Phong trào Isson-Ippin ở các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 51 - 57)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm

2.1.5. Phong trào Isson-Ippin ở các địa phương

Với những hỗ trợ tích cực từ chính quyền tỉnh trong việc thúc đẩy các hoạt động của phong trào như trên, mặc dù mới được khởi xướng vào cuối năm 1979, nhưng đến năm 1980, đã có 26 trên 58 địa phương, gần một nửa các địa phương trên toàn tỉnh tham gia vào phong trào2. Năm 1982, số địa phương tham gia phong trào tăng lên là 36 địa phương. Sau năm 1983, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều tham gia các hoạt động sản xuất và xây dựng các sản phẩm đặc sản của địa phương [22, tr.792]. Trong số các địa phương tham gia hoạt động của phong trào có nhiều địa phương tiêu biểu, xây dựng được nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng và được cả nước biết đến như mô hình phát triển kinh tế địa phương thành công ở thị trấn Oyama với các sản phẩm mơ, hạt dẻ, nấm kim châm; quận Tsurusaki nổi tiếng với sản phẩm lá Oha, thành phố Takeshi được biết đến sản phẩm chanh Kabosu, làng Himejima nổi tiếng với sản phẩm tôm Kuruma với chất lượng đứng đầu cả nước, hay thị trấn Yufuin với sản phẩm du lịch suối khoáng,...

Như đã giới thiệu ở chương một, thị trấn Oyama là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào khôi phục sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Oita. Ngay từ đầu những năm 1960, để chấn hưng tình hình sản xuất ngày càng suy thoái ở địa phương, thị trấn đã phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp, chuyển từ sản xuất lúa sang các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Phong trào khởi đầu có tên gọi là Phong trào trồng

2

Thời điểm năm 1980, toàn tỉnh Oita có 11 thành phố và 47 quận huyện, thị trấn, làng. Năm 2005, sau khi sát nhập các địa phương, toàn tỉnh còn 14 thành phố và 4 quận huyện, thị trấn.

mới mơ và hạt dẻ (New Plum and Chestnus), sau đó được viết tắt bằng các chữ cái

đầu là NPC. Phong trào NPC lần thứ nhất đề ra mục tiêu cải cách sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. Xuất phát điểm của phong trào là trồng mới mơ và hạt dẻ, sau đó là các loại cây ăn quả khác như nho, đào, cam,... hay các cây trồng đem lại năng suất và chất lượng cao như nấm kim châm đã góp phần cải thiện tình hình sản xuất ở địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền và người dân trong thị trấn còn quan tâm đến việc gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông sản thông qua việc đầu tư nghiên cứu và đẩy mạnh hoạt động chế biến nông sản, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân.

Hình 2.2: Các sản phẩm chế biến từ mơ của thị trấn Oyama

Ô mai mơ Rượu mơ

Nguồn: tác giả chụp ngày 26/08/2015

Ngoài ra, với phương châm khép kín các giai đoạn từ sản xuất đến lưu thông sản phẩm, đem lại lợi ích cao nhất cho người dân, hợp tác xã nông nghiệp của thị trấn đã xây dựng khu cửa hàng bán hàng trực tiếp cho nông dân như Konohana Garuten (木の花ガルテン, có nghĩa là vườn hoa), hay các nhà hàng nông gia để giới

thiệu các món ăn của địa phương như nhà hàng Organic do các phụ nữ trung niên trong thị trấn đảm nhiệm việc xây dựng thực đơn và trực tiếp kinh doanh.

Hình 2.3: Điểm bán hàng trực tiếp của nông dân thị trấn Oyama

Điểm bán hàng Konohana Garuten Nhà hàng nông gia Organic

Nguồn: tác giả chụp ngày 27/08/2015

Mô hình bán hàng ở chuỗi cửa hàng nông dân Konohana Garuten ở thị trấn Oyama là một trong những mô hình bán hàng trực tiếp đầu tiên ở Nhật Bản, mở đầu cho việc xây dựng chuỗi các điểm dừng chân để bán và giới thiệu sản phẩm của các địa phương trên toàn quốc.

Một mô hình hoạt động tiêu biểu khác của phong trào Isson-Ippin là mô hình sản xuất lá Oha (một loại lá gia vị dùng trong chế biến món ăn, gần giống lá kinh giới) của người dân ở quận Tsurusaki. Quận Tsurusaki ở thành phố Oita có truyền thống sản xuất nông nghiệp với sản phẩm đặc trưng là dưa hấu, tuy nhiên các sản phẩm dưa hấu của quận không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1975, hội thanh niên của quận Tsurusaki đã thành lập Hội Dobu (土ぶー, có nghĩa là sâu đất) với 20 thành viên cùng có chung mục tiêu là thay đổi thói quen sản xuất, chuyển đổi cây trồng mới đem lại năng suất và chất lượng cao hơn cho địa phương. Sau khi tham quan học hỏi tại các địa phương khác, hội quyết định thử nghiệm trồng mới sản phẩm lá Oha với phương pháp trồng trong nhà kính. Việc sử dụng nhà kính để sản xuất giúp giảm nhiệt độ, hạn chế sâu bệnh, giảm thiểu được lượng thuốc trừ sâu hay

các loại phân bón hóa học, giúp tiết kiệm chi phí và đặc biệt là tạo ra được sản phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.

Để chuyên môn hoá các hoạt động sản xuất và kinh doanh, hội còn lập ra các công ty tự do với các bộ phận chuyên môn hóa cao như bộ phận chuyên về kỹ thuật chăm bón và trồng cây, bộ phận phân loại sản phẩm, bộ phận vật tư phân bón,… với số lượng thành viên 180 người cùng chung vốn và chia đều lợi nhuận. Với hình thức này, mỗi thành viên đều phải nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, từ những người sản xuất nghiệp dư qua quá trình tìm tòi sáng tạo sẽ dần trưởng thành và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý. Điều này là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công trong môi trường tự do hóa thương mại ngày nay.

Các sản phẩm Oha của Oita luôn được người tiêu dùng đánh giá cao vì giữ được hương vị và chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng qua việc quản lý nghiêm ngặt quy trình sử dụng phân bón hữu cơ, lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2000, sản phẩm Oha đã nhận được giải thưởng của Thủ tướng Nhật Bản trong Hội chợ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản toàn quốc lần thứ 38.

Hình 2.4: Khu sản xuất lá Oha và sản phẩm chế biến từ lá Oha của quận Tsurusaki

Sản xuất sản phẩm lá Oha Nước sốt từ lá Oha

Nguồn: http://www.jaoita.net/ja-oita/oitashi/bukai.html

Bên cạnh đó, chanh Kabosu và các sản phẩm chế biến từ chanh Kabosu của thành phố Takeda, hay sản phẩm nấm đông cô Shiitake ở thị trấn Ume và Mie cũng đều là những sản phẩm nổi tiếng trong phong trào Isson-Ippin. Các sản phẩm này

đều được biết đến rộng rãi trong cả nước. Năm 1994, Hội chế biến nông sản của thành phố Takeshi đã nhận được giải thưởng của Thủ tướng trong lĩnh vực sản xuất nông lâm thuỷ sản cho sản phẩm chế biến từ chanh Kabosu. Năm 1999, sản lượng sản xuất chanh Kabosu ở tỉnh Oita là 5.670 tấn, trong đó lượng tiêu thụ tại địa phương là 1.456 tấn chiếm gần 30% sản lượng sản xuất; hơn 70% sản lượng chanh của tỉnh được tiêu thụ tại thị trường Kyushu và tỉnh Yamaguchi [40, tr.52]. Chiến lược tiếp thị các sản phẩm chanh Kabosu của tỉnh cũng rất độc đáo với việc tham gia lễ hội cá Sanma tại quận Meguro ở Tokyo. Bằng việc khéo léo giới thiệu cách thức sử dụng sản phẩm của địa phương đi kèm các sản phẩm khác như cung cấp miễn phí chanh Kabosu cho món cá sanma nướng thành cặp đôi “Sanma và

Kabosu” đã tạo ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng biết

đến sản phẩm nhiều hơn.

Thông qua những hoạt động tích cực của các địa phương như trên, phong trào Isson-Ippin ngày càng mở rộng, phát triển và thu được nhiều thành quả kinh tế to lớn. Năm 1980, một năm sau khi phong trào được khởi xướng đã có đến 143 sản phẩm của các địa phương với doanh thu bán hàng đạt 358 triệu yên. Năm 1999, số lượng sản phẩm của các địa phương tham gia phong trào đã lên tới 319 sản phẩm với doanh thu đạt hơn 1.400 triệu yên.

Nguồn: [13, tr.62]

Có thể thấy, sau 20 năm xây dựng và phát triển, số lượng sản phẩm của các địa phương tham gia phong trào Isson-Ippin đã tăng lên gấp đôi và doanh thu tăng gấp bốn lần. Trong đó, có 19 sản phẩm đạt doanh thu trên 10 triệu yên vào năm 1999.

Bảng 2.3: Danh mục 19 sản phẩm đạt doanh thu trên 10 triệu yên năm 1999

STT Sản phẩm STT Sản phẩm

1 Tỏi tây trắng (TP. Bungotakada) 11 Cá khô (Làng Yonozu) 2 Rau quả chế biến đông lạnh

(Thị trấn Kunimi) 12

Cá đuôi vàng Toyo-no-Ikiburi (Làng Yonozu)

3 Rượu Sake (Thị trấn Kunisaki) 13 Cá bơn (Thị trấn Kamae) 4 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

(TP. Beppu) 14

Cá đuôi vàng Toyo-no-Ikiburi (Thị trấn Kamae)

5 Cam nhà kính (TP. Kitsuki) 15 Lá thuốc lá (Thị trấn Notsu) 6 Rượu lúa mạch Nikaido

(Thị trấn Hiji) 16

Sản phẩm chế biến từ sữa (Thị trấn Notsuharu)

7 Lá Oha (TP. Oita) 17 Lê (TP. Hita)

8 Sữa bò (TP.Hita) 18 Nấm kim châm (Thị trấn Oyama)

358 733 1,177 1,308 1,372 1,362 1,416 143 247 272 295 306 312 319 0 50 100 150 200 250 300 350 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1980 1985 1990 1996 1997 1998 1999

Biểu 2.1: Doanh thu và số lƣợng sản phẩm của phong trào Isson-Ippin giai đoạn 1980-1999

Doanh thu Số lượng Sản phẩm

(Sản phẩm) (Triệu yên)

9 Cá đuôi vàng Toyo-no-Ikiburi (TP. Saiki) 19 Rượu lúa mạch (TP.Usa) 10 Cá tươi (Thị trấn Tsurumi) Nguồn: [13, tr.63]

Từ khi phong trào Isson-Ippin ra đời, hoạt động sản xuất và xây dựng sản phẩm ở các địa phương trong tỉnh có nhiều thay đổi tích cực. Các địa phương đã chủ động tham gia phong trào, trong đó có nhiều địa phương xây dựng được các sản phẩm nổi tiếng trên toàn quốc như thị trấn Oyama, Yufuin, thành phố Takeshi,... (tham khảo thêm Hình 1, Phụ lục, tr.122). Sự phát triển tổng hợp của các địa phương đã đem lại thành công và góp phần cải thiện tình hình kinh tế xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)