vào nước cho uống khi đàn lợn có triệu chứng sốt cao. - Một tuần cho uống 2 ngày Sorbitol để giải độc gan, thận.

- Sử dụng cám có thuốc kháng sinh cho đến khi hết bệnh (1 – 2 tháng). - Với những con bỏ ăn: phải tách ra để tiêm cùng lúc 2 loại thuốc là kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng.

- Kháng sinh kéo dài và phổ rộng: Amoxillin LA, Oxytetraxyllin LA, Tiamulin…để điều trị vi khuẩn kế phát.

- Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm sử dụng các loại sau: Funicin, Ketoprofen (Ketofen, Ketovet) khi đàn lợn có triệu chứng sốt cao.

- Không nên sử dụng thuốc kháng viêm dạng Corticoids.

Thời gian điều trị phải kéo dài từ 10 – 15 ngày lợn mới có thể hết bệnh. Đối với lợn nái phải lấy thân nhiệt ít nhất 2lần/ngày và tiêm thuốc hạ sốt cho những con > 39,50C.

Nên xem xét kỹ và chẩn đoán chính xác có phải bị PRRS (chết < 30%) hay là dịch tả lợn (chết 100% khi có triệu chứng bệnh).

* Cụ thể phác đồ điều trị như sau:

- Chống nhiễm bệnh kế phát: dùng kháng sinh có tác dụng với đường hô hấp: + Nếu lợn còn ăn thì trộn vào thức ăn hàng ngày một trong các loại kháng sinh sau: Flofenicol 40ppm (40gr/tấn thức ăn) hoặc 10 – 15 ngày, Lincomix S liều 2kg/tấn thức ăn, Tylansulfa – G 2kg/tấn thức ăn.

+ Nếu con vật bỏ ăn dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: Amoxicillin LA 15% liều 1ml/10kgP, Linco – spectin, Cafelosporin liều 1gr/30 – 50kgP. Liệu trình 3 – 7 ngày.

Với lợn nái có thể tiêm chậm vào tĩnh mạch vành tai, còn đối với lợn con có thể tiêm bắp ở vùng cổ.

- Nâng cao sức đề kháng: có thể sử dụng kết hợp một số loại thuốc sau: + Vitamin C 5% liều 5 – 10 ml/con/ngày (có thể tiêm bắp).

+ Đường glucoza 5% liều 10 – 20 – 30 ml/con/ngày. + Urotropin 10% liều 5 – 10 – 20 ml/con/ngày. + Thuốc trợ tim.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh hưng yên trong hai năm 2015 2016 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)