Số lượng khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 31 - 37)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Thực trạng kinh doanh du lịc hở Đăk Lăk

2.2.1. Số lượng khách du lịch

Kết quả hoạt động du lịch của tỉnh trong qua các năm vừa qua cho thấy sự phát triển liên tục về lượng khách, tuy vậy thì về số lượng tuyệt đối cũng chưa cao.

Năm 2010 Đăk Lăk đón 280.000 lượt khách, tăng 9,95% so với năm 2009. Trong đó, khách quốc tế đạt 24.500 lượt, tăng 7,92%. Khách trong nước đạt 255.500 lượt, tăng 20,15% so với năm 2009.Năm 2011 đón 310.000 lượt khách, tăng 5,08% so với năm 2010. Trong đó, khách quốc tế đạt 27.000 lượt, tăng 11,92%; Khách trong nước đạt 283.000 lượt, tăng 4,47% so với năm 2010.Năm 2012 đón 325.000 lượt khách, tăng 4,84% so với năm 2011. Trong đó, khách quốc

tế đạt 32.000 lượt, tăng 18,51%; Khách trong nước đạt 86,81%, tăng 3,53% so với năm 2011.

Năm 2013, ngành du lịch địa phương tiếp tục đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú; Cảng hàng không Buôn Mê Thuột được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tăng chuyến bay và mở thêm một số đường bay mới tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch. Số lượng khách đến Đăk Lăk tăng mạnh với tổng số 410.000 lượt, tăng 26,15% so với năm 2012. Trong đó, khách quốc tế đạt 40.000 lượt, tăng 9,37%; Khách trong nước đạt 370.000 lượt, tăng 26,27%. Công suất sử dụng buồng phòng ước đạt 62%.

Và năm 2014, ngành du lịch toàn tỉnh đã đón được 467.000 lượt khách. Trong đó, lượng khách quốc tế ướt đạt 70.050lượt, khách trong nước là 396.950 lượt, doanh thu ướt đạt 360 tỷ đồng, tăng 2,68% kế hoạch và tăng gần 16% so với năm 2013. Công suất sử dụng buồng phòng đạt gần 61%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến Đăk Lăk giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Nghìn lượt khách

Năm Tổng lượt khách Khách trong nước Khách quốc tế

2010 280.000 255.500 24.500

2011 310.000 283.000 27.000

2012 325.000 312.000 32.000

2013 410.000 370.000 40.000

2014 467.000 396.950 70.050

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đăk Lăk) 2.2.1.1. Về cơ cấu nguồn khách

Thị trường khách chính tới Đăk Lăk là khách du lịch nội địa, chiếm tới 90% tổng lượng khách.

Thị trường khách du lịch trọng điểm trong nước của Đăk Lăk là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, thời gian gần đây đã dầnthu hút được khách du lịch đến từ các tỉnh phía Bắc thông qua việc gắn kết với chương trình kích cầu, giảm giá của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnamairlines). Về thị trường khách du lịch quốc tế, đa số kháchđến từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nhiều nhất trong số đó là khách du lịch đến từ các nước: Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Đức,...và các quốc gia Đông Nam Á (Asean).

Trong vài năm gần đây, lượng du khách Nga đến Việt Nam tăng nhanh. Từ chỗ 6.000 khách năm 2000 đến năm 2013 đã lên đến 300.000 khách, tăng 50 lần. Hiệp hội Du lịch Đăk Lăk cũng đang tích cực xúc tiến thông qua các Công ty ủy thác lữ hành lớn của thị trường Nga để chia sẻ một lượng khách nhất định, chỉ cần vài phần trăm lượng khách này đến với Đăk Lăk cũng đã là ý nghĩa vì du khách Nga vốn thích những nơi có biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận...

2.2.1.2. Thời gian lưu trú

Dù lượng khách đến với Đăk Lăk tăng đều qua các năm, gần đây có thêm nhiều thị trường khách mới cả trong và ngoài nước. Tốc độ phát triển du lịch cũng ngày càng mạnh, thế nhưng công suất sử dụng buồng phòng vẫn không cao hơn nhiều. Bình quân ngày khách lưu trú là 2,16 ngày/khách. Trong đó, thời gian lưu trú bình quân của khách nội địa là 2,17 ngày/khách, khách quốc tế là 2,15 ngày/khách, trong đó khoảng 88% du khách lưu lại không quá 3 ngày và khoảng 94% du khách lưu lại 2 ngày.

Biểu đồ 2.1. Thời gian lưu trú của khách du lịch tại Đăk Lăk (Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Kết quả điều tra của đề tài cũng làm rõ hơn về thời gian lưu trú của khách tại Đăk Lăk. Qua biểu đồ thời gian lưu trú, phần lớn du khách lưu lại không quá 3 ngày. Có 88% khách nội địa và 82% khách quốc tế ở dưới 3 ngày, 10% khách nội địa và 14% khách quốc tế ở hơn 3 ngày.Như vậy có thể thấykhả năng giữ chân du khách của ngành du lịch địa phương còn chưa cao, còn thiếu các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí...để du khách có thể tham gia sử dụng và lưu lại lâuhơn. Qua đó, cũng phần nào nói lên thực trạng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch của Đăk Lăk vẫn chưa thật sự tốt, chưa thỏa mãn được phần lớn nhu cầu du khách.

2.2.1.3. Đặc điểm thị trường khách

Các đặc điểm thị trường khách được đề tài phân tích trên cơ sở các kết quả điều tra khách du lịch do đề tài thực hiện. Phần nào làm rõ hơn hiện trạng thị trường khách đi du lịch tại Đăk Lăk.

Biểu đồ 2.2. Hình thức đi du lịch của khách đến Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Khách đến Đăk Lăk có số lượng lớn đi theo tour, trong đó có 44% khách nội địa chỉ đi Đăk Lăk, 56% đi kết hợp với tournhiều điểm đến, trong khi đó 70% khách quốc tế đi kết hợp với nhiều điểm và chỉ 30% chỉ đi riêng Đăk Lăk. Từ đó, cho thấy nhu cầu mua tour để đi tham quan nhiều nơi của khách quốc tế cao hơn. Do đó, các đơn vị kinh doanh lữ hành cần tập trung khai thác vào đối tượng khách quốc tế nhiều hơn, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách.

Biểu đồ 2.3. Cách thức tổ chức đi du lịch của khách tại Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Biểu đồ 2.4. Các điểm đến tham quan ưa chuộng của khách tại Đăk Lăk

Trong số những điểm tham quan du lịch ở Đăk Lăk, đa số du khách chọn Buôn Đôn, các thác nước, vườn cà phê, cơ sở sản xuất cà phê...làm điểm đến trên hành trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)