Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Cơ chế sinh bệnh
Virus có thể xâm nhập vào cơ thể lợn theo nhiều đường: hơ hấp, tiêu hố, đường âm đạo.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, đích tấn cơng của virus là các đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào ở phế nang, phế quản. Đây là tế bào duy nhất có receptor phù hợp với cấu trúc hạt virus, vì thế virus hấp thụ và thực hiện quá trình nhân lên chỉ trong tế bào này và phá huỷ nó. Một tỷ lệ lớn tế bào đại thực bào trong nang phổi bị virus xâm nhiễm rất sớm.
Lúc đầu, virus PRRS có thể kích thích các tế bào này, nhưng sau 2 hoặc 3 ngày virus sẽ giết chết chúng, các virion được giải phóng và ồ ạt xâm nhiễm sang các tế bào khác. Ở giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm của virus PRRS, dường như hiệu giá không thể kháng lại các loại virus và vi khuẩn khác không liên quan trong cơ thể của lợn tăng cao do sự kích hoạt của đại thực bào trong hệ thống miễn dịch. Điều này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong việc đánh giá mức độ miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm ở cơ thể lợn.
Khi tế bào đại thực bào bị virus phá huỷ, các phản ứng miễn dịch không xảy ra được, lợn nhiễm bệnh rơi vào trạng thái suy giảm miễn dịch và dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát, điều này có thể thấy rõ ở những đàn lợn vỗ béo chuẩn bị giết thịt, khi bị nhiễm virus PRRS sẽ có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi kế phát do những vi khuẩn vốn sẵn có trong đường hơ hấp. Trong cơ thể lợn ốm, có tới 40% số lượng tế bào đại thực bào bị virus giết chết.
Viêm phổi làm thiếu oxy nên gây rối loạn chuyển hoá của thai, thai bị suy dinh dưỡng và gây chết thai, sảy thai. Lợn chửa kỳ cuối thì nhu cầu oxy tăng cao vì phải ni thai, ở thời kỳ cuối thai tăng trưởng rất nhanh nên nhu cầu về oxy tăng gấp nhiều lần, vì vậy lượng thiếu hụt oxy càng nghiêm trọng, nên thai hay sảy vào kỳ cuối. Sau sảy thai, tế bào nội mạc tử cung bị thoái hoá, hoại tử nên làm chậm các quá trình sinh lý khác của cơ thể con vật.