Một số kiến nghị đối với các ban ngành khác có liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị mua hàng tại công ty TNHH Samwon Hà Nội (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SAMWON HÀ NỘI

3.4.Một số kiến nghị đối với các ban ngành khác có liên quan

Hiện nay ngành thực phẩm đang là một ngành có tiềm năng phát triển lớn mạnh, đóng góp nhiều cho nền kinh tế quốc dân, vì vậy nhà nước cần tạo điều kiện cho ngành phát triển mạnh hơn. Cụ thể:

+ Nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, tổ chức tập huấn và yêu cầu về vấn đề VSATTP chặt chẽ hơn, thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện và có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các vi phạm, đảm bảo một môi trường kinh doanh trong sạch và lành mạnh cho doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp và người dân tiêu dùng sản phẩm sạch, có ích cho sức khỏe.

+ Chính sách thuế suất hợp lý, đặc biệt đối với các nguyên liệu nhập khẩu, thủ tục hải quan thông thuận và nhanh chóng, giảm bớt các giấy tờ nghiệp vụ mang tính hành chính quá nặng nề để các doanh nghiệp tiếp nhận hàng hóa một cách thuận lợi và có hiệu suất cao hơn.

+ Kiểm soát lạm phát giữ ở mức độ ổn định, để tránh sự sụt giảm quá mạnh về tỉ giá của VND so với các đồng ngoại tệ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thường xuyên tiến hành giao dịch xuất nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Chương 1: Tác giả đã giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn Samwon Hà Nội, sự ra đời và phát triển của công ty. Từ đó, tác giả đã chỉ ra chức năng, nhiệm vụ của cá nhân và các phòng ban, cũng như quyền hạn của doanh nghiệp. Chương này cũng đã đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số về kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tình hình sử dụng lao động, các tiêu chí quản trị doanh nghiệp khác như quản trị chất lượng, quản trị thương hiệu,…

Chương 2: Nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QTMH trong doanh nghiệp, ngoài doanh nghiệp. Xuất phát từ các nhân tố ảnh hưởng đó tác giả đã chỉ ra quy trình lựa chọn nhà cung cấp của công ty TNHH Samwon Hà Nội. Từ đó, cho thấy tình hình quản trị mua hàng trong công ty. Dựa trên tình hình thực tế trong công tác mua hàng tại doanh nghiệp, tác giả đánh giá những thành công và hạn chế trong hoạt động quản trị mua hàng. Đồng thời, tác giả đã nghiên cứu và chỉ nguyên nhân tồn tại hạn chế, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan có thể được tìm thấy là: Nghiệp vụ của cán bộ nhân viên còn hạn chế, cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty còn hạn chế, mạng lưới kinh doanh cũng như tìm kiếm thông tin chưa phát triển... Nguyên nhân khách quan là do khủng hoảng kinh tế, do sự canh tranh từ các đối thủ và do chính sách của Chính phủ… đã gây ảnh hưởng tới sự phát triển cua công ty.

Việc nghiên cứu tình hình quản trị mua hàng của công ty thời gian qua có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra định hướng và giải pháp trong giai đoạn tới.

Chương 3: Từ những kết quả đạt được và tồn tại của công ty, chuyên đề đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị mua hàng trong doanh nghiệp. Và một số kiến nghị đối với cả nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với các tác nhân vĩ mô trong nền kinh tế.

Với kết cấu ba phần nội dung như trên, chuyên để mong có thể giúp ích cho công ty TNHH Samwon Hà Nội đưa ra được các quyết định đúng đắn để nâng cao được hiệu quả quản trị mua hàng giúp cho doanh nghiệp phát triển đúng với năng lực và tiềm năng của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc(2016), PGS.TS Trần Văn Bão “Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại” NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2013), “Giáo trình quản trị kinh doanh”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Nguyễn Viết Lâm (2007), “Giáo trình nghiên cứu Marketing”, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

4. Trang web công ty:

http://giangoc.com.vn/ http://www.namhanoijsc.vn/ http://acefoods.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị mua hàng tại công ty TNHH Samwon Hà Nội (Trang 50 - 54)