Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 27 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước

2.3.1. Nghiên cứu về thành phần côn trùng hại kho bảo quản nông sản

Việc thay đổi kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch khiến nguồn thức ăn của côn trùng hại kho và các điều kiện sinh thái cũng có nhiều thay đổi. Theo Trần Minh Tâm (2000), thì sự trao đổi bao chứa từ nơi này sang nơi khác là nguyên nhân chủ yếu làm lan truyền côn trùng gây hại. Ngoài ra Vũ Quốc Trung (2008), cho rằng tình trạng vệ sinh trong kho kém sẽ làm đa dạng thành phần côn trùng trong kho. Do đó thành phần và mật độ các loài côn trùng luôn có sự biến đổi, việc thường xuyên điều tra giám định thành phần côn trùng gây hại trong kho bảo quản nông sản là cần thiết vẫn luôn được các nhà khoa học quan tâm.

Nguyễn Thị Giáng Vân và cs. (1995), đã ghi nhận được 46 loài sâu mọt hại lương thực cất giữ trong kho ở 28 tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó có 38 loài mọt thuộc bộ Cánh cứng với 19 họ khác nhau và 8 loài thuộc bộ

Cánh vảy với 5 họ khác nhau. Trong đó Sitophilus oryzae, Rhizopertha dominica,

Tribolium castaneum, Oryzaephilus surinamensis là các loài gây hại phổ biến, được ghi nhận xuất hiện với tần suất cao (>50%).

Kết quả điều tra thành phần côn trùng và nhện hại nông sản xuất khẩu và bảo quản ở Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1996 được Trung tâm Phân tích Giám định KDTV thống kê cho thấy có 110 loài gây hại thuộc 43 họ, 8 bộ, trong đó tập trung chủ yếu ở: bộ cánh cứng (73 loài thuộc 27 họ), bộ cánh vảy (13 loài thuộc 7 họ), bộ cánh màng (9 loài thuộc 3 họ), bộ cánh nửa (11 loài thuộc 4 họ). Những họ có số loài nhiều nhất là Tenebrionidae, Dermestidae, Curculionidae. Trong đó, số lượng loài côn trùng ở miền Bắc là 80 loài, nhiều hơn miền Nam (69 loài) và hơn hẳn miền Trung (23 loài). Đó là do miền Bắc và miền Nam có số lượng nông sản cất giữ trong kho lớn hơn, nhiều chủng loại nông sản hơn, là môi trường thuận lợi cho khu hệ côn trùng phát triển (Trung tâm Phân tích Giám định KDTV, 1996).

Năm 2000 – 2001, Hà Thanh Hương đã tiến hành thu thập xác định được 56 loài côn trùng và 01 loài nhện, trong đó có 52 loài côn trùng gây hại thuộc 22 họ, 2 bộ. 5 loài côn trùng hại kho nông sản ở miền Bắc Việt Nam xuất hiện phổ

biến nhất với độ thường gặp cao là: Lophocateres pusillus (50,98%), Tribolium

castaneum (52,94%), Cryptolestes pusillus (58,82%), Rhizopertha dominica

quản như: thóc dự trữ quốc gia, thóc và ngô của các công ty giống cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm và các loại nông sản khác (Hà Thanh Hương, 2008).

Công tác điều tra dịch hại trong kho bảo quản gạo, ngô và thức ăn gia súc ở Cần Thơ và An Giang từ năm 2002 đến 2003 cho thấy có 23 loài đã được xác định trong kho bảo quản ở Cần Thơ, trong đó có 7 loài xuất hiện với mật độ cao như Tribolium castaneum, Sitophilus oryzae, Ahasverus advena… và 27 loài đã được xác định ở An Giang trong đó có 6 loài xuất hiện với mật độ cao như

Tribolium castaneum, Latheticus oryzae, Cryptolestes pusillus… Hầu hết các loài côn trùng hại kho đều thuộc bộ Coleoptera (Trần Văn Hai và cs., 2008).

Kết quả điều tra thành phần côn trùng, nhện hại nông sản và thức ăn thủy sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre đã xác định được 35 loài côn trùng, trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) có 30 loài chiếm 85,71%; bộ ve bét (Acarina), bộ gián (Blattodera), bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ rệp sách (Psocoptera), bộ nhậy ba đuôi (Thysanura) mỗi bộ có 1 loài. Một số loài lần đầu phát hiện trong quá trình điều tra là Thaumaglossa rufocapillata, Evorinea indican, Leichenum pictum.

Điều tra côn trùng hại trên sắn lát xuất khẩu khu vực Quy Nhơn năm 2009 – 2010 cho thấy có 26 loài côn trùng và nhện hại. Trong đó nhóm gây hại sơ cấp

gồm 7 loài, loài mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt đục hạt (Rhizopertha

dominica), Sinoxylon anale gây hại phổ biến. Nhóm gây hại thứ cấp có 16 loài, phổ biến là các loài Cryptolestes ferrugineus, Cryptophilus integer, Latheticus

oryzae, Carpophilus dimidiatus. Nhóm ăn mốc, mục đồng thời làm ẩm ướt sắn

lát bảo quản có 3 loài: Alphitobius diaperinus, Alphitobius piceus và Ahasverus

advena (Phạm Đức Anh, 2010).

Theo kết quả điều tra của Tạ Phương Thảo (2007), thành phần sâu mọt, nhện hại trong kho bảo quản sắn có tổng số 14 loài thuộc 9 họ, 2 bộ, trong đó mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis) có mức độ phổ biến cao. Theo kết quả điều tra của Vũ Văn Hậu (2013), thành phần côn trùng nhện hại trên kho sắn bảo quản khá phong phú gồm 25 loài. Trong đó bộ cánh cứng có 20 loài, bộ cánh vảy có 3 loài, bộ ve bét Acarina có 1 loài và bộ Psocoptera có 1 loài. Theo Quách Hồng Linh (2014), thành phần sâu mọt trong kho sắn Hà Nội năm 2014 gồm 18 loài thuộc các bộ Coleoptera, Psocoptera, Lepidoptera.

2.3.2. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra trong kho bảo quản nông sản nông sản

Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa hết sức thuận lợi cho côn trùng phát sinh và phát triển. Vì vậy, côn trùng ăn hại, phá hoại nông sản thực phẩm là nguyên nhân chính gây nên tổn thất lương thực, thực phẩm trong kho bảo quản. Việc giảm mất mát trong quá trình sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng đang được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách nông nghiệp của nước ta hiện nay.

Số liệu điều tra tại một số huyện ngoại thành Hà Nội của Nguyễn Kim Vũ (1999), cho thấy tổn thất sau thu hoạch do côn trùng gây ra cho lúa gạo trung bình là 6,4%, mức thiệt hại cao nhất có thể lên đến 11,8%. Theo kết quả báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), thiệt hại về gạo do côn trùng gây ra trong kho bảo quản vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 18%.

Kết quản nghiên cứu về tổn thất ngô sau thu hoạch, tổn thất trung bình là 15%, cá biệt ở miền núi lên tới 20% –25% sau 6 tháng bảo quản. Kết quả điều tra tại Hà Giang cho thấy nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại, tỷ lệ hạt ngô bị côn trùng gây hại cao nhất có thể đạt tới 98% (Dương Minh Tú, 2005).

Bảo quản sắn khô quy mô hộ gia đình thường không áp dụng biện pháp kỹ thuật nên mức độ tổn thất 16 – 18% sau 3 – 4 tháng bảo quản. Còn ở quy mô cơ sở sản xuất, kinh doanh, lượng sắn khô sau thời gian bảo quản 2 – 3 tháng thì bắt đầu xuất hiện côn trùng gây hại, chúng phát triển nhanh và gây tổn thất lớn về số lượng cũng như chất lượng, mức độ tổn thất 14 – 18% (Trần Thị Mai, 2002).

Theo Vũ Quốc Trung (2008), những con số thể hiện thiệt hại do sâu mọt hại kho gây ra là rất đáng chú ý: Gạo tẻ sau 3 tháng bảo quản với mật độ sâu hại 100 con/kg và thủy phần 13,5% bị hao hụt mất 3,5% khối lượng. Bột mỳ có thủy phần 12%, mật độ sâu hại là 10 con/kg, sau 3 tháng bảo quản bị hao hụt mất 8% khối lượng và sâu hại phát triển thêm 190%. Một kho thóc sau 8 tháng không tiến hành các biện pháp phòng trừ sâu hại, mật độ sâu hại còn sống lên đến 32 con/kg. Khi tiến hành kiểm tra lớp thóc bề mặt tới độ sâu 0,5 m thì thấy trung bình tỷ lệ hạt bị hại là 13,7%. Theo dõi quá trình xay xát thì thấy: từ 100 kg thóc không bị sâu hại có thể thu hồi được 70 – 73 kg gạo trắng, chưa kể tới chất lượng gạo rất kém, giá trị thương phẩm thấp và không đảm bảo về mặt vệ sinh.

2.3.3. Nghiên cứu về các loài thuộc giống Cryptolestes

 Nghiên cứu về thành phần loài

Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Giáng Vân và cs. (1995), về thành

phần sâu mọt hại kho ở Việt Nam thì mới chỉ có 1 loài thuộc giống Cryptolestes

là C. pusillus.

Theo kết quả điều tra của Dương Minh Tú (2005), Hà Thanh Hương (2008), Trần Văn Hai và cs. (2008), Phạm Đức Anh (2010), Nguyễn Bích Ngọc (2015), Nguyễn Thị Oanh và cs. (2016), trong thành phần sâu mọt hại kho ở Việt Nam có 2 loài thuộc giống Cryptolestes là C. ferrugineus và C. pusillus.

Theo điều tra của Trung tâm KDTV sau nhập khẩu I – Cục BVTV năm 2006 – 2010 trên lúa, lạc dự trữ trong kho bảo quản có 3 loài thuộc giống

Cryptolestes là C. pusillus, C. ferrugineus và C. turcicus (Cục BVTV, 2010). Theo Bùi Công Hiển và cs. (2014), trong thành phần côn trùng cánh cứng hại kho ở Việt Nam có 3 loài thuộc giống Cryptolestes là C. pusillus, C. ferrugineus và C. turcicus.

 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái

Theo nghiên cứu của Phạm Đức Anh (2010), về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài C. ferruginus thì trứng của loài này có hình ống tròn, màu trắng, trong suốt kích thước trung bình 0,66 ± 0,01 x 0,37 ± 0,01 mm.

Sâu non có 4 tuổi, đầu dẹt, hình bán cầu. Bụng có 12 đốt, đốt thứ nhất đến thứ ba mang 3 đôi chân bụng. Kích thước tăng dần theo các tuổi. Tuổi 1 có kích thước trung bình 1,18 ± 0,01 x 0,25 ± 0,01 mm, tuổi 2 trung bình 1,81 ± 0,02 x 0,33 ± 0,01 mm, tuổi 3: 2,52 ± 0,01 x 0,237 ± 0,01 mm. Sâu non tuổi 4 đẫy sức có kích thước lớn nhất, gấp 2 lần tuổi 1, trung bình 3,07 ± 0,01 x 0,58 ± 0,01 mm.

Nhộng của C. ferrugineus là dạng nhộng trần, hình bầu dục, toàn thân

màu trắng đục, đầu màu nâu sẫm, hơi cong về phía bụng. Kích thước trung

bình 2,05 ± 0,01 mm x 0,84 ± 0,01 mm. Trưởng thành C. ferrugineus có thân

màu nâu bóng, cánh màu nâu nhạt hơn, dài trung bình 2,84 ± 0,02 mm, rộng 0,69 ± 0,01 mm.

Ngoài ra tác giả cũng chỉ ra đặc điểm phân biệt 2 loài C. pusillus và C.

Đặc điểm Cryptolestes pusillus Cryptolestes ferrugineus

Râu đầu Các đốt râu dài Các đốt râu ngắn hơn Mảnh lưng

ngực

Mép ngực trước rộng hơn mép ngực sau, MLN hình thang.

Chiều dài mép ngực sau bằng chiều dài MLN

Mép ngực trước rộng gần bằng mép ngực sau.

Chiều dài mép ngực sau nhỏ hơn chiều dài MLN

Tuy nhiên đây chỉ là các nhận xét ban đầu do chưa chỉ ra được sự khác biệt giữa trưởng thành đực, cái, chiều dài cụ thể của râu đầu, hình dạng mảnh lưng ngực...

 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái

Theo Bùi Công Hiển (1995), điều kiện sinh thái thích hợp cho các loài

thuộc giống Cryptolestes phát triển là nhiệt độ 33oC và độ ẩm 70 – 90%. Thời

gian hoàn thành vòng đời tùy theo điều kiện sống và theo từng loài, trung bình khoảng 20 – 30 ngày.

Theo dẫn liệu của Vũ Quốc Trung (2008), trưởng thành của loài C. ferrugineus thích sống ở gần kho, trong lương thực vỡ nát, bảo quản lâu ngày. Sâu non thích ăn phôi hạt và làm giảm độ nảy mầm của hạt rất nghiêm trọng. Tùy điều kiện nhiệt độ mà mọt hoàn thành vòng đời trong khoảng 36 – 75 ngày,

trưởng thành có thể sống được 3 – 10 tháng. Hạt có thủy phần 16 – 18%, ở 27oC

và độ ẩm 85 – 90% là điều kiện thích hợp nhất với loài này.

Theo Phạm Đức Anh (2010), ở nhiệt độ 25oC quá trình sinh trưởng của

loài C. ferrugineus diễn ra chậm, vòng đời kéo dài 51,1 ngày, trong đó thời gian

phát dục trung bình của pha trứng là 7,3 ± 0,21 ngày, sâu non 28,1 ± 0,27 ngày,

pha nhộng 16,6 ± 0,22 ngày. Ở 30oC thời gian sinh trưởng diễn ra nhanh hơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 27 - 32)