Các yếu tố và điều kiện chính phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 38 - 39)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch Đăk Lăk

2.3.1. Các yếu tố và điều kiện chính phát triển sản phẩm du lịch

+ Về kết cấu hạ tầng

Không giống các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên nói chung và Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk nói riêng chỉ có giao thông đường bộ và đường hàng không (không có giao thông đường sắt và đường thủy). Hơn nữa, trong điều kiện giao thông đường hàng không hiện nay với chi phí còn khá cao nên giao thông đường bộ càng trở nên rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển du lịch của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, trong đó có du lịch Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk.

Hệ thống giao thông gồm 5 tuyến Quốc lộ quan trọng đi qua tỉnh với tổng chiều dài là 678 km, bao gồm Quốc lộ 14, 26, 27, 29 kết nối Đăk Lăk với các điểm đến quan trọng trong vùng Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, thành phía Nam như: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết. Sân bay Buôn Mê Thuột được xác định là đầu mối giao thông quan trọng – cửa ngõ hàng không nối Tây Nguyên – Đăk Lăk với các trung tâm kinh tế và du lịch lớn của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Nghệ An, Côn Đảo, Phú Quốc và trong tương lai là các thị trường quốc tế.

+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch gồm: nhà nghỉ, khách sạn, nhà khách và các loại hình cơ sở lưu trú khác là 159 với 3.249 buồng; Trong đó có 52 khách sạn với 1.760 buồng, gồm: 2 khách sạn 4 sao với 276 buồng, 4 khách sạn 3 sao với 270 buồng, 6 khách sạn 2 sao với 259 buồng, 12 khách sạn 1 sao với 246 buồng, 28 khách sạn đạt tiêu chuẩn với 709 buồng; Các loại hình khác (nhà khách, nhà nghỉ) gồm 107 cơ sở với 1.489 buồng. Trong đó, hầu hết các cơ sở lưu trú trên đều thuộc địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột. Hệ thống cơ sở lưu trú đang ở giai đoạn tăngtrưởng ban đầu, do đó chủ yếu tăng trưởng về số lượng. Chất lượng có sự chuyển biến song còn thấp, chưa đạt yêu cầu; Quy mô cơ sở lưu trú nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa cao.

Các điểm tham quan, du lịch như: du lịch sinh thái, văn hóa, cà phê, voi, cồng chiêng..., đã hình thành một số khu, điểm du lịch nổi bật như Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng Ko Tam, Công viên nước Đăk Lăk, Bảo tàng, Nhà đày Buôn Mê Thuột (thành phố Buôn Mê Thuột),...Kết nối không gian du lịch với khu du lịch thác Dray Sáp Thượng – Dray Nur (huyện Krông Ana); Điểm du lịch hồ Lắk; Điểm du lịch Buôn Jun (huyện Lắk); Khu du lịch văn hóa sinh thái Buôn Đôn, điểm du lịch cầu treo Buôn Trí, điểm du lịch thác Bảy Nhánh, điểm du lịch vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn); Điểm du lịch thác Dray Knao (huyện M’Drắk); Điểm du lịch thác Krông Kmar (huyện Krông Bông); Trên cơ sở đó, bước đầu đã thu hút được các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước, kết nối tour, tuyến đưa khách du lịch đến với Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)