Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại nguyên liệu sắn đến mật độ loà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 66 - 67)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cryptolestes pusillus

4.3.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại nguyên liệu sắn đến mật độ loà

Cryptolestes pusillussau thời gian bảo quản

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các loại nguyên liệu sắn đến mật độ loài

Cryptolestes pusillus sau các thời gian bảo quản khác nhau

Loại nguyên liệu sắn

Mật độ (con/kg)

30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày 90 ngày

Sắn lát 29,33a 37,00a 54,33a 65,67a 93,33a Sắn vụn 25,33b 34,67ab 44,33b 60,00b 83,67b Sắn cắt khúc 25,67ab 28,67b 39,00c 53,33c 74,67c

CV% 6,6 4,7 3,4 3,5 3,0

LSD 3,99 3,54 3,54 4,71 5,74 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05

Đối với sắn bảo quản trong kho có các loại hình nguyên liệu là sắn lát, sắn cắt khúc và sắn vụn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức

ăn đến khả năng gia tăng mật độ của loài mọt C. pusillus, kết quả thu được trình

bày tại bảng 4.16.Tại thời điểm 30 ngày sau thí nghiệm, mật độ mọt ở các công thức dao động từ 25– 29,33 con/kg, mật độ mọt cao nhất trên sắn lát là 29,33 con/kg. Qua xử lý thống kê không có sự sai khác về mật độ mọt trên 3 loại nguyên liệu sắn .

Tại thời điểm 45 ngày sau thí nghiệm, mật độ mọt đã tăng lên nhiều hơn, sau khi xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy mật độ mọt trên sắn lát và sắn vụn tương đương nhau, mật độ mọt trên sắn cắt khúc thấp hơn.

Tại thời điểm 60 ngày sau thí nghiệm, mật độ mọt ở sắn vụn (54,33 con/kg) và sắn lát (44,33 con/kg) vẫn cao hơn so với sắn cắt khúc (28,67 con/kg).Tại các thời điểm 75 ngày, mật độ mọt cao nhất trên sắn lát (65,67 con/kg) tiếp theo đến sắn vụn (60 con/kg), mật độ mọt trên sắn cắt khúc thấp hơn.

Tại thời điểm 90 ngày sau thí nghiệm, mật độ mọt vẫn tăng cao đạt 93,33 con/kg trên sắn lát, 83,67 con/kg trên sắn vụn và 74,64 con/kg trên sắn cắt khúc. Qua xử lý thống kê có sự sai khác có ý nghĩa trên nguyên liệu sắn lát là mật độ mọt tăng nhanh hơn đáng kể cao hơn so với trên nguyên liệu sắn vụn và sắn cắt khúc.

Như vậy, dạng sắn nguyên liệu khác nhau có ảnh hưởng tới sự gia tăng mật độ của loài mọt C. pusillus. Sắn lát và sắn vụn là 2 loại thức ăn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của loài mọt này nên khả năng gia tăng mật độ cao hơn trong cùng điều kiện so với thức ăn là sắn cắt khúc. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm này cũng phù hợp với kết quả điều tra trong kho bảo quản từ 17/5 đến 12/7/2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại sắn bảo quản; đặc điểm sinh học, sinh thái loài cryptolestes pusillus (schonherr) (coleoptera (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)