6. Cấu trúc của đề tài
3.1. Tiềm năng khai thác cà phê thànhsản phẩm du lịch đặc trƣng
3.1.1. Tổng quát sự hình thành phát triển và tiềm năng cà phê tại Đăk Lăk
Từ lâu cà phê được xem là loại thức uống phổ biến nhất thế giới và ở Việt Nam cũng thế. Từ “cà phê” trong tiếng Việt có gốc từ chữ “café” trong tiếng Pháp, Theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn – Âu thì cà phê được gọi là “kahveh”. Cách gọi “kahveh” này được bắt nguồn từ chữ “qahwa” cũng có nghĩa là cà phê.
Theo truyền thuyết cà phê có xuất xứ từ vùng Abyssinia nhưng dựa vào những di chỉ khảo cổ tìm được và những ghi chép của con người còn lại đến ngày nay thì cà phê có nguồn gốc từ vùng Kaffa (nước Ethiopia ngày nay), một quốc gia thuộc Đông Phi. Đã có những ghi nhận về sự xuất hiện của cà phê tại nơi đây vào thế kỷ IX, sang thế kỷ XIV theo chân những người buôn nô lệ, cà phê được mang từ Ethiopia qua xứ Ả Rập nhưng mãi đến thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên để sử dụng làm đồ uống.
Từ đó, cà phê trở thành một thứ thức uống truyền thống của người Ả Rập. Cũng chính tại nơi đây, cà phê được trồng độc quyền với trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha (Mokka), ngày nay làthành phố Al Mukha của nước Yemen. Người Ả Rập rất tự hào về việc phát minh ra loại thức uống này và họ đã cố gắng giữ bí mật này trong nhiều năm sau đó để bảo tồn độc quyền về một loại sản phẩm. Thế nhưng dù nghiêm ngặt đến mức nào thì cũng có người vượt qua được, những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút mang hạt giống về trồng, chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Đông đều có trồng và truyền đi mỗi lúc một xa hơn.
Ở Việt Nam, cà phê được du nhập vào năm 1875 bởi người Pháp, khi đó họ mang theo giống cà phê chè (Arabica) từ đảo Bourton sang trồng thử nghiệm tại một số nhà thiên chúa giáo ở phía Bắc nước ta, sau đó lan ra các tỉnh miền Trung
như: Quảng Trị, huyện Bố Trạch – Quảng Bình,…Sau thu hoạch chế biến dưới thương hiệu “Arabica du Tonkin”, cà phê được nhập khẩu về Pháp. Người Pháp du nhập vào nước ta hai giống mới là cà phê vối (C. robusta) và cà phê mít (C. mitcharichia) vào năm 1908 để thay thế, các đồn điền mới lại mọc lên ở phía Bắc như ở Hà Tĩnh (1910), Yên Mỹ - Thanh Hóa (1911), Nghĩa Đàn – Nghệ An (1915), về sau cà phê dần được trồng nhiều hơn ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Năm 1925, cà phê lần đầu tiên được trồng ở Tây Nguyên. Sau ngày giải phóng tháng 4/1975, diện tích cà phê của cả nước khoảng 20.000 ha. Riêng ở Đăk Lăk chỉ trong 2 năm 1978 – 1979 diện tích trồng cà phê lên đến 6000 ha. Năm 2000, cả nước có khoảng 520 nghìn ha cà phê. Đến nay sản lượng cà phê Việt Nam chiếm hơn 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là Đăk Lăk và Gia Lai.
Nhưng xét về quy mô lẫn danh tiếng, cà phê Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk vẫn được xem là nổi tiếng trong và ngoài nước. Với lợi thế đất đỏ bazan màu mỡ và ưu thế đặc trưng về điều kiện tự nhiên, cao nguyên Buôn Mê Thuột chính là nơi để cây cà phê sinh trưởng tốt và tạo nên những hạt cà phê thơm ngon, chất lượng cao mang hương vi khác biệt so với những nơi khác. Đây cũng là yếu tố giúp cho cà phê Đăk Lăk có lợi thế cạnh tranh so với những địa phương khác trong cả nước và trên trường quốc tế. Ở Đăk Lăk, loại cà phê vối (Robusta) được trồng và sản xuất nhiều nhất, đây cũng là sản phẩm cà phê xuất khẩu chủ lực đi các nước.
- Trong nước
Trong vòng vài năm lại đây, thị trường cà phê Việt Nam có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thương hiệu nổi tiếng như: Gloria Jean’s Coffee, Coffee Bean & Tea, Highlands Coffee, Trung Nguyên,...thì nay xuất hiện thêm những tên tuổi mới. Trong đó, đáng chú ý là “ông lớn” Starbucks, một trong những thương hiệu cà phê lớn nhất tại Mỹ và trên thế giới. Việt Nam với dân số hơn 90 triệu dân, được xem là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê đầy tiềm năng.
Theo dữ liệu sản phẩm mới toàn cầu của Mintel, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 4 thị trường có sức tiêu thụ cà phê mạnh ở Châu Á – Thái Bình Dương . Thứ tự về tiêu thụ cà phê tính trên bình quân đầu người ở các nước như sau: Nhật Bản chiếm vị trí số 1 với 2,90kg cà phê/đầu người, xếp thứ 2 là Hàn Quốc với 2,42kg cà phê/đầu người, vị trí thứ 3, thứ 4 lần lượt là Thái Lan với 1,95kg cà phê/đầu người và Việt Nam là 1,15kg cà phê/đầu người.
Ở Việt Nam, văn hóa cà phê đã có từ khá lâu. Đa số người Việt thường thích thưởng thức cà phê phin hơn so với các sản phẩm cà phê hòa tan, và do đó nhu cầu tiêu thụ cà phê dạng này cũng tăng cao, đơn giản vì cà phê phin luôn có mùi vị đậm đà hơn. Tuy nhiên, thị trường cà phê hòa tan trong nước cũng chiếm một tỉ lệ khá cao. Phân khúc này thuộc về thương hiệu Vinacafe với 40% thị phần trong nước. Bên cạnh đó, sản phẩm cà phê rang xay của các thương hiệu như: Trung Nguyên, Đức Lập – Đăkmil, Mê Trang,...luôn được người tiêu dùng lựa chọn vì phù hợp với hương vị đặc trưng truyền thống.
Nói như thế không có nghĩa các thương hiệu cà phê Việt Nam luôn nắm được thế chủ động ở thị trường trong nước. Điển hình là câu chuyện về sản phẩm cà phê Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Buôn Mê Thuột, một trong những thương hiệu cà phê Đăk Lăk, thời gian qua gặp khá nhiều rắc rối liên quan đến việc tranh chấp thương hiệu với một doanh nghiệp Trung Quốc, gây không ít tổn thất nghiêm trọng về kinh tế lẫn uy tín. Hiện tại Công ty TNHH MTV XNK 2 – 9 Đăk Lăk đang tiến hành gắn logo Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cà phê Buôn Mê Thuột lên sản phẩm cà phê bột, với ý tưởng sẽ quảng bá cho người tiêu dùng trong nước sử dụng sản phẩm cà phê bột nguyên chất của Buôn Mê Thuột và từng bước nâng cao giá trị sử dụng thương hiệu.
- Ngoài nước
Trong những năm qua, nhờ không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất, chế biến. Hiện nay sản phẩm cà phê Đăk Lăk đã có mặt ở gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với kim ngạch đạt hơn 600 triệu USD/năm, chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.
Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đăk Lăk, từ đầu năm đến nay số lượng thị trường nhập khẩu cà phê Đăk Lăk đã tăng từ 60 lên 80 thị trường, tăng thêm 20 nước và vùng lãnh thổ. Các thị trường như Đức, Nhật Bản, Mỹ, Thụy Sĩ, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha,...là những thị trường lớn nhập khẩu trên 60% sản phẩm cà phê của Đăk Lăk. Trong đó, có 18 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD. Đức và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu cà phê nhân nhiều nhất giúp tỉnh Đăk Lăk đạt kim ngạch xuất khẩu trên 440 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ.
Theo dự báo, tới đây những thị trường mới như: Trung Đông, Bắc Phi, Tây Á và Trung Âu được đánh giá là tiềm năng trong việc nhập khẩu sản phẩm cà phê Đăk Lăk. Và các chuyên gia dự đoán, trong vòng 10 năm tới sức tiêu thụ cà phê trên phạm vi toàn cầu tiếp tục tăng, bình quân là 2 – 2.5% mỗi năm.