Nguyên nhân và bài học thành công của phong trào Isson-Ippin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 81 - 98)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Nguyên nhân và bài học thành công của phong trào Isson-Ippin

Có hai phương thức cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia nói chung hay một khu vực nói riêng đó là Phát triển nội sinh (内発的発展- endogenous

development) và Phát triển ngoại sinh (外発的発展- exogenous development). Liên

quan đến hai khái niệm này nhiều nhà kinh tế và xã hội học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Trên thực tế, khái niệm Phát triển nội sinh và Phát triển ngoại sinh được nhà xã hội học người Mỹ Talcott Parsons phân biệt và đề cập đến lần đầu

tiên vào năm 1961. Ông cho rằng các quốc gia phát triển trong thời kỳ cận đại hoá như Anh, Mỹ, Pháp, sau đó là Đức đã sáng tạo ra mô hình cận đại hoá dựa trên nền tảng lịch sử và truyền thống của quốc gia trong một thời gian dài. Sau đó, các quốc gia ở khu vực chậm phát triển hơn như châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã học hỏi

và tiếp nhận những yếu tố hợp lý của mô hình phát triển này (chế độ quản lý quan liêu thời kỳ cận đại, phương thức phát triển công nghiệp quy mô lớn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chỉ tiêu đánh giá giá trị,…) và trong thời gian ngắn đã từng bước tiến hành quá trình cận đại hoá. Chính vì vậy, Talcott Parsons đã phân loại và cho rằng “Các quốc gia tiên tiến là các quốc gia phát triển đất nước theo phương thức

phát triển nội sinh và các quốc gia chậm tiến hơn chủ yếu phát triển theo phương thức phát triển ngoại sinh” [53, tr.5]. Sự phân biệt giữa hai loại hình phát triển của

Talcott Parsons được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội học vận dụng vào các nghiên cứu sau này. Năm 1975, tại phiên họp đặc biệt về kinh tế của Liên Hợp Quốc, trong báo cáo của mình, Quỹ tài chính Dag Hammarskjold, Thuỵ Điển cũng đề cập đến một phương thức phát triển mới đó là:

“Các cộng đồng dựa trên nền tảng nguồn lực sẵn có như môi trường tự nhiên, di sản văn hoá, tính sáng tạo của các thành viên cộng đồng, thông qua việc giao lưu với các cộng đồng khác sẽ làm phong phú thêm cộng đồng của mình. Khi các hoạt động này được tiến hành sẽ tạo ra nhiều dạng thức phát triển mới cùng với đó là sự thay đổi về dạng thức sinh hoạt” [53, tr.8].

Định nghĩa này nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng dân cư ở mức độ khu vực hơn là ở phạm vi quốc gia. Nội dung định nghĩa chú trọng đến tinh thần tự chủ, đoàn kết cộng đồng dựa trên nền tảng hệ sinh thái cũng như các đặc tính của khu vực. Mặt khác, định nghĩa còn nhấn mạnh đến hiệu quả của việc giao lưu với các cộng đồng khác giúp cho nhiều cộng đồng tìm ra được các phương thức giải quyết vấn đề của chính cộng đồng mình.

Tại Nhật Bản, phương thức phát triển nội sinh và ngoại sinh được đề cập đến nhiều từ cuối những năm 1970 với những thảo luận về phương thức phát triển địa phương, sự ra đời của các phong trào khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn như “まちづくり”, “村おこし”, “地域開発・地域振興”. Năm 1976, nhà nghiên cứu Tsurumi Kazuko lần đầu tiên nhắc đến phương thức phát triển nội sinh đã định nghĩa về phương phức này như sau:

“Phát triển nội sinh là quá trình biến đổi đa dạng của xã hội nhằm tiến tới

xây dựng mô hình xã hội đạt được các mục tiêu vì cộng đồng nhân loại. Mục tiêu chung của cộng đồng chính là đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở của con người trên Trái Đất. Phương thức này được coi là phương thức cải cách về mặt cấu trúc, được sinh ra do những chênh lệch, phân biệt khoảng cách giữa các khu vực ở trong nước và quốc tế” [53, tr.9].

Nội dung định nghĩa của Tsurumi Kazuko không nhấn mạnh đến mặt chính sách phát triển mà nhấn mạnh đến quá trình biến đổi xã hội đa dạng để đạt được các mục tiêu. Nói cách khác, chính mỗi địa phương, mỗi khu vực khi phát triển đa dạng, đa hệ thì bản thân sự phát triển đó cũng là một dạng chính sách. Phong trào Isson- Ippin là một ví dụ điển hình cho phương thức phát triển này bởi phong trào phát triển mang tính chất phong trào xã hội, được triển khai không phải dựa trên việc áp đặt quyền lực chính trị hay kinh tế mà dựa vào nhu cầu biến đổi của xã hội.

Cũng đề cập đến các phương thức phát triển kinh tế xã hội nhưng dưới góc độ tiếp cận so sánh giữa hai phương thức phát triển là phương thức phát triển nội sinh và ngoại sinh, năm 1989, trong cuốn sách Kinh tế Môi trường học (環境経済学), nhà

nghiên cứu Miyamoto Kenichi đã đưa ra định nghĩa về phương thức phát triển ngoại sinh như sau: “Phương thức phát triển ngoại sinh là phương thức phát triển

dựa vào nguồn vốn (bao gồm cả tiền hỗ trợ từ ngân sách quốc gia), kỹ thuật,… từ bên ngoài để phát triển” [27, tr.285]. Thống đốc Oita, Hiramatsu Morihiko, cha đẻ

của phong trào Isson-Ippin thì định nghĩa:

“Phương thức phát triển ngoại sinh là phương thức phát triển chủ yếu dựa

vào nguồn vốn, tài nguyên từ khu vực bên ngoài (đối với các nước phát triển thì phương thức phát triển này chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư hay hỗ trợ từ nước ngoài) để phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng, đóng tàu, sản xuất ô tô, thiết bị điện tử,… với quy mô lớn” [13, tr.67].

Dù cách diễn giải khác nhau nhưng nội dung cốt lõi của phương thức phát triển ngoại sinh nhấn mạnh đến việc phát triển phụ thuộc vào nguồn vốn và kỹ thuật từ

sinh mang lại trong việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay khu vực như việc mở rộng các nhà máy, công xưởng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển, tạo nguồn thu thuế cho địa phương, góp phần cải thiện các điều kiện phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, mặt trái của phương thức phát triển này cũng đem lại những hệ quả như việc các doanh nghiệp, các khu công nghiệp luôn ở thế độc chiếm các tài sản tự nhiên và xã hội của khu vực như tài nguyên đất đai, nguồn nước, kỹ thuật,… Mặt khác, việc phát triển các khu công nghiệp còn đưa đến hệ luỵ là môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng, thực tế việc thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng của nhiều khu công nghiệp hay các doanh nghiệp không được như kỳ vọng ban đầu.

Nhận thức được những ưu điểm cũng như mặt trái của phương thức phát triển ngoại sinh, đồng thời hướng đến một phương thức phát triển bền vững và hiệu quả hơn, nhà nghiên cứu Miyamoto Kenichi đã xây dựng định nghĩa về phương thức phát triển nội sinh như sau:

“Phát triển nội sinh chính là phương thức phát triển kinh tế dựa trên nền tảng văn hoá là các cá nhân, đoàn thể sẽ tự chủ trong việc hoạch định kế hoạch phát triển từ việc học hỏi, cải tiến kỹ thuật, tài nguyên được sử dụng hợp lý, hiệu quả trên cơ sở vừa sử dụng vừa bảo vệ tài nguyên, thông qua chính quyền địa phương cải thiện các điều kiện phúc lợi cho người dân” [27,

tr.294].

Mặc dù đưa ra định nghĩa về phương thức phát triển nội sinh khá đối lập với phương thức phát triển ngoại sinh như trên nhưng Miyamoto Kenichi không phủ nhận hoàn toàn phương thức phát triển ngoại sinh. Bởi mỗi quốc gia, mỗi khu vực sẽ tuỳ theo các điều kiện tự nhiên và xã hội của mình để quyết định phương thức phát triển phù hợp. Đồng quan điểm với nhà kinh tế học Miyamoto Kenichi, Thống đốc Hiramatsu Morihiko cũng cho rằng “phương thức phát triển nội sinh là phương

thức phát triển khu vực dựa vào việc phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội tại như vốn, tài nguyên của chính khu vực đó”; và “mục tiêu cuối cùng của việc

phát triển khu vực chính là nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần cho người dân” [13, tr.68].

Có thể thấy các nhà nghiên cứu khi đưa ra định nghĩa về phương thức phát triển nội sinh đều đặc biệt nhấn mạnh đến phương thức sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nguồn vốn, tài nguyên, văn hoá, kỹ thuật,... tại chính địa phương để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu và thành quả cuối cùng đều hướng đến việc cải thiện điều kiện phúc lợi, nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá và tinh thần cho người dân. Như tác giả đã phân tích ở phần trên, thực tế sau hơn 30 năm khởi xướng phong trào Isson-Ippin, tình hình kinh tế xã hội tại các địa phương trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực như phục hồi nền sản xuất địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các khu vực. Mặt khác, các điều kiện về học tập, giao lưu văn hoá, tinh thần cũng được cải thiện, tạo ra môi trường sinh sống ổn định, góp phần duy trì sự cân bằng kinh tế xã hội giữa các địa phương.

Theo phân tích của Miyamoto Kenichi, sự ra đời của phong trào Isson-Ippin nói riêng và các phong trào phát triển kinh tế ở các địa phương nói chung đã tác động mạnh mẽ đến chính quyền trung ương. Phía chính phủ đã chú ý nhiều hơn đến các động thái phát triển ở các địa phương, đồng thời tích cực cải cách về mặt chính sách phát triển kinh tế xã hội trong Kế hoạch phát triển tổng hợp quốc gia lần thứ tư vào năm 1987. Trong đó, chính phủ nêu rõ vấn đề phát triển địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chỉ tập trung vào việc thu hút đầu tư phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao hay xây dựng ồ ạt các khu du lịch. Các địa phương cần phải chú trọng và phát huy hiệu quả các nguồn lực nội tại ở địa phương để khôi phục sản xuất, chấn hưng các ngành nghề truyền thống, cải thiện đời sống an sinh xã hội.

Năm 1988, Thủ tướng Takeshita Noboru đã phát động chương trình Xây dựng

Quê hương (ふるさと創生), trong đó hỗ trợ cho mỗi địa phương một triệu yên. Mục tiêu của chương trình là khuyến khích các địa phương trên toàn quốc tích cực phát huy các thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội cả nước.

gần 10 năm hoạt động, nhiều địa phương trên toàn quốc đã học tập và vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào. Tuy nhiên, không có nhiều địa phương sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ.

Phân tích nguyên nhân thành công của phong trào Isson-Ippin nói riêng và các phong trào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói chung dựa trên lý thuyết phát triển nội sinh, nhà nghiên cứu Miyamoto Kenichi đưa ra bốn nguyên tắc và cũng là các tiêu chí để đánh giá. Cùng với việc đưa ra các tiêu chí, ông còn đưa ra và phân tích các mô hình phát triển kinh tế địa phương điển hình, trong đó có hai mô hình thành công của phong trào là mô hình cải cách nông nghiệp của thị trấn Oyama và mô hình phát triển du lịch sinh thái của thị trấn Yufuin. Bốn nguyên tắc nhà nghiên cứu Miyamoto Kenichi đưa ra như sau:

Nguyên tắc thứ nhất là việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương không thể chỉ dựa vào việc phát triển đồng loạt các khu công nghiệp tập trung theo chủ trương của chính phủ mà địa phương phải tự vận dụng hiệu quả các nguồn lực nội tại để phát triển.

“Các địa phương phải dựa vào chính các nguồn lực nội tại của mình như kỹ thuật sản xuất, đặc trưng văn hóa để chấn hưng, thúc đẩy sản xuất, hướng đến thị trường tiêu thụ tại địa phương. Người dân ở các địa phương sẽ là chủ thể tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch học tập, nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật cũng như hoạt động sản xuất của địa phương. Có thể coi các phong trào phát triển địa phương theo phương thức phát triển nội sinh là những phong trào ra đời nhằm phản đối các chính sách quá coi trọng việc đầu tư và phát triển ồ ạt các khu công nghiệp tập trung dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài vốn không mấy hiệu quả của chính phủ” [27, tr.296].

Với nguyên tắc thứ nhất, Miyamoto Kenichi đưa ra ví dụ về mô hình phát triển của thị trấn Oyama và Yufuin. Hai địa phương này đã đi ngược lại chính sách và kế hoạch phát triển chung của tỉnh Oita. Để duy trì và bảo tồn cảnh quan tự nhiên, đồng thời phát triển du lịch bền vững từ nguồn suối khoáng tự nhiên của thị trấn, người dân thị trấn Yufuin đã phản đối kế hoạch xây dựng các khu du lịch nghỉ

dưỡng quy mô lớn tại thị trấn. Bên cạnh đó, người dân còn phát triển nông nghiệp dựa trên việc đẩy mạnh sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản tại địa phương thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch ở các khu du lịch suối khoáng. Trong trường hợp thị trấn Oyama, mặc dù mặc chính sách của chính phủ những năm 1960 vẫn tiếp tục duy trì việc sản xuất lương thực trên toàn quốc nhưng do điều kiện tự nhiên không phù hợp với việc sản xuất lúa, chính quyền và người dân thị trấn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây ăn quả như mơ, hạt dẻ,... Bên cạnh đó, để gia tăng giá trị cho các sản phẩm của địa phương, chính quyền và người dân còn tích cực đẩy mạnh hoạt động gia công chế biến sản phẩm. Như vậy, với mô hình phát triển của hai thị trấn, nếu như bản thân chính quyền và người dân không phát huy được nguồn năng lượng nội tại từ các nguồn lực sẵn có thì với điều kiện tự nhiên khó khăn ở khu vực nông thôn miền núi như hai thị trấn thì sẽ không thể phát triển thành công.

Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là phương thức phát triển nội sinh mang tính chất địa phương chủ nghĩa. Trong thời đại thông tin và hội nhập toàn cầu, việc mở rộng giao lưu giữa các địa phương và khu vực là một nhu cầu thiết yếu. Để nâng cao hình ảnh của thị trấn, chính quyền và người dân ở thị trấn Yufuin cũng tích cực tổ chức các sự kiện lớn có ảnh hưởng trên toàn quốc như Liên hoan phim Nhật Bản (日本映画祭). Thông qua sự kiện văn hoá này, thị trấn đã thu hút thêm

nhiều khách tham quan trong cả nước, mở ra cơ hội giao lưu cũng như cơ hội thưởng thức các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân địa phương.

Nguyên tắc thứ hai là các phong trào phát triển nội sinh ra đời đều dựa trên mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người dân địa phương. Người dân sẽ cùng chính quyền xây dựng môi trường sống tốt đẹp với môi trường tự nhiên được gìn giữ và bảo tồn, các điều kiện phúc lợi xã hội cũng như đời sống văn hoá tinh thần cũng được cải thiện [27, tr.297]. Miyamoto Kenichi đã chỉ ra rằng tại mô hình phát triển của thị trấn Yufuin, để giữ gìn môi trường tự nhiên, người dân thị trấn đã bắt đầu bằng các

khi đó, phong trào cải cách nông nghiệp ở thị trấn Oyama được khởi xướng với mục tiêu cải thiện điều kiện lao động, thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Các hoạt động của hai mô hình này đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện và đáp ứng các điều kiện sống cũng như quyền lợi cơ bản của người dân.

Nguyên tắc thứ ba Miyamoto Kenichi đưa ra là mục tiêu việc phát triển sản xuất và xây dựng các sản phẩm địa phương không chỉ dừng lại ở một số sản phẩm và ngành nghề đơn thuần. Cần có sự liên kết giữa các ngành nghề để gia tăng giá trị cho sản phẩm, thúc đẩy liên kết giữa các ngành nghề tại địa phương [27, tr.298]. Với tiêu chí này, ông cũng phân tích những hoạt động tại các khu du lịch của thị trấn Yufuin. Tại các khu du lịch này, các sản phẩm được cung cấp không chỉ là các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 81 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)