Vật liệu, dụng cụ, hóa chất nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 32)

3.3.1. Vật liệu nghiên cứu

- Sắn lát, sắn vụn, sắn cắt khúc đã được khử trùng. - Bột ngô, bột mỳ, ...

3.3.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu

- Bộ rây sàng côn trùng (đường kính mắt sàng từ 1 – 2,5 mm).

- Xiên lấy mẫu đối với hàng bảo quản đóng bao.

- Lọ đựng côn trùng thu thập có nắp lưới thông thoáng.

- Bình nhựa có vòi, pipet nhựa, găng tay.

- Panh, ống nghiệm, bút lông, kim côn trùng, lam, la men, cốc đong…

- Đĩa petri (đường kính 5cm, 10cm), đĩa lõm, hộp nhựa to (hình trụ, đường kính 20cm, cao 30cm), hộp nhựa nhỏ (đường kính 15cm, cao 15cm).

- Kính lúp soi nổi (có bộ phận chụp ảnh) quan sát các đặc điểm hình thái,

có thước đo kích thước côn trùng.

- Tủ định ôn theo dõi thí nghiệm côn trùng.

- Tủ sấy thức ăn nuôi côn trùng.

- Bàn gia nhiệt để sấy khô tiêu bản lam.

Hình 3.1. Các loại dụng cụ thiết bị nghiên cứu 3.3.3. Hóa chất nghiên cứu

- Cồn tuyệt đối, glycerol, nước cất. - KOH tinh thể.

- Chloral hydrate, gum arabic.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra thành phần côn trùng trên sắn được dự trữ trong các kho bảo quản thức ăn gia súc tại khu vực Hà Nội năm 2016 – 2017.

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Cryptolestes pusillus, phân biệt

trưởng thành 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Điều tra thành phần côn trùng trên sắn bảo quản ở Hà Nội

 Phương pháp lấy mẫu:

Tiến hành điều tra thu thập côn trùng trên sắn bảo quản tại Hà Nội: lấy mẫu theo QCVN 01 – 141: 2013/BNNPTNT: Quy chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu KDTV (Bộ NN và PTNT). Định kỳ 7 ngày/lần.

Lấy mẫu ban đầu: Các điểm lấy mẫu ban đầu phải phân bố đều trong lô vật thể. Mẫu được lấy theo phương pháp đường chéo góc của các mặt quy ước tính theo độ cao của khối hàng. Khối lượng mẫu ban đầu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, lấy ít nhất 5 mẫu/1 khối hàng.

Lấy mẫu trung bình (TB): Trộn đều tất cả các mẫu ban đầu, phân tách mẫu theo nguyên tắc đường chéo để lấy mẫu TB.

Lấy mẫu bổ sung: Điều tra bằng mắt thường để thu thập trực tiếp sâu mọt gây hại.

 Phương pháp thu thập, định loại mẫu côn trùng:

Tiến hành sàng bằng các ngăn khác nhau để tách côn trùng từ mẫu hàng

hóa, phân tách các loài côn trùng kho và loài mọt Cryptolestes spp. cho vào lọ

thu mẫu. Mẫu thu được của từng địa điểm được để riêng trong túi nilon có nhãn theo quy định.

Hình 3.2. Điều tra côn trùng trên sắn bảo quản năm 2016 – 2017

Định loại côn trùng theo tài liệu của Gorham (1991); Haines (1991).

- Tính độ thường gặp (%) để đánh giá mức độ phổ biến của loài côn trùng theo không gian điều tra:

Số điểm điều tra có chứa loài a

ĐBG (%) = x 100 Tổng số điểm điều tra

Trong đó:

-: Gặp rất ít (ĐBG < 25%) +: Gặp ít (ĐBG từ 25 – 50%)

++: Thường gặp (ĐBG từ 50 – 75%) +++: Gặp nhiều (ĐBG > 75%)

3.5.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Cryptolestes pusillus3.5.2.1. Phương pháp làm tiêu bản giám định 3.5.2.1. Phương pháp làm tiêu bản giám định

- Chuẩn bị hóa chất thí nghiệm +Dung dịch Hoyer’s (Singer, 1967): Gum Arabic: 30 g

Chloral hydrate: 200 g Glycerol: 20 ml

Nước cất: 50 ml

Cách pha: Cho Gum Arabic vào lọ thủy tinh, đổ nước cất vào lọ. Để trong tủ ấm qua đêm để Gum tan hết, sau đó cho Chloral hydrate vào lọ khuấy đều, cuối cùng rót dung dịch glycerol vào lọ.

+ KOH: cân 10g tinh thể KOH đổ vào lọ thủy tinh có nắp. Đổ vào lọ 90 ml

nước cất, đóng nắp lọ rồi lắc đều để KOH tan hết - Làm tiêu bản lam

+ Đặt 1 vài cá thể trưởng thành trong đĩa lõm, đổ dung dịch KOH 10% vào ngâm ở nhiệt độ phòng từ 12- 24h.

+ Rửa sạch mẫu bằng nước cất sau đó rửa lại bằng cồn tuyệt đối để loại bỏ nước.

+ Nhỏ 1 giọt dung dịch Hoyer’s lên lam, dùng kim côn trùng lấy 1 cá thể trưởng thành đặt vào chính giữa giọt dung dịch sao cho mặt bụng quay lên trên. Căng cánh xòe ra 2 bên để không che các đốt bụng.

+ Đậy lam kính lên trên, tránh tạo bọt khí. Đặt mẫu tiêu bản lên bàn sấy ở nhiệt độ 40oC, sấy trong vòng 2 – 3 ngày.

3.5.2.2. Đo kích thước, mô tả đặc điểm hình thái của mọt Cryptolestes pusillus và Cryptolestes ferrugineus

Sử dụng kính NIKON SMZ 18 có kết nối Camera, nối với máy tính có cài đặt phần mềm NIS Element D 4.500.00 để chụp ảnh và đo kích thước các pha:

- Pha trứng: đo chiều dài và chiều rộng.

- Pha sâu non, nhộng: đo chiều dài và phần rộng nhất của cơ thể - Trưởng thành đo các chỉ tiêu sau:

+ Chiều dài: Đo từ mép trên của đầu (ngoại trừ miệng và phần phụ miệng) đến hết cánh cứng.

+ Chiều rộng: đo khoảng cách rộng nhất trên cánh cứng. + Râu đầu: đo chiều dài râu từ đốt 1 – 11.

+ Chiều dài đầu + MLN: Đo từ mép trên của đầu đến mép dưới MLN.

Hình 3.3. Đo kích thước Cryptolestes bằng phần mềm NIS Element D

- Kích thước trung bình tính theo công thức:

n Xi

X  

Trong đó:

Xi: Giá trị kích thước cá thể thứ i n: Số cá thể theo dõi

t: tra bảng Student - Fisher, độ tin cậy P = 95%, độ tự do v=n-1; δ: độ lệch chuẩn; n: số cá thể theo dõi.

3.5.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cryptolestes pusillus

 Nghiên cứu thời gian phát dục các pha của loài Cryptolestes pusillus

trên thức ăn là sắn lát khô ở 2 mức nhiệt độ khác nhau:

- Chuẩn bị thức ăn: Sắn lát được khử trùng để diệt trừ hết nấm và sâu bệnh, sau đó dùng máy đo thủy phần sắn đạt ≥ 12% tiến hành nhân nuôi mọt.

-Nghiên cứu sinh học loài mọt Cryptolestes pusillus: Thí nghiệm tiến hành

ở 2 mức nhiệt độ 25oC và 30oC, độ ẩm 70 - 75%. Mỗi mức nhiệt độ tiến hành

quan sát 30 cặp cá thể.

Dùng hộp nhựa nhỏ (đường kính 10cm, cao 10 cm) có nắp đậy ngăn côn trùng. Cho thức ăn đã được làm sạch và khử trùng vào các hộp. Trong mỗi hộp thả một cặp mọt. Kiểm tra, tìm trứng và thay thức ăn hàng ngày (1 lần/ngày).

Pha trứng: Kiểm tra hàng ngày, khi thấy trứng ghi lại ngày, tháng và tiến hành tách riêng từng quả đưa vào hộp petri (1 quả/hộp) có chứa thức ăn. Tiếp tục theo dõi quan sát thời điểm trứng nở.

Pha sâu non: Khi trứng nở thành sâu non tiếp tục theo dõi thời gian phát dục của từng tuổi. Quan sát mỗi ngày một lần và ghi lại thời điểm khi phát hiện thấy có xác sâu non của mọt trong hộp petri. Thời gian phát dục của mỗi tuổi được tính từ thời điểm lột xác lần trước đến lần lột xác tiếp theo.

Pha nhộng: Tiếp tục theo dõi mỗi ngày một lần. Ghi chép thời điểm khi sâu non tuổi cuối bắt đầu hóa nhộng và khi nhộng vũ hóa trưởng thành.

Pha trưởng thành: Khi phát hiện nhộng vũ hóa trưởng thành, chọn 10 cặp đực – cái ghép đôi và nuôi trong hộp petri có thức ăn. Theo dõi mỗi ngày một lần đến khi tìm thấy quả trứng đầu tiên và ghi chép ngày phát hiện.

- Vòng đời của mọt được tính từ giai đoạn trứng đến khi mọt trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên.

- Thời gian phát dục trung bình được tính theo công thức:

N ni Xi

X   .

X : thời gian phát dục TB của từng pha Xi: thời gian phát dục của cá thể thứ i ni: số cá thể lột xác trong ngày thứ i N: số cá thể theo dõi.

 Nghiên cứu sức sinh sản của trưởng thành Cryptolestes pusillus ở 2 mức nhiệt độ khác nhau:

Mọt râu dài được nuôi trong môi trường thức ăn là sắn lát. Bố trí 1 cặp trưởng thành 1 ngày tuổi vào mỗi hộp nhựa có chứa 50g thức ăn, nuôi ở 2 mức nhiệt độ 25oC và 30oC, độ ẩm 70 - 75%. Nhắc lại n = 30.

Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng trứng đẻ, số trứng đẻ trung bình/ngày, thời gian đẻ trứng trung bình và tỷ lệ trứng nở.

Sức sinh sản = (quả/con cái)

Tổng số trứng đẻ Tổng số con cái theo dõi Số trứng đẻ TB/ngày/1 cá thể cái = (quả/ngày/con) Số trứng đẻ TB/1 cá thể cái Thời gian đẻ Tỷ lệ nở của trứng (%) = Tổng số trứng nở x 100 Tổng số trứng theo dõi

Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến khả năng gia tăng mật độ của loài mọt Cryptolestes pusillus

Thả (10 cặp đực - cái) cá thể trưởng thành mới vũ hoá vào các hộp nhựa đựng 1 kg sắn lát khô để ẩm và dùng máy đo thủy phần sắn khi đạt ở các mức thủy phần 10%, 12% và 14% đưa vào thí nghiệm. Đo nhiệt độ và ẩm độ tại thời điểm kiểm tra thủy phần sắn. Đặt chế độ tủ sinh thái tại nhiệt độ 30oC, ẩm độ 70 - 75%. Cho các hộp chứa sắn lát và mọt vào trong tủ sinh thái để mọt phát triển. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Phương pháp theo dõi: theo dõi mật độ mọt (con/kg) sau thời gian thả mọt 30, 45, 60, 75 và 90 ngày thí nghiệm. Tại mỗi thời điểm kiểm tra, dùng rây sàng mọt ra khỏi thức ăn để kiểm tra mật độ mọt (pha trưởng thành; con/kg). Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo.

 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại sắn nguyên liệu khác nhau đến khả năng gia tăng mật độ của của loài mọt Cryptolestes pusillus:

Thả trưởng thành mới vũ hoá (10 cặp đực – cái) vào các hộp nhựa đựng 1 kg các loại sắn khác nhau. Thức ăn đã được khử trùng (có thủy phần 12%).

Thí nghiệm với 3 công thức: - Công thức 1: Sắn lát

- Công thức 2: Sắn vụn - Công thức 3: Sắn cắt khúc Mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Phương pháp theo dõi: sau thời gian thả mọt 30, 45, 60, 75 và 90 ngày thí

nghiệm đếm số lượng trưởng thành của C. pusillus trong mỗi hộp. Tại mỗi thời

điểm kiểm tra, dùng rây sàng mọt ra khỏi thức ăn để kiểm tra mật độ mọt (pha trưởng thành; con/kg). Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo. Thí nghiệm thực hiện ở nhiệt độ phòng thí

nghiệm dao động từ 30 - 33 0C, ẩm độ 65 - 75%.

 Nghiên cứu sự cạnh tranh thức ăn của 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus trên các loại thức ăn khác nhau

Sử dụng hộp nuôi côn trùng, cho các loại thức ăn khác nhau vào hộp (1kg/hộp x 3 loại thức ăn x 3 hộp). Cho vào mỗi hộp 10 cặp trưởng thành C. pusillus và 10 cặp trưởng thành C. ferrugineus mới vũ hóa.

Thí nghiệm với 3 công thức: - Công thức 1: Sắn lát

- Công thức 2: Bột mỳ - Công thức 3: Bột ngô Mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Phương pháp theo dõi: sau thời gian thả mọt 30, 60 và 90 ngày theo dõi, tính số lượng trưởng thành của C. pusillus và C. ferrugineus trong mỗi hộp. Kết thúc theo dõi ở thời điểm sau. Thí nghiệm thực hiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm dao động từ 30- 33 0C, ẩm độ 70 - 75%.

 Xử lý số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG TRÊN SẮN BẢO QUẢN Ở HÀ NỘI NĂM 2016– 2017 NĂM 2016– 2017

Trong 2 năm 2016 – 2017, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần côn trùng trên sắn bảo quản tại các kho của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung ương, công ty cổ phần Việt Pháp, công ty TNHH New hope, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi CP Xuân Mai, công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Tín. Chúng tôi đã thu thập mẫu, ghi chép số liệu và mang về phòng thí nghiệm của Chi cục KDTV vùng V để tiến hành định loại. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần côn trùng hại sắn bảo quản tại Hà Nội năm 2016 – 2017

Stt Tên khoa học Tên Việt

Nam Họ

Mức độ phổ biến Bộ Coleoptera

1 Lasioderma serricorne (Fabricius,1792) Mọt thuốc lá Anobiidae ++ 2 Araecerus fasciculatus (Degeer, 1775) Mọt cà phê Anthribidae +++ 3 Dinoderus minutus (Fabricius, 1775) Mọt tre Bostrichidae -

4 Micrapate sp. Bostrichidae ++

5 Rhizopertha dominica (Fabricius, 1792) Mọt đục hạt nhỏ

Bostrichidae ++ 6 Necrobia rufipes (Fabricius, 1781) Mọt xương

xanh

Cleridae - 7 Cryptolestes ferrugineus (Fabricius,

1792)

Mọt râu dài Cucujidae ++ 8 Cryptolestes pusillus (Schönherr, 1817)

(= Cryptolestes minutus (Olivier,1791))

Mọt râu dài Cucujidae +++ 9 Sitophilus oryzae (Linnaeus, 1763) Mọt gạo Curculionidae +++ 10 Sitophilus zeamais Motschulsky, 1855 Mọt ngô Curculionidae ++ 11 Cryptophilus integer (Heer, 1841) Mọt thóc nâu Languriidae -

12 Pharaxonotha kirschii Reitter, 1875 Languriidae ++

13 Pharaxonotha sp. Languriidae ++

14 Carpophilus dimidiatus (Fabricius,1792) Mọt thò đuôi Nitidulidae ++ 15 Carpophilus obsoletus Erichson, 1843 Mọt thò đuôi Nitidulidae +

Stt Tên khoa học Tên Việt

Nam Họ

Mức độ phổ biến

16 Litargus balteatus LeConte, 1856 (= Litargus antennatus, Miyatake,1957)

Mycetophagidae - 17 Typhaea stercorea (Linnaeus, 1758) Mọt nấm lông Mycetophagidae + 18 Ahasverus advena (Waltl, 1832) Mọt gạo dẹt Silvanidae +++ 19 Oryzaephilus surinamensis (L.,1758) Mọt răng cưa Silvanidae ++ 20 Alphitobius diaperinus Panzer, 1797 Mọt khuẩn

đen

Tenebrionidae ++ 21 Alphitobius laevigatus (Fabricius, 1781) Mọt khuẩn đen Tenebrionidae - 22 Latheticus oryzae Waterhouse, 1880 Mọt đầu dài Tenebrionidae + 23 Palorus subdepressus (Wollason, 1864) Tenebrionidae + 24 Tribolium castaneum (Herbst, 1797) Mọt bột đỏ Tenebrionidae ++

Bộ Lepidoptera

25 Ephestia cautella (Walker, 1863) (=Cadra cautella (Walker, 1863))

Ngài Địa Trung Hải

Pyralidae +

Bộ Psocoptera

26 Liposcelis bostrychophila Badonnel,1931 Rệp sách Liposcelidae ++ 27 Liposcelis entomophila (Enderlein,1907) Rệp sách Liposcelidae +

Ghi chú: - : Gặp rất ít (ĐBG < 25%) +: Gặp ít (ĐBG từ 25-50%) ++: Thường gặp (ĐBG từ 50-75%)

+++: Gặp rất nhiều (ĐBG > 75%)

Sắn nguyên liệu được bảo quản trong kho dưới các hình thức là sắn lát, sắn cắt khúc, sắn vụn, trong đó sắn lát là hình thức bảo quản chính. Do thành phần dinh dưỡng cao, nhiều tinh bột nên côn trùng gây hại trên sắn khá phong phú về số lượng và chủng loại. Kết quả điều tra năm 2016 – 2017 tại Hà Nội cho thấy thành phần côn trùng hại sắn bảo quản gồm 27 loài thuộc 13 họ, 3 bộ, trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) có 24 loài chiếm 89%, bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 1 loài chiếm 4%, bộ có răng (Psocoptera) có 2 loài (chiếm 7%) (Hình 4.1).

Trong bộ Coleoptera, họ Tenebrionidae có số lượng loài nhiều nhất (5 loài), tiếp đến là họ Bostrichidae (3 loài), Languriidae (3 loài). Các họ còn lại đều có 1 – 2 loài.

Số liệu điều tra năm 2016 – 2017 cho thấy 4 loài có độ bắt gặp cao (chiếm 14,8%) là Ahasverus advena, Araecerus fasciculatus, Cryptolestes pusillus,

Sitophilus oryzae; 12 loài thường gặp (chiếm 44,5); 6 loài gặp ít (chiếm 22,2%) và 5 loài gặp rất ít là Alphitobilus laevigatus, Cryptophilus integer, Dinoderus minutus, Necrobia rufipes, Litargus balteatus (chiếm 18,5%).

Quách Hồng Linh (2014), đã điều tra côn trùng hại sắn bảo quản vùng Hà Nội năm 2014, thành phần các loài gây hại chính trên sắn bảo quản gồm 18 loài

thuộc 13 họ, 3 bộ; trong đó 4 loài có độ bắt gặp cao là Araecerus fasciculatus,

Rhizopertha dominica, Carpophilus dimidiatus, Tribolium castaneum. Như vậy qua các thời kỳ thành phần và mức độ gây hại của các loài côn trùng hại sắn bảo quản đã có sự biến đổi.

Trong số các loài chúng tôi điều tra năm 2016 – 2017 có 2 loài thuộc giống

Cryptolestes là C. ferrugineus và C. pusillus hại kho bảo quản với mức độ bắt gặp từ cao đến trung bình. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong nước (Dương Minh Tú, 2005; Hà Thanh Hương, 2008; Trần Văn Hai và cs., 2008; Nguyễn Thị Oanh và cs., 2016) và nước ngoài (CABI, 2017). Loài Cryptolestes turcicus chúng tôi chưa phát hiện thấy trong đợt điều tra 2016 – 2017 tại Hà Nội.

Hai loài C. ferrugineus và C. pusillus có nhiều đặc điểm tương tự nhau và có sự khác biệt về giữa con đực và cái nên dễ gây nhầm lẫn trong định loại. Do đó chúng tôi đã tiến hành làm mẫu, đo kích thước, phân tích chi tiết đặc điểm hình thái và cơ quan sinh dục để có thể phân biệt 2 loài này.

Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy phương thức sinh sống và gây hại của quần thể mọt hại sắn bảo quản tại Hà Nội có sự phân hóa thành các nhóm khác nhau. Những loài gây hại sơ cấp thường tập trung ở bề mặt và bên trong của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)