Các loại dụng cụ thiết bị nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 33 - 34)

3.3.3. Hóa chất nghiên cứu

- Cồn tuyệt đối, glycerol, nước cất. - KOH tinh thể.

- Chloral hydrate, gum arabic.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra thành phần côn trùng trên sắn được dự trữ trong các kho bảo quản thức ăn gia súc tại khu vực Hà Nội năm 2016 – 2017.

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Cryptolestes pusillus, phân biệt

trưởng thành 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Điều tra thành phần côn trùng trên sắn bảo quản ở Hà Nội

 Phương pháp lấy mẫu:

Tiến hành điều tra thu thập côn trùng trên sắn bảo quản tại Hà Nội: lấy mẫu theo QCVN 01 – 141: 2013/BNNPTNT: Quy chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu KDTV (Bộ NN và PTNT). Định kỳ 7 ngày/lần.

Lấy mẫu ban đầu: Các điểm lấy mẫu ban đầu phải phân bố đều trong lô vật thể. Mẫu được lấy theo phương pháp đường chéo góc của các mặt quy ước tính theo độ cao của khối hàng. Khối lượng mẫu ban đầu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, lấy ít nhất 5 mẫu/1 khối hàng.

Lấy mẫu trung bình (TB): Trộn đều tất cả các mẫu ban đầu, phân tách mẫu theo nguyên tắc đường chéo để lấy mẫu TB.

Lấy mẫu bổ sung: Điều tra bằng mắt thường để thu thập trực tiếp sâu mọt gây hại.

 Phương pháp thu thập, định loại mẫu côn trùng:

Tiến hành sàng bằng các ngăn khác nhau để tách côn trùng từ mẫu hàng

hóa, phân tách các loài côn trùng kho và loài mọt Cryptolestes spp. cho vào lọ

thu mẫu. Mẫu thu được của từng địa điểm được để riêng trong túi nilon có nhãn theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)