Thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn hộ chăn nuôi, thú y xã. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
Tình hình chăn nuôi lợn: Số lượng lợn trong một hộ chăn nuôi, nguồn giống, nguồn cung cấp thức ăn, phương thức chăn nuôi...
Tình hình vệ sinh: Chất lượng chuồng trại, vệ sinh chuồng trại, nguồn cung cấp nước, xử lý chất thải...
Tình hình dịch bệnh: xử lý khi có dịch, khử trùng tiêu độc chuồng trại khi có dịch, lấy mẫu xét nghiệm khi có dịch, tổng số lợn khi có dịch, số lượng lợn bị tiêu hủy...
Tình hình tiêm phòng: tỷ lệ tiêm phòng, thực hiện các quy định về thú y khi tiêm phòng.
3.3.2. Bố trí lấy mẫu huyết thanh và bảo quản
Bảng 3.1. Địa điểm lấy mẫu
STT HUYỆN 2015 2016 Lợn chưa tiêm phòng Lợn đã tiêm phòng Lợn chưa tiêm phòng Lợn đã tiêm phòng 1 TP Hưng Yên 10 2 Ân Thi 10 30 20 20 3 Kim Động 10 30 20 20 4 Tiên Lữ 10 20 20 20 5 Phù Cừ 10 20 6 Khoái Châu 10 7 Mỹ Hào 10 8 Văn Giang 10 9 Văn Lâm 10 10 Yên Mỹ 10
Lấy 320 mẫu huyết thanh lợn và bảo quản theo QCVN 01-83: 2011/BNNPTNT.
3.3.3. Phương pháp ELISA
Sử dụng bộ kit PRRS-HERDCHECKX3 của IDEXX (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Tóm tắt cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị bộ kit: số mẫu huyết thanh cần kiểm tra + 02 đối chứng dương + 02 đối chứng âm.
- Bước 2: Pha loãng mẫu huyết thanh cần kiểm tra với tỷ lệ 1/40: 10 μl mẫu kiểm tra + 390 μl dung dịch pha loãng mẫu trong ống pha loãng. Sau đó chuyển 100 μl dung dịch mẫu kiểm tra đã pha loãng sang đĩa ELISA với sơ đồ bố trí mẫu tương ứng.
* Nhỏ 100 μl đối chứng âm và đối chứng dương(không pha loãng) vào đĩa ELISA.
- Bước 3: Vỗ nhẹ đĩa, đậy nắp. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.
- Bước 4: Pha nước rửa đĩa 1X từ dung dịch rửa đĩa 10X có sẵn trong bộ kit với nước cất.
- Bước 5: Sau 30 phút ủ đĩa, đổ bỏ dung dịch trong đĩa, rửa đĩa 3 lần với lượng 300 μl/giếng bằng dung dịch rửa đĩa 1X.
- Bước 6: Nhỏ 100 μl chất gắn kết(conjugate) vào tất cả các giếng. Ủ tiếp đĩa ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.
- Bước 7: Sau đó đổ bỏ dung dịch trong đĩa, rửa đĩa 3lần với lượng 300 μl/giếng bằng dung dịch rửa đĩa 1X.
- Bước 8: Nhỏ 100 μl cơ chất vào các giếng, ủ đĩa trong 15phút.
- Bước 9: Dừng phản ứng bằng cách cho100 μl dung dịch stop vào các giếng.
- Bước 10: Đọc đĩa ở bước sóng 650 nm và tính kết quả. Phản ứng được công nhận khi:
+ OD của đối chứng âm ≤ 0,15;
+ OD của đối chứng dương - OD của đối chứng âm ≥ 0,15.
S/P = (OD của mẫu – OD của đối chứng âm)/(OD của đối chứng dương - OD của đối chứng âm).
Đánh giá kết quả:
+ Mẫu dương tính: S/P không nhỏ hơn 0,4. + Mẫu âm tính: S/P nhỏ hơn 0,4.
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel.
- Theo phương pháp nghiên cứu bệnh - chứng.
- Sử dụng các phương pháp tính toán thông dụng, các công thức tính toán trong dịch tễ.
- Để đưa ra kết luận yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc phát sinh và lây lan dịch lợn tai xanh không, chúng tôi tiến hành theo các bước sau:
- Qui định:
+ Hộ có gia súc tiêm phòng vacxin PRRS không có kháng thể bảo hộ và hộ có gia súc phơi nhiễm(xét nghiệm dương tính huyết thanh học với kháng thể virus PRRS) là những hộ bệnh.
+ Hộ có gia súc tiêm phòng vacxin PRRS có kháng thể bảo hộ và hộ có gia súc xét nghiệm âm tính huyết thanh học với kháng thể virus PRRS là những hộ chứng.
- Đưa ra giả thuyết: Yếu tố nguy cơ không liên quan đến dịch lợn tai xanh có kí hiệu là Ho. Đối thuyết của H0 là H1. Tức là yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc phát sinh và lây lan dịch lợn tai xanh.
- Lập bảng tương liên
Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng cộng
Phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
Có a B a+b
Không c D c+d
Tổng cộng a+c b+d a+b+c+d
Tỷ suất chênh lệch OR ad/bc Chitest(P-value)
Kết luận
- Kiểm định giả thuyết H0 bằng cách:
+ Tính tỉ suất chênh lệch OR (odds ratio):
OR = 2 1 Odd Odd = bc ad
Tỷ suất chênh của nhóm phơi nhiễm Odd 1=
b a
Tỷ suất chênh của nhóm không phơi nhiễm Odd 2=
d c
a: nhóm bệnh có phơi nhiễm
b: nhóm không bệnh có phơi nhiễm c: nhóm bệnh nhưng không phơi nhiễm d: nhóm không bệnh và không phơi nhiễm
Nếu OR = 1: Không có ảnh hưởng, khác nhau giữa hai nhóm OR > 1: Nguy cơ tăng
Khi tính bình phương, tìm giá trị xác suất P trong bảng khi bình phương để khẳng định chấp nhận hay không chấp nhận H0.
- Đưa ra kết luận:
+ Nếu giá trị xác suất P<0,05 thì loại bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1.
+ Nếu giá trị xác suất P>0,05 thì nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, tức là chưa tìm ra mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với việc phát sinh và lây lan dịch lợn tai xanh.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, VỆ SINH, TIÊM PHÒNG VÀ DỊCH BỆNH LỢN TAI XANH TẠI TỈNH HƯNG YÊN LỢN TAI XANH TẠI TỈNH HƯNG YÊN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
Địa giới hành chính giáp 6 tỉnh, thành phố là: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hà Tây, Hà Nam.
Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh có toạ độ địa lý:
Từ 20o36' đến 21o01' vĩ độ Bắc
Từ 105o53' đến 106o17' kinh độ Đông.
Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
Nguồn: http://lib.hunre.edu.vn/xem-Ban-do-tinh-Hung-Yen-6158-4999
Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt: mùa lạnh, trong thời kỳ đầu mùa đông, khí
hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Tỉnh Hưng Yên còn có các sông ngang dọc nối với nhau hình thành một mạng lưới dẫn thuỷ khắp từ Bắc đến Nam, như các sông Hoan Ái, Cửu Yên, Nghĩa Trụ…. Ngoài nguồn nước mặt dồi dào, Hưng Yên còn có nguồn nước ngầm phong phú, nhất là khu vực quốc lộ 5, từ Như Quỳnh đến phố Nối, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và đô thị.
4.1.2. Tình hình chăn nuôi
Với đặc điểm một tỉnh thuần nông, so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên là tỉnh duy nhất có tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung.
Sự phát triển của ngành trồng trọt đã có tác động mạnh mẽ đến ngành chăn nuôi của tỉnh. Trong điều kiện dịch bệnh khó kiểm soát nhưng ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng khá ổn định, bình quân khoảng 9%/ năm. Số lượng gia súc, lợn tăng nhanh, có nhiều tiến bộ cả về giống và phương thức chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi mang tính tận dụng là chủ yếu sang chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp, đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Chăn nuôi lợn phát triển tương đối mạnh mẽ. Tuy vậy, chăn nuôi trang trại, gia trại đang có xu hướng giảm mạnh. Xu thế chăn nuôi hộ trong khu vực dân cư cũng giảm mạnh do hiệu quả không cao và gây ô nhiễm môi trường.
4.1.2.1. Cơ cấu chăn nuôi
Sau quá trình tiến hành điều tra đã rút ra được đặc điểm trong cơ cấu chăn nuôi trên đàn lợn tại các địa điểm điều tra. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra
Stt Loại lợn Số lượng(con) Tỷ lệ (%) 1 Lợn con 10558 27.94 2 Lợn thịt 22157 58.63 3 Lợn nái 4952 13.10 4 Lợn đực giống 123 0.33 Tổng 37790 100
10558 22157 4952 123 0 5000 10000 15000 20000 25000
Lợn con Lợn thịt Lợn nái Lợn đực giống
Số lư ợn g (c on ) Loại lợn
Hình 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ diều tra
Bảng số liệu trên cho thấy phần lớn các hộ chăn nuôi tập trung chủ yếu vào nuôi lợn thịt, chiếm 58.63% hơn một nửa trong tổng số. Tiếp đến là lợn con với 27.94%. Lợn nái chiếm 13.10%. Lợn đực giống chiếm tỷ lệ nhỏ nhất chỉ 0.33%. Cơ cấu chăn nuôi như trên hoàn toàn phù hợp với thị trường tiêu thụ. Nhu cầu thịt lợn là vô cùng lớn nên người dân tập trung chăn nuôi lợn thịt với số lượng lớn.
4.1.2.2. Tình hình nguồn cung cấp con giống
Nguồn cung cấp con giống không những ảnh hưởng đến quá trình phát sinh dịch bệnh mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm thịt:
- Nếu nhập con giống từ những nơi đang có dịch thì chính là tạo điều kiện cho dịch bệnh phát tán ra diện rộng và cũng chính là mang dịch bệnh từ bên ngoài vào chuồng nuôi.
- Nếu nhập con giống từ những trại vừa mới khỏi bệnh, cơ thể con vật còn yếu và còi cọc nên sẽ kéo dài thời gian nuôi ảnh hưởng đến năng suất.
Sau đây là kết quả điều tra được ghi nhận ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng nguồn con giống
Stt Nguồn con giống Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)
1 Tự sản xuất 214 50.47
2 Mua nơi khác có kiểm dịch 194 45.76
3 Mua nơi khác không kiểm dịch 16 3.77
214 194 16 0 50 100 150 200 250
Tự sản xuất Mua nơi khác có
kiểm dịch Mua nơi khác không kiểm dịch S ố hộ Nguồn gốc giống
Hình 4.3. Tình hình sử dụng nguồn con giống
Qua bảng 4.2 cho thấy, số hộ chăn nuôi ở đây vẫn tự sản suất con giống là chủ yếu do đó chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,47%, tiếp đến là mua con giống ở nơi có kiểm dịch chiếm 45,76%, còn mua con giống nơi không kiểm dịch chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,77%. Có thể nói là người chăn nuôi ở Hưng Yên đã chú trọng đến khâu lợn giống nhằm giảm thiểu dịch bệnh lây nhiễm từ ngoài vào.
4.1.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra
Thức ăn chăn nuôi là yếu tố mang tính quyết định tới năng suất cũng như sản lượng trong chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn của loài lợn khá cao và do thường nuôi với số lượng nhiều nên việc cung cấp thức ăn vô cùng quan trọng. Thức ăn cho chăn nuôi lợn khá đa dạng, vì thế cũng có rất nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau:
- Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương (thức ăn bán công nghiệp).
- Dùng thức ăn tự trộn (tự chế).
- Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc có uy tín (thức ăn công nghiệp).
Tiến hành điều tra các loại thức ăn sử dụng ở địa bàn Hưng Yên. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra
Stt Nguồn thức ăn Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)
1 Thức ăn công nghiêp 212 50.00
2 Thức ăn bán công nghiệp 174 41.04
3 Thức ăn tự chế 26 6.13
4 Thức ăn thu gom 12 2.83
Tổng 424 100.00 212 174 26 12 0 50 100 150 200 250 Thức ăn công nghiệp Thức ăn bán công nghiệp
Thức ăn tự chế Thức ăn thu gom
S
ố
hộ
Nguồn thức ăn
Hình 4.4. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra
Thức ăn công nghiệp và thức ăn bán công nghiệp là hai loại thức ăn được các hộ chăn nuôi sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 50% và 41.04%. Hai loại thức ăn có ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, từng giai đoạn phát triển của loài lợn nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp nên việc lựa chọn và sử dụng chúng ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó một số hộ gia đình sử dụng thức ăn tự chế (6.13%) và thức ăn thu gom (2.83%).
4.1.2.4. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi tại các hộ điều tra
Trong chăn nuôi, nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả sản xuất trên vật nuôi. Nước liên quan đến
mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ tạp chất cặn bã.
Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của lợn nuôi.
Nếu sử dụng nguồn nước mặt thì phải quan tâm đến khía cạnh vi sinh vật có hại vốn từ đầu nguồn sông ngòi, ao đầm.
Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì phải chú trọng tới chất khoáng hòa tan trong nước, nếu hàm lượng khoáng độc quá nhiều thì không dùng để nuôi lợn được.
Kết quả của quá trình điều tra nguồn nước được sử dụng trong chăn nuôi tại các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi
Stt Nguồn nước Số hộ(hộ) Tỷ lệ (%) 1 Nước máy 11 2.59 2 Nước giếng 407 95.99 3 Nước mưa 6 1.42 4 Nước ao hồ 0 0 Tổng 424 100 11 407 6 0 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Nước máy Nước giếng Nước mưa Nước ao hồ
Số
h
ộ
Nguồn nước
Nhìn vào bảng kết quả 4.4 ta thấy hầu hết các hộ chăn nuôi đều sử dụng nước giếng cho chăn nuôi, nó chiếm tới 95.99%. Chỉ một số hộ gia đình lấy nguồn nước khác để chăn nuôi, nước máy chiếm 2.59% và nước mưa là 1.42%. Thực tế các hộ chăn nuôi đều chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nên việc sử dung nước giếng khoan để dùng là điều thường gặp. Và chất lượng nguồn nước này thì không có kết luận có đảm bảo hay không. Chỉ một số ít hộ nuôi theo hình thức công nghiệp hiện đại, quy mô lớn nên đầu tư sử dụng nước máy. Nguồn nước ao hồ rất may là không được dùng để chăn nuôi.
4.1.3.Vệ sinh trong chăn nuôi tại các hộ được điều tra
4.1.3.1. Vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại là khâu quan trọng trong hoạt động chăn nuôi lợn. Vệ sinh chuồng trại loại trừ bớt các yếu tố độc hại, các mầm bệnh truyền nhiễm,hạn chế sự phát sinh và lây lan các bệnh truyền nhiễm. Vấn đề vệ sinh cần phải hết sức quan tâm, tiến hành đúng quy trình. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình vệ sinh chuồng trại
Stt Vệ sinh chuồng trại Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)
1 Vệ sinh hàng ngày 382 90.09 2 Vệ sinh 3 lần/ tuần 8 1.89 3 Vệ sinh hàng tuần 32 7.55 4 Vệ sinh hàng tháng 2 0.47 Tổng 424 100 382 8 32 2 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Vệ sinh hàng ngày Vệ sinh 3 lần/tuần Vệ sinh hàng tuần Vệ sinh hàng
tháng
Số
h
ộ
Vệ sinh chuồng trại
Từ bảng 4.5 ta thấy phần lớn các hộ chăn nuôi đã có ý thức vệ sinh chuồng trại, thể hiện ở chỗ có 90.09% số hộ chăn nuôi tiến hành vệ sinh chuồng trại hằng ngày. Số hộ vệ sinh chuồng trại 3 lần/ tuần và vệ sinh hàng