Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cryptolestes pusillus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 37 - 40)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5.3.Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cryptolestes pusillus

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.3.Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cryptolestes pusillus

 Nghiên cứu thời gian phát dục các pha của loài Cryptolestes pusillus

trên thức ăn là sắn lát khô ở 2 mức nhiệt độ khác nhau:

- Chuẩn bị thức ăn: Sắn lát được khử trùng để diệt trừ hết nấm và sâu bệnh, sau đó dùng máy đo thủy phần sắn đạt ≥ 12% tiến hành nhân nuôi mọt.

-Nghiên cứu sinh học loài mọt Cryptolestes pusillus: Thí nghiệm tiến hành

ở 2 mức nhiệt độ 25oC và 30oC, độ ẩm 70 - 75%. Mỗi mức nhiệt độ tiến hành

quan sát 30 cặp cá thể.

Dùng hộp nhựa nhỏ (đường kính 10cm, cao 10 cm) có nắp đậy ngăn côn trùng. Cho thức ăn đã được làm sạch và khử trùng vào các hộp. Trong mỗi hộp thả một cặp mọt. Kiểm tra, tìm trứng và thay thức ăn hàng ngày (1 lần/ngày).

Pha trứng: Kiểm tra hàng ngày, khi thấy trứng ghi lại ngày, tháng và tiến hành tách riêng từng quả đưa vào hộp petri (1 quả/hộp) có chứa thức ăn. Tiếp tục theo dõi quan sát thời điểm trứng nở.

Pha sâu non: Khi trứng nở thành sâu non tiếp tục theo dõi thời gian phát dục của từng tuổi. Quan sát mỗi ngày một lần và ghi lại thời điểm khi phát hiện thấy có xác sâu non của mọt trong hộp petri. Thời gian phát dục của mỗi tuổi được tính từ thời điểm lột xác lần trước đến lần lột xác tiếp theo.

Pha nhộng: Tiếp tục theo dõi mỗi ngày một lần. Ghi chép thời điểm khi sâu non tuổi cuối bắt đầu hóa nhộng và khi nhộng vũ hóa trưởng thành.

Pha trưởng thành: Khi phát hiện nhộng vũ hóa trưởng thành, chọn 10 cặp đực – cái ghép đôi và nuôi trong hộp petri có thức ăn. Theo dõi mỗi ngày một lần đến khi tìm thấy quả trứng đầu tiên và ghi chép ngày phát hiện.

- Vòng đời của mọt được tính từ giai đoạn trứng đến khi mọt trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên.

- Thời gian phát dục trung bình được tính theo công thức:

N ni Xi

X   .

X : thời gian phát dục TB của từng pha Xi: thời gian phát dục của cá thể thứ i ni: số cá thể lột xác trong ngày thứ i N: số cá thể theo dõi.

 Nghiên cứu sức sinh sản của trưởng thành Cryptolestes pusillus ở 2 mức nhiệt độ khác nhau:

Mọt râu dài được nuôi trong môi trường thức ăn là sắn lát. Bố trí 1 cặp trưởng thành 1 ngày tuổi vào mỗi hộp nhựa có chứa 50g thức ăn, nuôi ở 2 mức nhiệt độ 25oC và 30oC, độ ẩm 70 - 75%. Nhắc lại n = 30.

Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng trứng đẻ, số trứng đẻ trung bình/ngày, thời gian đẻ trứng trung bình và tỷ lệ trứng nở.

Sức sinh sản = (quả/con cái)

Tổng số trứng đẻ Tổng số con cái theo dõi Số trứng đẻ TB/ngày/1 cá thể cái = (quả/ngày/con) Số trứng đẻ TB/1 cá thể cái Thời gian đẻ Tỷ lệ nở của trứng (%) = Tổng số trứng nở x 100 Tổng số trứng theo dõi

Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến khả năng gia tăng mật độ của loài mọt Cryptolestes pusillus

Thả (10 cặp đực - cái) cá thể trưởng thành mới vũ hoá vào các hộp nhựa đựng 1 kg sắn lát khô để ẩm và dùng máy đo thủy phần sắn khi đạt ở các mức thủy phần 10%, 12% và 14% đưa vào thí nghiệm. Đo nhiệt độ và ẩm độ tại thời điểm kiểm tra thủy phần sắn. Đặt chế độ tủ sinh thái tại nhiệt độ 30oC, ẩm độ 70 - 75%. Cho các hộp chứa sắn lát và mọt vào trong tủ sinh thái để mọt phát triển. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Phương pháp theo dõi: theo dõi mật độ mọt (con/kg) sau thời gian thả mọt 30, 45, 60, 75 và 90 ngày thí nghiệm. Tại mỗi thời điểm kiểm tra, dùng rây sàng mọt ra khỏi thức ăn để kiểm tra mật độ mọt (pha trưởng thành; con/kg). Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo.

 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại sắn nguyên liệu khác nhau đến khả năng gia tăng mật độ của của loài mọt Cryptolestes pusillus:

Thả trưởng thành mới vũ hoá (10 cặp đực – cái) vào các hộp nhựa đựng 1 kg các loại sắn khác nhau. Thức ăn đã được khử trùng (có thủy phần 12%).

Thí nghiệm với 3 công thức: - Công thức 1: Sắn lát

- Công thức 2: Sắn vụn - Công thức 3: Sắn cắt khúc Mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Phương pháp theo dõi: sau thời gian thả mọt 30, 45, 60, 75 và 90 ngày thí

nghiệm đếm số lượng trưởng thành của C. pusillus trong mỗi hộp. Tại mỗi thời

điểm kiểm tra, dùng rây sàng mọt ra khỏi thức ăn để kiểm tra mật độ mọt (pha trưởng thành; con/kg). Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo. Thí nghiệm thực hiện ở nhiệt độ phòng thí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệm dao động từ 30 - 33 0C, ẩm độ 65 - 75%.

 Nghiên cứu sự cạnh tranh thức ăn của 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus trên các loại thức ăn khác nhau

Sử dụng hộp nuôi côn trùng, cho các loại thức ăn khác nhau vào hộp (1kg/hộp x 3 loại thức ăn x 3 hộp). Cho vào mỗi hộp 10 cặp trưởng thành C. pusillus và 10 cặp trưởng thành C. ferrugineus mới vũ hóa.

Thí nghiệm với 3 công thức: - Công thức 1: Sắn lát

- Công thức 2: Bột mỳ - Công thức 3: Bột ngô Mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Phương pháp theo dõi: sau thời gian thả mọt 30, 60 và 90 ngày theo dõi, tính số lượng trưởng thành của C. pusillus và C. ferrugineus trong mỗi hộp. Kết thúc theo dõi ở thời điểm sau. Thí nghiệm thực hiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm dao động từ 30- 33 0C, ẩm độ 70 - 75%.

 Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 37 - 40)