Phong trào Isson-Ippin và 3 nguyên tắc hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 35 - 43)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Sự ra đời của phong trào Isson-Ippin

1.3.2. Phong trào Isson-Ippin và 3 nguyên tắc hoạt động

Đúc rút những bài học thành công từ mô hình phát triển nông thôn mới của thị trấn Oyama, ngày 26 tháng 11 năm 1979, trong cuộc họp thảo luận với cán bộ quản lý của thành phố và các quận huyện trong tỉnh, Thống đốc Hiramatsu Morihiko đã chính thức khởi xướng phong trào Isson-Ippin trong toàn tỉnh Oita. Nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về phong trào Isson-Ippin đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về phong trào như Matsui Kazuhisa, trong cuốn “Phong trào Isson-Ippin với

các nước đang phát triển”, ông đã định nghĩa về phong trào như sau:

“Phong trào Isson-Ippin, đúng như tên gọi, là phong trào xây dựng và phát triển khu vực mang đậm bản sắc của tỉnh Oita. Đây là phong trào mà trong đó các địa phương trong tỉnh sẽ tự tìm kiếm, lựa chọn và xây dựng các sản phẩm mang giá trị đặc trưng cho địa phương, thông qua các hoạt động chế biến, tiếp thị và lưu thông để làm gia tăng giá trị cho sản phẩm. Phong trào Isson-Ippin ra đời với tính chất là “Phong trào” mà không phải là một “Kế hoạch” hay “Chương trình” của chính quyền. Thống đốc Hiramatsu Morihiko cũng đã nêu quan điểm là tỉnh sẽ chỉ hỗ trợ các địa phương và các tập thể biết nỗ lực và cố gắng. Do vậy, phong trào được triển khai trước hết dựa trên tinh thần, ý tưởng sáng tạo và sự nỗ lực của người dân, sau đó chính quyền sẽ dựa vào đó để hỗ trợ” [24, tr.10].

Hai nhà nghiên cứu khác là Yamagami Susumu và Fujimoto Takeshi đã đưa ra định nghĩa về phong trào Isson-Ippin dưới góc độ kinh tế như sau:

“Phong trào Isson-Ippin là mô hình kinh doanh được sáng tạo dựa trên nền tảng các sản phẩm đặc trưng của địa phương như nông sản, thực phẩm

chế biến hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống khác. Mô hình kinh doanh này được triển khai khác hẳn với mô hình phát triển dựa trên các sản phẩm điện tử, công nghệ hay các sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, thông qua phong trào hệ thống kinh doanh dựa trên ý thức cộng đồng của người dân địa phương cũng được thiết lập” [24, tr.36].

Có thể nhận thấy một điểm chung trong các định nghĩa về phong trào Isson- Ippin dù là định nghĩa dưới góc nhìn kinh tế hay xã hội thì đây là phong trào phát huy tổng thể các nguồn lực và bảo vệ bản sắc của địa phương. Phương thức phát triển của phong trào là chú trọng đến khu vực nông nghiệp nông thôn với việc phát triển các sản phẩm nông sản hay ngành nghề thủ công truyền thống. Ngoài ra, phong trào còn nhấn mạnh đến việc gia tăng giá trị cho các sản phẩm thông qua hoạt động chế biến và lưu thông hàng hoá. Tác giả luận văn cho rằng, phong trào Isson-Ippin là phong trào phát triển nông thôn mới sáng tạo và có tính bền vững dựa trên nền tảng phát huy hiệu quả các nguồn lực của địa phương. Các sản phẩm của phong trào sở dĩ đều được gia tăng giá trị do sản phẩm mang tính đặc trưng của khu vực, là kết tinh sáng tạo và nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương.

Phong trào Isson-Ippin do Thống đốc Hiramatsu Morihiko khởi xướng dựa trên tinh thần cốt lõi gồm ba nguyên tắc chính đồng thời là kim chỉ nam hành động và đem lại thành công cho phong trào. Nguyên tắc thứ nhất là Sản phẩm địa phương với giá trị toàn cầu (ローカルにしてグローバル, tức là mỗi địa phương, mỗi khu vực

tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực mình sẽ tìm kiếm và xây dựng các sản phẩm đặc trưng của địa phương nhưng có giá trị được đánh giá cao trên thế giới). Sản phẩm đặc trưng này có thể là sản phẩm vật chất như nông sản, sản phẩm chế biến, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ,... cũng có thể là các sản phẩm văn hoá, tinh thần như các làn điệu dân ca, các lễ hội, sự kiện mang tính chất truyền thống đặc trưng cho cư dân cũng như khu vực đó. Đồng thời, sản phẩm này cần phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường toàn cầu.

Để làm được điều này không hề đơn giản, mỗi địa phương cần phải sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của địa phương kết hợp với cải tiến công nghệ truyền thống, thiết kế lại sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Hơn nữa, về mặt câu chữ, slogan của phong trào là Mỗi làng Một sản phẩm (一村一 品) nhưng tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương mà một địa phương có thể xây

dựng hai, ba hay nhiều sản phẩm đặc trưng. Có thể thấy ví dụ thị trấn Oyama có hàng trăm sản phẩm đặc trưng nhưng vẫn có sức cạnh tranh và nhận diện thương hiệu tốt như các sản phẩm mơ, nấm kim châm, hạt dẻ, ô mai, hay sản phẩm chanh Kabosu ở thành phố Oita,… Ngược lại, có trường hợp hai, ba làng hay một khu vực có thể cùng xây dựng và phát triển một sản phẩm. Từ thành công của phong trào có thể thấy những sản phẩm đặc trưng của tỉnh Oita nhưng được biết đến rộng rãi không chỉ ở Nhật Bản mà còn rất nổi tiếng ở thị trường thế giới như nấm Shiitake, chanh Kabosu,…

Nguyên tắc thứ hai và cũng là nguyên tắc quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững chính là tinh thần Tự chủ, tự lập và sáng tạo (自主自立・ 創意工夫). Mục tiêu và động lực để phát triển nông thôn bền vững chính là nâng cao

chất lượng cuộc sống cho người dân trên tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội cũng như môi trường sống. Đặc biệt, người nông dân phải là đối tượng chính, là nhân vật trung tâm được phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo và là người hưởng lợi trước tiên những thành quả của quá trình phát triển này.

Điểm cốt lõi của phong trào chính là thay đổi nhận thức của người dân trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn. Ở đây, người dân được quyền quyết định lựa chọn và xây dựng những sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đi đôi với quyền quyết định đó chính là trách nhiệm và cũng là thử thách của chính những cư dân ở khu vực đó trong việc lựa chọn sản phẩm nào, tổ chức sản xuất ra sao, xây dựng thương hiệu và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thế nào, chính người dân sẽ phải tự mình trả lời những câu hỏi đó. Chính quyền sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, công nghệ

cũng như các thông tin về thị trường, giá cả,... Thống đốc Hiramatsu Morihiko đã phát biểu khi khởi xướng phong trào như sau:

“Phong trào Isson-Ippin do Thống đốc khởi xướng, nhưng không phải vì lợi ích của Thống đốc hay của tỉnh Oita mà vì mỗi khu vực, mỗi địa phương. Mỗi địa phương sẽ tự lựa chọn các sản phẩm của mình, sử dụng chính sức lực, tiền bạc và sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, rủi ro để xây dựng các sản phẩm đặc trưng, qua đó, góp phần làm cho địa phương giàu mạnh. Những địa phương nào không muốn có thể không tham gia phong trào. Nhưng nếu trong cuộc Tổng điều tra thống kê toàn quốc sắp tới năm 1985, địa phương vẫn không cải thiện được tình hình suy thoái thì đó là kết quả do cộng đồng địa phương lựa chọn. Phong trào Isson-Ippin cũng không phải là phong trào áp đặt từ trên xuống dưới. Những phong trào sử dụng tiền hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh thường sẽ không duy trì được lâu. Vì vậy, xây dựng nông thôn hay phát triển nông thôn chỉ có thể duy trì được hiệu quả lâu dài khi đó là các phong trào được xây dựng trên nền tảng cộng đồng địa phương thật sự tự chủ, năng động và chính quyền chỉ giữ vai trò hỗ trợ từ phía sau cho các phong trào đó mà thôi” [11, tr.200].

Tinh thần của phong trào là kêu gọi các địa phương cũng như người dân trong toàn tỉnh tình nguyện cống hiến tài năng, công sức và trí tuệ để xây dựng quê hương. Mỗi hành động, mỗi việc làm cũng như cống hiến của từng cá nhân, từng cộng đồng sẽ giúp cho nền sản xuất ở địa phương được phục hồi và phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cũng như các điều kiện phúc lợi xã hội ngày càng tốt hơn. Qua đó, góp phần giảm thiểu tình trạng già hoá và suy giảm dân số, chênh lệch khoảng cách giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn.

Không chỉ ở Nhật Bản, thực tiễn cho thấy nhiều phong trào cũng như chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn thường rơi vào ngõ cụt sau khi chính quyền dừng trợ cấp cho các địa phương. Vì vậy, khi đề xuất phong trào, Thống đốc đã chỉ rõ và khuyến khích sẽ hỗ trợ những địa phương có tinh thần tự lập, tự chủ, dám chấp nhận rủi ro để lựa chọn và xây dựng sản phẩm đại diện cho địa phương

mình. Khi người dân chấp nhận bỏ vốn, lựa chọn sản phẩm, xây dựng cơ chế vận hành, lưu thông sản phẩm thì người dân đã chấp nhận các rủi ro cũng như trách nhiệm của mình với chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Điều này góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc xây dựng sản phẩm mang tính đặc trưng, chắt lọc được tinh hoa, trí tuệ, sáng tạo và kết tinh tinh thần cố kết cộng đồng của người dân tại địa phương.

Nguyên tắc thứ hai của phong trào còn góp phần xoá bỏ tư tưởng áp đặt quyền lực theo kiểu dọc từ trên xuống dưới trong cơ chế vận hành quản lý truyền thống. Nguyên tắc này giúp cho chính quyền nâng cao hơn vai trò hỗ trợ, là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho người dân. Người dân đóng vai trò làm chủ, thoả sức sáng tạo, cống hiến và thụ hưởng thành quả lao động trên chính mảnh đất quê hương. Khi người dân được chủ động và có động lực sáng tạo họ sẽ có hành động phù hợp trong việc lựa chọn và xây dựng sản phẩm. Sự thành công khi lựa chọn được sản phẩm đặc trưng sẽ vun đúc tinh thần tự hào về bản sắc địa phương, từ đó tạo thêm nhiều động lực để họ tiếp tục sáng tạo, cống hiến, gắn bó với quê hương.

Nguyên tắc thứ ba và cũng là nguyên tắc tối quan trọng, là linh hồn giúp duy trì sức sống của phong trào đó là nguyên tắc Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài (人づくり). Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được coi là

phương tiện và cũng là mục tiêu của tất cả các quốc gia khi muốn xây dựng một nền kinh tế mạnh, tăng trưởng bền vững và một nền văn hoá đa dạng nhưng đầy bản sắc dân tộc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài, tầng lớp kế cận trong hành trình phát triển của địa phương, đặc biệt là tổng kết kinh nghiệm thành công trong việc phát triển nông thôn từ mô hình phát triển của thị trấn Oyama, Thống đốc đã thấy rằng những cộng đồng địa phương năng động là những cộng đồng có những người lãnh đạo ưu tú, nhạy bén với sự thay đổi của thời đại, là những người có khả năng lãnh đạo, khơi dậy tinh thần tự chủ và sáng tạo của người dân. Cùng với đó chính là thế hệ trẻ với tinh thần năng động, sáng tạo, hành động luôn gắn liền với thực tiễn, sẽ là động lực quan trọng góp phần xây dựng và duy trì

Có thể thấy, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của phong trào Isson-Ippin có nhiều điểm tương đồng với các mục tiêu của phong trào NPC nhưng được đúc kết ở mức độ và qui mô cao hơn. Nếu như phong trào NPC lần thứ nhất nêu cao mục tiêu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương thì nguyên tắc đầu tiên của phong trào Isson-Ippin cũng nêu cao mục tiêu này nhưng được định hướng giá trị rộng hơn, phù hợp với tình hình tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu. Đó vừa là thời cơ vừa là thách thức với nền kinh tế địa phương, làm sao vừa phát triển sản xuất vừa xây dựng thương hiệu mang bản sắc khu vực nhưng lại được biết đến ở thị trường thế giới.

Mục tiêu tiếp theo được thực hiện trong phong trào NPC lần thứ hai là đào tạo nguồn nhân tài. Dù là khu vực thành thị hay nông thôn thì động lực phát triển kinh tế xã hội của khu vực đó cũng chính là những cộng đồng gồm những cá nhân năng động, có tri thức và nhiệt huyết, tinh thần gắn kết cộng đồng cao, tích cực phấn đấu vì các mục tiêu chung. Nguyên tắc thứ ba của phong trào Isson-Ippin nhấn mạnh vai trò của nguồn lực con người trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Yếu tố then chốt trong mục tiêu phát triển con người chính là việc phát huy tinh thần tự lực, tự chủ, học hỏi, vận dụng sáng tạo của người dân địa phương.

Mục tiêu thứ ba của phong trào NPC là xây dựng môi trường sống lý tưởng cho người dân ở khu vực nông thôn. Khi các điều kiện về kinh tế đã được cải thiện thì nhu cầu về môi trường sống thoải mái và tiện lợi, tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin là những nhu cầu cần thiết của người dân. Phong trào Isson- Ippin không nhấn mạnh đến việc xây dựng môi trường sống mới nhưng những hoạt động cũng như hiệu quả mà phong trào đem lại cũng góp phần thay đổi, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong toàn tỉnh (tham khảo bảng 1.1).

Bảng 1.1: Bối cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của hai phong trào Nội dung Phong trào NPC ở thị trấn Oyama Phong trào Isson-Ippin ở Oita

1 Bối cảnh ra đời

Đầu thập niên 1960 (năm 1961) - Tình trạng già hoá và suy giảm dân số diễn ra trầm trọng.

- Sản xuất đình trệ, môi trường làm việc khó khăn (diện tích đất cạnh tác hẹp, lao động nặng nhọc,...).

- Thu nhập bình quân đầu người thấp - Đời sống tinh thần nghèo nàn.

Đầu thập niên 1980 (năm 1979) - Tình trạng già hoá và suy giảm dân số diễn ra trầm trọng. - Sản xuất đình trệ.

- Thu nhập bình quân đầu người thấp.

- Đời sống tinh thần nghèo nàn.

2

Ngƣời khởi xƣớng

Thị trưởng, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thị trấn Oyama: Yahata Harumi Thống đốc tỉnh Oita: Hiramatsu Morihiko 3 Phạm vi Thị trấn Oyama Tỉnh Oita 4 Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động qua các giai đoạn - Phong trào NPC lần 1 (1961)

Mục tiêu: Khôi phục sản xuất, phát triển sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Phong trào NPC lần 2 (1965)

Mục tiêu: Xây dựng tinh thần đoàn kết cộng đồng, đào tạo nguồn nhân lực (tăng cường hoạt động giao lưu, tham quan học tập ở trong và ngoài nước).

- Phong trào NPC lần 3 (1969)

Mục tiêu: Xây dựng môi trường ổn định dân cư, đẩy mạnh hoạt động giao lưu ở trong và ngoài nước.

- Giai đoạn mở đầu 1979-1982

Mục tiêu: Khôi phục sản xuất, phát triển sản phẩm với định hướng xây dựng thương hiệu địa phương giá trị toàn cầu.

- Giai đoạn 1983-1988

Mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực mới với tinh thần tự lập, tự chủ và sáng tạo (Xây dựng các trường đào tạo tại địa phương, xúc tiến hoạt động học tập, nghiên cứu ở trong và ngoài nước).

- Giai đoạn 1989-2000

Mục tiêu: Tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu trong nước và quốc tế.

Tiểu kết

Phong trào Isson-Ippin ra đời trong bối cảnh nền kinh tế xã hội của tỉnh Oita nói riêng và cả nước nói chung đều gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài của tình hình kinh tế thế giới, cộng với sự suy thoái của nền kinh tế trong nước. Thêm vào đó, tình trạng già hoá dân số ngày càng trầm trọng cũng kéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)