Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cryptolestes pusillus
4.3.9. Nghiên cứu sự cạnh tranh của 2 loài C.pusillus và C ferrugineus trên
các loại thức ăn khác nhau
Theo nghiên cứu của Hà Thanh Hương (2008), tốc độ gia tăng quần thể của
mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) liên quan chặt chẽ đến chủng loại thức ăn và
giảm dần theo thời gian phát triển của quần thể. Trong điều kiện nuôi cùng
Tribolium confusum, tốc độ này cao gấp khoảng 1,20 – 1,29 lần.
Trong quá trình điều tra kho chúng tôi nhận thấy 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus thường xuất hiện gây hại cùng nhau trên một số các loại nông sản
bảo quản. chúng tôi đánh giá sức tăng trưởng của 2 loài mọt cùng phát triển trên một số loại thức ăn khác nhau là sắn lát, bột mỳ và bột ngô, thí nghiệm thực hiện thả đồng thời 10 cặp mọt C. pusillus và C. ferrugineus ở trên mỗi loại thức ăn. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, kết quả thể hiện ở bảng 4.17.
Bảng 4.17. Sự cạnh tranh thức ăn của 2 loài C. pusillus và C. ferrugineus
trên các loại thức ăn khác nhau
Loại thức ăn
Mật độ trưởng thành 2 loài sau thời gian bảo quản (con/kg) Tỷ lệ 2 loài sau 90
ngày
Cryptolestes pusillus Cryptolestes ferrugineus
30 ngày 60 ngày 90 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày
Sắn lát 28,67b 48,00b 86,67a 31,33a 50,67b 80,67ab 1,07/1 Bột mỳ 42,00a 68,67b 92,33a 30,00a 57,33a 83,67a 1,10/1 Bột ngô 28,67b 47,33b 81,33a 29,00a 44,67b 78,00a 1,04/1 CV% 4,4 2,8 3,1 7,0 5,7 2,9
LSD 3,29 3,46 6,17 4,77 6,58 5,59
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05
Tại thời điểm 30 ngày sau thí nghiệm, mật độ mọt C. pusillus dao động từ
28,67 – 42 con/kg, cao nhất trên bột mỳ (42 con/kg). Sau 90 ngày thí nghiệm, mật độ mọt C. pusillus thấp nhất trên bột ngô (81,33 con/kg), trên sắn lát đạt 86,67 con/kg, cao nhất trên bột mỳ (92,33 con/kg).
Mật độ mọt C. ferrugineus cũng đạt cao nhất trên bột mỳ sau 90 ngày thí
nghiệm (83,67 con/kg), tiếp đến là sắn lát (80,67 con/kg), thấp nhất trên bột
ngô (78 con/kg). Như vậy trên các loại thức ăn thí nghiệm, cả 2 loài mọt C.
pusillus và C. ferrugineus đều phát triển tốt nhất trên bột mỳ, tiếp đến là sắn lát và bột ngô.
So sánh về số lượng trưởng thành của 2 loài mọt sau 90 ngày bảo quản cho thấy mật độ mọt C. pusillus vẫn có ưu thế hơn so với C. ferrugineus mật độ trưởng thành cao hơn và gấp 1,07 lần khi nuôi trên sắn lát, 1,1 lần khi nuôi trên bột mỳ và 1,04 lần khi nuôi trên ngô.