Đặc điểm hình thái của loài Cryptolestes pusillus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 51 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đặc điểm hình thái của loài Cryptolestes pusillus

Chúng tôi tiến hành nuôi sinh học loài Cryptolestes pusillus trong phòng thí nghiệm với thức ăn là sắn lát và tiến hành đo kích thước các pha phát dục của mọt với số cá thể theo dõi n = 30. Kết quả theo dõi được trình bày tại Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kích thước các pha phát dục của loài Cryptolestes pusillus

Pha phát dục

Kích thước (mm)

Chiều dài Chiều rộng

NN DN TB ± SE NN DN TB ± SE Trứng 0,52 0,55 0,54 0,00 0,15 0,16 0,16 0,00 SN tuổi 1 1,06 1,17 1,12 0,01 0,18 0,21 0,19 0,00 SN tuổi 2 1,76 1,93 1,86  0,02 0,27 0,32 0,29 0,01 SN tuổi 3 2,85 3,02 2,94 0,01 0,55 0,62 0,58 0,01 SN tuổi 4 đầu t4 3,76 3,97 3,87 0,03 0,77 0,82 0,79  0,01 cuối t4 2,87 3,11 2,99 0,03 0,76 0,83 0,79 0,01 Nhộng 1,94 2,12 2,03  0,02 0,76 0,85 0,81 0,01 TT đực 1,66 2,02 1,83 0,04 0,70 0,81 0,73 0,01 Cái 1,75 2,25 1,92 0,04 0,75 0,81 0,77 0,01

Mọt râu dài thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, họ Cucujidae, là côn trùng biến thái hoàn toàn vòng đời trải qua 4 pha phát dục: trứng, sâu non (4 tuổi),

nhộng, trưởng thành. Đặc điểm hình thái của từng pha phát dục mọt C. pusillus

được chúng tôi mô tả như sau:

- Pha trứng: hình bầu dục kéo dài, màu trắng trong, có ánh bóng, một đầu tròn và một đầu hơi nhọn, chiều dài gấp 3,4 lần chiều rộng. Trứng được đẻ từng quả, trên bề mặt hạt hoặc lẫn trong thức ăn. Khi gần nở trứng chuyển sang màu vàng nhạt. Kích thước trung bình 0,54 x 0,16 mm (Hình 4.5).

Hình 4.5. Trứng loài Cryptolestes pusillus

- Pha sâu non: sâu non (SN) có 4 tuổi, màu vàng nhạt, kích thước tăng dần theo các tuổi. Đầu hóa kitin màu vàng đậm, có 3 đốt ngực mỗi đốt mang 1 đôi chân ngực. Bụng có 9 đốt, đốt 1 – 7 có chiều dài tương tự nhau, đốt 8 dài hơn các đốt còn lại, đốt cuối cùng (đốt 9) thót lại màu vàng đậm, mang móc đuôi hình chữ V.

+ SN tuổi 1: sâu non mới nở sáng màu, có khả năng di chuyển nhanh, kích

thước trung bình 1,12  0,01 x 0,19 mm. SN hình ống, các đốt thuôn đều từ đầu

xuống các đốt cuối bụng, cơ thể dẹt, hai bên cơ thể có nhiều lông mảnh. Râu đầu ngắn (Hình 4.6).

Hình 4.6. Sâu non tuổi 1 loài Cryptolestes pusillus

+ SN tuổi 2,3: Cơ thể màu vàng, di chuyển nhanh. Các đốt bụng phình to hơn các đốt ngực, cơ thể dẹt, kéo dài (Hình 4.7, 4.8).

Tuổi 2 kích thước TB 1,86  0,02 x 0,29  0,01 mm, tuổi 3 kích thước TB 2,94  0,01 x 0,58  0,01 mm.

Hình 4.7. Sâu non tuổi 2 loài

Cryptolestes pusillus

Hình 4.8. Sâu non tuổi 3 loài

Cryptolestes pusillus

+ SN tuổi 4: Hình thái có sự biến đổi (khác biệt) giữa giai đoạn đầu và giai đoạn chuẩn bị hóa nhộng (Hình 4.9).

Giai đoạn đầu SN mập nhưng cơ thể vẫn kéo dài, các đốt bụng phình to,

kích thước 3,87  0,03 x 0,79  0,01 (chiều dài gấp gần 5 lần chiều rộng). Sau

khi phát triển 3 – 5 ngày tùy điều kiện nhiệt độ, SN bắt đầu biến đổi. Các đốt ngực và đốt bụng co ngắn lại, bè ra, SN ít di chuyển và không ăn thêm, kích thước 2,99  0,03 x 0,79  0,01 mm (chiều dài gấp khoảng 3,7 lần chiều rộng).

Giai đoạn đầu tuổi 4 Giai đoạn cuối tuổi 4

Hình 4.9. Sâu non tuổi 4 loài Cryptolestes pusillus

- Nhộng: Dạng nhộng trần, hình bầu dục toàn thân màu trắng sữa, bóng. Râu đầu, chân tự do không bị dính vào cơ thể. Hai bên bụng có các lông ngắn. Nhộng mới vũ hóa còn nguyên xác lột của SN tuổi cuối dính vào cuối bụng (Hình 4.10).

Hình 4.10. Nhộng loài Cryptolestes pusillus

- Pha trưởng thành: Cơ thể màu nâu bóng, mỏng, dẹt. MLN và đầu sẫm màu hơn cánh cứng. Râu đầu hình chuỗi hạt 11 đốt, đốt thứ nhất phình to, các đốt sau thuôn dài. Râu đầu, MLN con đực và con cái có sự khác biệt (Hình 4.11).

Do kích thước nhỏ và màu sắc tương đồng, loài Cryptolestes pusillus và

Cryptolestes ferrugineus rất dễ gây nhẫm lẫn trong định loại. Tuy cùng được gọi là mọt râu dài, nhưng độ dài râu giữa con đực và con cái cũng như giữa các loài khác nhau đều không đồng nhất. Để thấy rõ được sự khác biệt giúp cho việc định loại trưởng thành, chúng tôi tiến hành đo chiều dài râu đầu, chiều dài đầu + mảnh

lưng ngực (CD đầu + MLN) của 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus, sau đó tính

toán tỷ lệ (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Tỷ lệ CD râu đầu (CD đầu + MLN) của 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus

Loài Tỷ lệ CD râu đầu/(CD đầu + MLN)

TN CN TB

C. pusillus TT đực 1,58 1,84 1,70 0,03

TT cái 0,99 1,30 1,16 0,03

C. ferrugineus TT đực 1,02 1,23 1,11 0,02

TT cái 0,92 1,03 0,99  0,01 Ghi chú: số cá thể quan sát mỗi pha n = 20

- Cryptolestes pusillus:

+ Con đực: Tỷ lệ CD râu đầu/(CD đầu + MLN) là cao nhất, TB 1,70 

0,03. Râu đầu đốt thứ nhất phình to, đốt 2 – 4 hình chuỗi hạt ngắn, đốt 5 – 11 hình chuỗi hạt kéo dài, trong đó đốt cuối cùng (đốt 11) là dài nhất. MLN hình thang, chiều rộng lớn hơn chiều cao (Hình 4.11).

+ Con cái: Tỷ lệ CD râu đầu/(CD đầu +MLN) TB là 1,16 0,02. Đốt râu thứ nhất phình to nhất, đốt 2 – 8 hình chuỗi hạt ngắn và khá đều nhau, đốt 9 – 11 kích thước lớn hơn. MLN có 2 mép ngoài gần song song nhau tạo hình chữ nhật nằm ngang (Hình 4.11).

- Cryptolestes ferrugineus:

+ Con đực: Tỷ lệ CD râu đầu/(CD đầu +MLN) TB là 1,11 0,01, tỷ lệ này

gần tương đương với con cái của C. pusillusnên dễ gây nhầm lẫn. Râu đầu đốt

thứ nhất phình to, đốt 2 – 8 hình chuỗi hạt ngắn và khá đều nhau, đốt 9 – 11 kích thước lớn hơn. MLN hình thang, phía dưới đáy thót lại dạng phễu (Hình 4.11).

+ Con cái: Tỷ lệ CD râu đầu/(CD đầu +MLN) thấp nhất (TB 0,99  0,03).

Đốt thứ nhất phình to nhất, các đốt còn lại hình chuỗi hạt tròn, ngắn. MLN cao, phía dưới hơi thót lại, chiều cao MLN gần bằng chiều rộng mép trên (Hình 4.11).

C. pusillus (TT đực) C. pusillus (TT cái)

C. ferrugineus (TT đực) C. ferrugineus (TT cái)

Hình 4.11. Râu đầu và mảnh lưng ngực 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus

Theo quan sát của chúng tôi, trưởng thành đực và cái loài C. ferrugineus

ngoài sự khác biệt về chiều dài râu đầu còn khác nhau ở hình dạng hàm trên (Hình 4.12).

Hàm trên TT đực C. ferrugineus Hàm trên TT cái C. ferrugineus

Hình 4.12. Hàm trên của trưởng thành đực, cái loài Cryptolestes pusillusTrong đó: Trong đó:

+ Trưởng thành đực loài C. ferrugineus có phía dưới của mép ngoài hàm

trên nhọn, nhô ra.

+ Trưởng thành cái loài C. ferrugineus có mép ngoài hàm trên trơn nhẵn.

Để có thể phân biệt được trưởng thành đực, cái và so sánh đặc điểm hình thái của 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus, chúng tôi tổng hợp các đặc điểm phân loại trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Phân biệt trưởng thành 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus qua đặc điểm hình thái bên ngoài

Đặc điểm C. pusillus C. ferrugineus

TT đực TT cái TT đực TT cái CD 1,83 ± 0,04mm 1,92± 0,04 mm 2,36 ± 0,04 mm 2,29 ± 0,04 mm CR 0,73 ± 0,01 mm 0,77 ± 0,01 mm 0,78 ± 0,01 mm 0,79 ± 0,01 mm Hàm trên Mép ngoài hàm trên nhẵn Mép ngoài hàm trên nhẵn Mép ngoài hàm trên nhọn Mép ngoài hàm trên nhẵn Râu đầu RĐ dài, đốt 1

phình to, đốt 2 – 4 ngắn, đốt 5 – 11 kéo dài Đốt 1 phình to, đốt 2 – 8 ngắn, đốt 9 – 11 lớn hơn Đốt 1 phình to, đốt 2 – 8 ngắn, đốt 9 – 11 lớn hơn RĐ ngắn, đốt 1 phình to, các đốt còn lại ngắn, đều nhau MLN Hình thang, chiều rộng lớn hơn chiều cao

Hình chữ nhật nằm ngang, hai mép ngoài gần song song

Hình thang, phía dưới đáy thót lại dạng phễu

MLN cao, phía dưới đáy hơi thót lại

Tỷ lệ RĐ/ (Đ+MLN)

Dưới đây là hình ảnh trưởng thành 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus

được chụp dưới kính hiển vi

C. pusillus (tt đực) C. pusillus (tt cái) C. ferrugineus (tt đực) C. ferrugineus (tt cái)

Hình 4.13. Trưởng thành 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus

Ngoài phân tích đặc điểm hình thái bên ngoài, chúng tôi còn làm tiêu bản

lam của các loài thuộc giống Cryptolestes thu thập được ở các kho điều tra năm

2016 – 2017. Phương pháp làm tiêu bản cơ quan sinh dục (CQSD) thường được áp dụng trong phòng thí nghiệm để phân biệt trưởng thành các loài có đặc điểm hình thái tương tự nhau (Sitophilus oryzae, Sitophilus zeamais), hoặc các loài có

tính đa hình cao (Trogoderma spp.). Đối với các loài này chúng tôi ngâm trong

KOH 10% để hòa tan lớp mỡ, sau đó dùng kim côn trùng giải phẫu CQSD. Quá trình thực hiện này mất nhiều thời gian, trong quá trình thao tác mẫu có thể bị nát, khó giám định.

Tuy nhiên mọt Cryptolestes nhỏ, dẹt, có lớp vỏ kitin ở bụng mỏng nên sau

khi được ngâm KOH 10%, CQSD đực/cái có thể nhìn xuyên qua mặt bụng mà không cần giải phẫu. Mẫu sau khi lên lam và sấy khô được chúng tôi chụp ảnh và

đối chiếu với tài liệu giám định CQSD Cryptolestes spp. của tác giả Bank (1979),

Bảng 4.8. Phân biệt trưởng thành 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus qua đặc điểm cơ quan sinh dục

Đặc điểm Cryptolestes pusillus Cryptolestes ferrugineus

TT đực Gai xương ngắn, tuyến phụ không rõ nét

Gai xương dài, tuyến phụ hình trăng khuyết

TT cái Ống dẫn trứng cuộn tròn ở phía trên

Mép trong ống dẫn trứng kitin rõ nét, có dạng cong

Như vậy thay vì đun mẫu trưởng thành Cryptolestes spp. với dung dịch chloral – phenol theo tác giả Bank, 1979, chúng tôi ngâm mẫu với dung dịch KOH 10%. Kết quả cho thấy CQSD đực/cái có thể nhìn thấy rõ và dễ dàng đối chiếu với các khóa phân loại. Trưởng thành đực C. pusillus có gai xương dài bằng khoảng 1,5 lần đốt bụng cuối, trưởng thành đực C. ferrugineus có gai

xương dài bằng 3 đốt bụng cuối. Trong khi đó trưởng thành cái C. pusillus có

ống dẫn trứng ngắn, cuộn tròn phía trên, phần hóa kitin thẳng; trưởng thành cái

C. ferrugineus có ống dẫn trứng dài, phần hóa kitin cong hình lưỡi liềm.

Quá trình giám định các mẫu điều tra qua đặc điểm hình thái và CQSD chúng tôi đều chưa phát hiện thấy loài Cryptolestes turcicus.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)