6. Kết cấu luận văn
2.1. Hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm
2.1.4. Vai trò của chính quyền
Trước khi khởi xướng phong trào Isson-Ippin, khi vẫn còn là Phó Thống đốc tỉnh Oita, ông Hiramatsu Morihiko đã dành bốn năm đi thực tế xuống từng địa phương trong tỉnh. Bên cạnh việc nắm bắt tình hình chung từ chính quyền các địa phương, Thống đốc còn trực tiếp tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cũng như nguyện vọng của người dân địa phương. Thông qua các cuộc tiếp xúc này, Thống đốc nhận thấy rằng vấn đề suy giảm dân số và tình trạng suy thoái ở các địa phương nhất là khu vực nông thôn là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Tuy nhiên, chính người dân
Quảng bá sản phẩm Thăm dò thị trường Tiêu thụ sản phẩm Lưu thông hàng hoá
ở mỗi địa phương nếu không tự mình nhận thức được các vấn đề của bản thân và xã hội, không suy nghĩ và hành động vì mục tiêu chung thì mọi chính sách cũng như chương trình hỗ trợ của chính quyền đều không thể đem lại kết quả lâu dài và bền vững. Chìa khoá của việc giải quyết các vấn đề ở đây chính là việc nâng cao nhận thức cho người dân về các vấn đề của từng địa phương. Chính vì vậy, khi phong trào được khởi xướng, Thống đốc tiếp tục duy trì các buổi toạ đàm về phát triển và xây dựng nông thôn ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Từ cuối năm 1979 đến cuối năm 1981, sau hai năm khởi xướng, Thống đốc Hiramatsu đã tổ chức và tham dự 41 buổi toạ đàm với các thành phố và địa phương trong toàn tỉnh liên quan đến phong trào Isson-Ippin (tham khảo Bảng 3, Phụ lục, tr.115). Việc thị sát và tổ chức toạ đàm trực tiếp với chính quyền và người dân ở các địa phương của Thống đốc không những giúp cho lãnh đạo tỉnh và các địa phương nắm bắt được các vấn đề chung, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân mà còn tăng cường được mối liên hệ giữa chính quyền và người dân. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng góp phần khơi dậy tinh thần tích cực của người dân trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Điều này cho thấy tầm quan trọng của mối liên kết và thấu hiểu giữa chính quyền và người dân trong việc thực hiện và giải quyết các vấn đề của khu vực.
Tinh thần cốt lõi của phong trào là phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của người dân trên cơ sở nắm bắt các đặc trưng của địa phương, từ đó tạo ra các đặc sản hay sản phẩm mang dấu ấn của chính địa phương mình. Phong trào không kêu gọi đầu tư các công trường phát triển công nghiệp mà giúp người dân khơi gợi và nhận biết các giá trị quan quanh mình. Người nông dân có thể bắt đầu từ những sản phẩm nông sản gần gũi hàng ngày như tương Miso, dưa muối, nấm Shiitake, trà an toàn cho sức khỏe hay các làn điệu dân ca, các địa điểm du lịch. Đây đều là những sản phẩm có giá trị có thể giới thiệu thành những sản phẩm nổi tiếng trong cả nước nếu người dân khéo léo xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm và tạo được dấu ấn trong từng sản phẩm tới người tiêu dùng.
Các sản phẩm tiêu biểu của từng địa phương sẽ được giới thiệu qua chương trình giới thiệu về phong trào được phát sóng trên chương trình truyền hình trong
toàn tỉnh. Theo đó, các địa phương sẽ lựa chọn các các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương và chính quyền tỉnh sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc biên tập và phát sóng các chương trình.
Bảng 2.1: Chƣơng trình phát sóng về các địa phƣơng điển hình trong phong trào Isson-Ippin năm 1980
Ngày Đài
(*) Nội dung chƣơng trình Ngày Đài
(*) Nội dung chƣơng trình
06.01 O Xứ sở của mơ và hạt dẻ
(Thị trấn Oyama) 06.07 O
Thế hệ trẻ xây dựng quê hương (Làng Kamitsue) 20.01 O Phát triển ngư nghiệp
(Làng Yonozu) 13.07 T
Phát triển sản xuất cà chua và ngô ngọt (Thị trấn Ogi) 03.02 O
Phát triển nông lâm nghiệp và nghề mộc
(Thị trấn Yamakuni)
03.08 O
Đẩy mạnh sản xuất nho kết hợp du lịch trang trại (Thị trấn Ajimu) 24.02 T Phát triển chăn nuôi bò thịt
(Thị trấn Shonai) 17.08 O
Xứ sở chanh Kabosu (Thành phố Takeda) 02.03 O Vùng đất của Phật
(Thành phố Bungotakada) 07.09 O
Quê hương bò Bungo (Thị trấn Kusu)
09.03 T Phát triển nguồn địa nhiệt
(Thị trấn Kokonoe) 21.09 O Làm giàu từ du lịch và nông nghiệp (Thị trấn Musashi) 20.04 O Nuôi cá nước ngọt từ nguồn suối khoáng (Thị trấn Yufuin) 19.10 O Xây dựng thị trấn nông nghiệp (Thị trấn Ono) 27.04 T
Sản xuất dưa lưới trong nhà kính (Thành phố Saiki) 26.10 T Phát triển nuôi bò và trồng rau (Làng Maetsue) 04.05 O Phát triển đặc sản trà Tsue (Làng Nakatsue) 02.11 O Xứ sở bò sữa (Thị trấn Yabakei) 11.05 T Phát triển trà và nấm đông cô (Làng Honjo) 23.11 T
Sản xuất Lê bốn mùa (Thành phố Hita) 08.06 T
Sản xuất dưa hấu trong nhà kính
(Thị trấn Matama)
14.12 T
Xây dựng đặc sản nấm đông cô Shiitake (Thị trấn Notsuharu) 29.06 O
Thúc đẩy sản xuất thuỷ sản và du lịch (Thị trấn Tsurumi) 21.12 O Xây dựng vùng chuyên canh kiwi (Thị trấn Kunisaki)
(*) Chú thích: O: OBS - Đài phát thanh và truyền hình Oita; T: TOS - Đài truyền hình Oita.
Chương trình phát sóng giới thiệu hoạt động cũng như các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương tham gia phong trào đã tạo được hiệu ứng rộng rãi trong toàn tỉnh. Thông qua các chương trình phát sóng này, người dân ở từng địa phương được hiểu rõ hơn về phong trào, đồng thời khuyến khích người dân tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển nông thôn tại địa phương mình.
Để xúc tiến các hoạt động của phong trào, chính quyền tỉnh còn xây dựng các chương trình hỗ trợ cho phong trào như Chương trình Xúc tiến Phong trào Isson- Ippin, Chương trình Xây dựng Chính sách Quảng bá sản phẩm,...
Bảng 2.2: Ngân sách hỗ trợ hoạt động phong trào Isson-Ippin năm 1981
Đơn vị: nghìn yên
Tên chƣơng trình Dự toán Nội dung chƣơng trình
Chương trình Xúc tiến
Phong trào Isson-Ippin 7.920
Ngân sách được sử dụng cho các hoạt động thúc đẩy phong trào như: Động viên, khen thưởng; Tham quan học tập; Các chương trình hỗ trợ khác Chương trình Xây dựng
Chính sách Quảng bá sản phẩm
6.000
Chi phí đăng báo địa phương:
- Giới thiệu về các sản phẩm đặc trưng của 12 khu vực trong tỉnh
- Giới thiệu cá nhân, nhóm sản xuất tiêu biểu Chương trình Xúc tiến Phát
triển Sản phẩm địa phương 17.682
Thúc đẩy sản xuất các sản phẩm địa phương - Kỳ mới (1981): 10 địa phương
- Tiếp nối kỳ cũ (1980): 8 địa phương
Chương trình Đào tạo Phát
triển Sản phẩm địa phương 9.400
Khôi phục sản xuất các sản phẩm địa phương, cải thiện tình hình lưu thông hàng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chanh Kabosu, cam Sunqueen, cam ngọt Tsurumi,...
Chương trình Thúc đẩy
Chế biến nông sản 7.500
Xây dựng phòng chỉ đạo chế biến, bảo quản nông sản: Trang thiết bị thí nghiệm: 6.500;
Chi phí vận hành, tham quan học tập: 1.000
Các chương trình hỗ trợ trên đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất cũng như chế biến sản phẩm ở các địa phương. Bên cạnh đó, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của phong trào còn có các tổ chức và trung tâm do tỉnh thành lập như Hội Xúc tiến Phong trào Isson-Ippin Oita, Hội Xúc tiến Phong trào Sử dụng Sản phẩm địa phương, Hội Xúc tiến Phong trào Xây dựng quê hương, Hội thúc đẩy Sản xuất Nông nghiệp Oita,… (tham khảo Bảng 4, Phụ lục, tr.117). Đặc biệt, chính
quyền tỉnh đã thành lập 4 trung tâm nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật để hỗ trợ cho các đoàn thể và người dân tham gia phong trào trong việc nâng cao kỹ thuật sản xuất cũng như chế biến các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.
Tháng 4 năm 1984, tỉnh thành lập Trung tâm Chỉ đạo Kỹ thuật Chế biến sản phẩm nông thuỷ sản tại thị trấn Mie với mục đích cải thiện kỹ thuật chế biến, nâng
cao năng suất và giá trị cho các sản phẩm nông thuỷ sản của địa phương. Tháng 4 năm 1985, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hoa từ nguồn địa nhiệt được thành lập tại thành phố Beppu. Tiền thân của trung tâm là Trung tâm Nghiên cứu Phát triển
Nông nghiệp từ nguồn địa nhiệt của tỉnh với chức năng nghiên cứu và phát triển các
sản phẩm rau và hoa sử dụng nguồn địa nhiệt ở thành phố Beppu. Mục tiêu của trung tâm là sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào tại địa phương để phát triển các sản phẩm hoa đem lại giá trị cao. Hai trung tâm này đều là những trung tâm nghiên cứu, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất và chế biến sản phẩm nông thuỷ sản đầu tiên ở Nhật Bản. Tháng 5 năm 1986, chính quyền tỉnh tiếp tục thành lập Trung
tâm Chỉ đạo Chế biến sản phẩm thuỷ sản ở thị trấn Kamiura. Trung tâm này có
thêm Phòng nghiên cứu Thuỷ sản hải dương. Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên
cứu và phát triển các kỹ thuật chế biến sản phẩm thuỷ sản mới, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn và nâng cao kỹ thuật chế biến cho các nhóm phụ nữ ở các làng cá tham gia hoạt động kinh doanh tại địa phương. Tháng 4 năm 1989, Trung tâm Nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật trồng nấm được thành lập. Đây cũng là trung tâm nghiên
cứu nấm đầu tiên ở Nhật Bản. Tỉnh Oita vốn nổi tiếng với các sản phẩm nấm đông cô Shiitake và nấm kim châm. Vì vậy, trung tâm ra đời với mục tiêu đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đem lại giá trị cao cho người sản xuất.
Tất cả các tổ chức cũng như trung tâm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trên dù được thành lập trước hay sau khi phong trào được khởi xướng thì đều góp phần to lớn trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động của phong trào.
Ngoài ra, để quảng bá cho các sản phẩm của địa phương đồng thời nâng cao hình ảnh của tỉnh Oita trên toàn quốc, năm 1981, hội chợ Oita được tổ chức tại khách sạn Okura (Tokyo). Thành phần khách mời là giới chính khách, các hãng truyền thông, các văn nghệ sĩ và đại sứ các nước với khoảng 1.000 người. Các đoàn thể đại diện của địa phương tham gia tổ chức hội chợ là 140 người. Hội chợ giới thiệu và bán các sản phẩm địa phương trong phong trào Isson-Ippin như chanh Kabosu, cá Kansaba, nấm khô Shiitake,… với khoảng 266 sản phẩm.
Hình 2.1: Hội chợ Oita năm 1981 tổ chức tại khách sạn Okura (Tokyo)
Nguồn: http://www.daisen21.co.jp/img/history/1979/p09.jpg
Hội chợ đã đạt được thành công trong việc nâng cao hình ảnh và giới thiệu các sản vật địa phương của tỉnh tới khách mời cũng như tạo hiệu ứng truyền thông rộng rãi. Hơn nữa, qua việc tiếp xúc giao lưu với khách mời cũng như người tiêu dùng
trong cả nước, người sản xuất tại các địa phương có thêm nhiều ý tưởng để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, việc mở rộng giao lưu cũng giúp cho người dân trong tỉnh thêm tự hào và gắn bó với quê hương. Chính vì vậy, hoạt động tổ chức hội chợ giới thiệu và quảng bá hình ảnh cũng như các sản phẩm địa phương được chính quyền tỉnh duy trì đều đặn và thường xuyên. Tính đến năm 2000, tỉnh Oita đã 15 lần tổ chức hội chợ ở nhiều địa điểm và khu vực khác nhau ở trong và ngoài tỉnh.