(Nguồn: Tổng hợp của học viên)
Ngành xây dựng là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Theo tính toán, nhân lực ngành xây dựng đến năm 2021 sẽ là 5 triệu người, trong đó có 3 triệu nhân lực đã qua đào tạo. nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 - 500.000 người. Cơ cấu bình quân hiện nay ở Việt Nam giữa kỹ sư - trung cấp chuyên nghiệp - công nhân học nghề lần lượt tương ứng tỷ lệ 1 - 1,3 - 0,5; trong khi ở các nước trên thế giới bình quân là 1 - 4 - 10. Tỷ lệ này ở Việt Nam phản ánh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ và đây cũng là câu chuyện đang diễn ra với nhiều ngành khác. Tại các công trình, đa số người lao động theo nghề xây dựng một cách ngẫu nhiên. Nhiều công nhân xây dựng đi lên bằng con đường tự học và thường bắt đầu bằng công việc lao động phổ thông. Số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo. Các chuyên gia nhận định, chính thực trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, tiến độ chậm, chất lượng sản phẩm còn nhiều sai phạm; có nguy cơ làm giảm sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, hạn chế về năng lực khi tham
gia vào thị trường quốc tế và khối cộng đồng chung ASEAN của các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và của Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây nói riêng.
2.3.1.3. Điều kiện kinh tế
Kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, nợ công giảm gần 8 điểm % GDP so với năm 2016 và thương mại thặng dư liên tiếp bốn năm qua. Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao. Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế.Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,97 năm 2018; năm 2019 ước tính đạt 6,07. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49% trong năm 2019; Cùng với đó Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu với nhiều hiệp định thương mại tạo cơ hội cho công ty và đội ngũ nhân lực tiếp cận nhanh và tận dụng triệt để những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học công nghệ thế giới đối với lĩnh vực cơ khí, xây dựng và bất động sản. Đây là tiền đề cơ bản giúp đội ngũ nhân lực nâng cao năng lực hiểu biết và ứng dụng công nghệ tiến bộ nhất vào lĩnh vực mà Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây đang hoạt động. Tuy nhiên, kỹ thuật công nghệ khoa học phát triển nhanh cũng chính là một thách thức đối với nguồn nhân lực của công ty. Đội ngũ kỹ sư, công nhân có thể không làm chủ được công nghệ tiên tiến do không được đào tạo đúng mức và kịp thời. Đồng thời, việc
hội nhập sâu giúp Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây có cơ hội tiếp cận nhiều mô hình quản lý, phát triển nguồn nhân lực của các nước phát triển, tạo tiền đề và kinh nghiệm trong việc cải tiến mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả trong việc phát triển nguồn nhân lực của công ty.
2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
2.3.2.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
(i) Mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp
Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây là xây dựng Công ty thành một trong những công ty xây dựng uy tín tại Việt Nam. Đi đôi với việc phát triển và mở rộng quy mô công ty là việc đảm bảo đời sống của người lao động, xây dựng môi trường làm việc thân thiện và phát huy tối đa năng lực của từng nhân viên. Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây chủ trương tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên của công ty. Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây với mục tiêu phát triển ở thị trường Hà Nội và các thành phố lớn lân cận và thực hiện những công trình xây dựng thế kỷ. Với mục tiêu và định hướng như vậy, công ty chắc chắn sẽ cần xậy dựng chính sách tạo động lực phù hợp để thu hút nhân tài, bởi yếu tố con người là chìa khóa thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng.
(ii) Quan điểm, chính sách quản trị nhân lực
Với đặc thù là một doanh nghiệp cổ phần, quan điểm của lãnh đạo công ty về tạo động lực luôn cố gắng xây dựng và thực hiện các biện pháp tạo động lực được đưa ra như chế độ lương thưởng, chế độ phúc lợi, liên hoan... Các hoạt động này cần được tổ chức thường xuyên hơn để thu hút lao động tại Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là do sự quan tâm của lãnh đạo Công ty trong việc tạo động lực lao động.
Ban lãnh đạo Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây đã luôn quan tâm đến người lao động trong việc giám sát công trường, quản lý xây dựng, báo cáo xây dựng, chỉ đạo, đàm phán, đối thoại trong quan hệ lao động. Đặc
biệt ban lãnh đạo Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây dành sự quan tâm nhất định để xây dưng những chính sách sử dụng nhân lực một cách hiệu quả. Chính sách của Công ty là cố gắng tối đa mọi nguồn lực để ổn định công việc và thu nhập để cho người lao động yên tâm làm việc, không bị hoang mang, dao động tư tưởng. Bên cạnh đó, lãnh đạo luôn là đi đầu trong việc điều hành triển khai công tác sản xuất kinh doanh, luôn quan tâm ghi nhận những ý kiến các nhân mà lao động phản ánh, kiến nghị trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt tập thể. Đặc thù của công ty làm việc tại công trường xây dựng vì vậy sự quan tâm của lãnh đạo là động lực nhằm động viên và khuyến khích lao động trong đơn vị hăng say cống hiến cho sự phát triển bền vững của công ty.
(iii) Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Tài chính là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Nó có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động kinh tế khác. Trong hoạt động tạo động lực lao động, khả năng tài chính của tổ chức sẽ tác động không nhỏ, đặc biệt với Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây. Năm 2018, 2019 khối lượng thực hiện hoàn thiện các hạng mục thi công tốt hơn, công ty bên cạnh đầu tư bất động sản vẫn tiếp tục tìm kiếm các hợp đồng. Thi công các các khu đô thị như: Cái Dăm (37,04 ha) tại Quảng Ninh, Lê Trọng Tấn (135 ha) tại Hà Nội, Đồng Trúc - Ngọc Liệp (250 ha) tại Quốc Oai – Hà Nội, Phú Mãn (461,2 ha) tại Hà Nội; Với đặc thù công ty cổ phần, Công ty không có nguồn tài chính mạnh cho hoạt động tạo động lực lao đông. Bất cứ hoạt động tạo động lực lao động nào được đưa ra đều cần sự phê duyệt của ban giám đốc, cao hơn nữa là hội đồng quản trị ( nếu những hoạt động cần tài chính nhiều). Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây chủ trương duy trì và ổn định sản xuất, đảm bảo quỹ lương, thu nhập cho người lao động và chuẩn bị các điều kiện cũng như các yếu tố cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển vào những năm tiếp theo. Cùng với đó Công ty lựa chọn những hoạt động thiết thực, tiết kiệm chi phí, nên thực tế cho thấy các hoạt động tạo động lực chưa được phong phú và đa dạng.
Những giá trị mà Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây tạo dựng như uy tín, tầm nhìn và vị thế của công ty trên thị trường khá tốt, điều này góp phần làm cho người lao động cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc trong Công ty. Đặc biệt là văn hóa doanh nghiệp tại Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây. Lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong Công ty đều cho rằng: đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Nếu coi doanh nghiệp như ngôi nhà, thì văn hóa doanh nghiệp đều là trụ cột. Nếu coi doanh nghiệp là một cỗ xe, thì động cơ chắc chắn là tinh thần doanh nghiệp, tay lái là văn hóa doanh nghiệp.Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Tại Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây là văn hóa hợp tác, đoàn kết trong tổ chức. Văn hoá càng mạnh bao nhiêu, nó càng định hướng tới thị trường, văn hoá và sự định hướng tới thị trường càng mạnh bao nhiêu thì công ty càng cần ít chỉ thị, mệnh lệnh, sơ đồ tổ chức, chỉ dẫn cụ thể hay điều lệ bấy nhiêu.
2.3.2.2. Các yếu tố thuộc bản thân người lao động
Hiện nay, Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, trí tuệ và tràn đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên với những nhân viên khác nhau có động lực làm việc khác nhau do bản thân mỗi người lao động có sức khỏe, trình độ chuyên môn, kiến thức và những phẩm chất khác nhau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của người lao động. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động như:
Sức khỏe: Đặc thù của công việc trong Công ty là nhân viên phải tiếp xúc
nhiều với vật liệu xây dựng ngoài trời, gây ra một số hiệu ứng bất lợi cho con người, chẳng hạn như vàng da, hoặc dị ứng, một số bệnh như chóng mặt, buồn nôn, tinh thần mệt mỏi,... Chính vì vậy, Công ty cần trả lương xứng đáng cho người lao
động để họ không những bù đắp được sức lao động bỏ ra mà còn có những biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Tại Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Chi nhánh Hà Tây áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe của Bộ Y tế theo quyết định Số: