Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 57)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Song song với mục tiêu khôi phục sản xuất, phong trào Isson-Ippin còn nhấn mạnh đến yếu tố đào tạo con người, chủ thể chính đồng thời là nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng địa phương. Để khôi phục sản xuất, xây dựng địa phương giàu mạnh cần có những người lãnh đạo giỏi và những người dân năng động tích cực. Với mục tiêu đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, năm 1983, Thống đốc tỉnh Oita đã chủ trương thành lập các trường đào tạo trong tỉnh với tên gọi Toyo-no-kunidukuri (豊の国づくり塾, tức Trường đào tạo làm

giàu cho địa phương).

Toàn tỉnh được chia làm 12 khu vực với 12 cơ sở đào tạo, mỗi cơ sở đào tạo khoảng 30 học viên cho một khoá học. Để hoạt động vận hành cũng như học tập được diễn ra thuận lợi, các trường xây dựng cơ chế tự bổ nhiệm hiệu trưởng. Các hiệu trưởng sẽ là đầu mối liên lạc, cùng với Phòng phát triển địa phương chỉ đạo và điều hành hoạt động học tập và nghiên cứu của trường. Về nguyên tắc hoạt động, các trường xây dựng kế hoạch tham quan học tập từ một đến hai lần trong một tháng. Việc lựa chọn giảng viên toạ đàm thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, địa điểm tham quan kiến tập, thị sát do các cố vấn chuyên môn của mỗi trường quyết định hoặc xin ý kiến tham khảo từ uỷ viên Ban điều hành các trường. Hoạt

động của các trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi từng khu vực hay địa phương mà thường xuyên có các hoạt động giao lưu giữa các trường, thông qua sự chỉ đạo cũng như góp ý của Ban điều hành.

Phương châm đào tạo của trường Toyo-no-kunidukuri là chú trọng vào hoạt

động lý luận đi cùng với thực tiễn bởi lý luận và thực tiễn luôn gắn liền với nhau như hai mặt của một vấn đề, nếu thiếu một trong hai kỹ năng này đều khó có thể trở thành nhân tài. Con người sẽ trưởng thành qua các trải nghiệm thực tiễn. Thông qua các hoạt động thực tiễn ở trong và ngoài cơ sở đào tạo, mỗi học viên sẽ tự mình mở mang và tiếp nhận thêm nhiều tri thức cũng như lý luận thực tiễn cho bản thân. Những tri thức đã tích luỹ cần được vận dụng trở lại thực tiễn và trong chính thực tiễn chúng ta tiếp tục thu nạp được tri thức. Đó chính là tinh thần của việc học đi đôi với hành, lý luận đi cùng thực tiễn.

Ngoài ra, muốn thực hiện cải cách, thay đổi diện mạo của địa phương cần phải bắt đầu bằng chính những tri thức, những giá trị quan và sự hiểu biết sâu sắc về các nguồn lực cũng như tiềm năng của địa phương. Không thể áp dụng máy móc những tri thức xa vời thực tế vì chỉ khi phát huy được những thế mạnh sẵn có mới có thể đem lại được thành công. Trong dịp khai giảng trường đào tạo Toyo-no-kunidukuri, Thống đốc Hiramatsu Morihiko đã nhiều lần nhấn mạnh chính những người dân ở mỗi địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ phải thực sự tự chủ, sáng tạo dựa trên việc bám sát những đặc tính của địa phương mình, đồng thời không ngừng hướng đến những giá trị toàn cầu trên tinh thần Hành động địa phương trên cơ sở tầm nhìn toàn cầu (グローバルに考え、ローカルに行動せよ) để xây dựng quê hương giàu mạnh và hiện đại.

Phương châm đào tạo (Năm học 1983-1985)

Đề cao các hoạt động thực tiễn của học viên, trong hai năm đào tạo của khoá học, học viên sẽ có một năm đầu để học kiến thức chung về địa phương và khu vực với giảng viên đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh. Hình thức giờ học là các học viên sẽ tham gia thỉnh giảng hoặc toạ đàm với lãnh đạo những địa phương có mô hình phát triển thành công như lãnh đạo thị trấn Oyama, Yufuin, hay các chuyên gia kinh tế nổi tiếng trong nước,... Từ năm thứ hai, các học viên sẽ thực hành cọ xát với các hoạt động thực tế, tìm hiểu và đưa ra các chương trình hoạt động gắn liền với những vấn đề của địa phương mình.

Người tài là những người có đẩy đủ phẩm chất đạo đức và phát huy được trí tuệ của mình cống hiến cho xã hội. Vì vậy, phương châm đào đạo của trường cũng đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng giáo dục con người thông qua việc nâng cao tri thức và rèn luyện đạo đức cho học viên. Bên cạnh đó, điểm cốt lõi và mục tiêu cuối cùng của hoạt động đào tạo chính là những thành quả thu được sau các hoạt động giao lưu, học tập và nghiên cứu của học viên cần được phát huy và áp dụng triệt để vào thực tế xây dựng và phát triển địa phương. Thông qua hoạt động này, các cơ sở đào tạo cũng có thể tái đánh giá và cấu trúc lại chương trình học tập sao cho phát huy được nhiều nhất những hiệu quả đem lại cho chính những học viên và cộng đồng.

Ở các khoá học tiếp theo, vẫn trên tinh thần gắn kết việc học tập đi liền với hoạt động thực tiễn nhưng các trường chú trọng hơn đến hoạt động tự học, tích luỹ tri thức và tăng cường các hoạt động giao lưu.

Lý luận đi cùng thực tiễn Bồi đắp tri thức và đạo đức Hoàn nguyên thành quả giáo dục

Phương châm đào tạo (Năm học 1986-1988)

Trường học không cung cấp giáo trình cố định mà tạo điều kiện là nơi giao lưu, trao đổi tri thức, kinh nghiệm cho các học viên. Mỗi học viên sẽ chủ động lên kế hoạch học tập để nâng cao tri thức và năng lực cho bản thân. Ngoài ra, những biến đổi không ngừng của thời đại yêu cầu con người của thời đại mới cần có tinh thần độc lập, tự chủ, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách. Vì vậy, học viên cũng được giáo dục, đổi mới tư duy, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo để đáp ứng với những thay đổi của môi trường và thời đại. Thông qua quá trình này, các học viên sẽ rèn luyện được tinh thần chủ động trong việc tiếp nhận và tích luỹ tri thức. Việc tích cực giao lưu, trao đổi thông tin giữa các học viên với giảng viên hay giữa các học viên trong hệ thống các cơ sở đào tạo trong toàn tỉnh cũng giúp học viên mở rộng mạng lưới các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực tiễn của học viên sau này.

Từ năm 1989, các cơ sở đào tạo trong tỉnh bắt đầu triển khai khoá học Cosmos (1989-1991). Đây là khoá học chuyên sâu, trong đó cơ sở sẽ thực hiện chương trình đào tạo tập trung vào các hoạt động phái cử học viên tham gia học tập và nghiên cứu tại nước ngoài nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng xu thế toàn cầu hoá cũng như những biến đổi không ngừng của tình hình khu vực và thế giới.

Năm 1992, các cơ sở đào tạo trong tỉnh triển khai chương trình đào tạo nhân tài hướng đến thế kỷ 21, hay còn gọi là khoá học NEO 21 với phương châm tập trung vào các hoạt động giao lưu, học tập và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu những vấn đề của khu vực.

Hình 2.5: Lễ khai giảng cơ sở đào tạo NEO 21 năm 1992

Rèn luyện tinh thần tự

Nguồn: http://www.pref.oita.jp/site/archive/200877.html

Từ năm 1994, để phát huy thành quả của các trường đào tạo NEO 21, đồng thời tiếp tục đào tạo chuyên sâu cho những học viên đã tốt nghiệp trước đó trở thành những cán bộ nòng cốt của địa phương có khả năng nắm bắt và nhận thức rộng hơn các vấn đề khu vực và toàn cầu, đồng thời bồi dưỡng sâu hơn khả năng thực tiễn bên cạnh những kiến thức chuyên môn, các cơ sở đào tạo tiếp tục đổi mới, xây dựng và khai giảng Khoá học chuyên sâu về khu vực NEO 21 với thời gian là một năm

cho một khoá học.

Chủ đề của khóa học được thiết lập dựa trên những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng thực tiễn có ích giúp cho học viên tham gia khoá học sau khi tốt nghiệp có thể vận dụng ngay vào tình hình thực tế ở từng địa phương. Các chủ đề nghiên cứu và học tập của khoá học như Khoá học đào tạo khởi nghiệp, Khóa học

sử dụng Internet, Khoá học phổ biến phát triển du lịch xanh, Khoá học bí quyết tổ chức sự kiện, Khoá học xây dựng chương trình trải nghiệm tự nhiên, Khoá học phổ cập tình nguyện viên, Khoá học nghiên cứu các vấn đề môi trường, Khóa học nghiên cứu xây dựng địa phương,... (tham khảo Bảng 5, Phụ lục, tr.119).

Do thời gian của khoá học chỉ diễn ra trong vòng một năm nên hoạt động chính của khoá học là các hoạt động thực tiễn dựa trên khung chương trình được xây dựng

để phát huy tối đa những kỹ năng thực tiễn cho học viên. Bên cạnh đó là hoạt động báo cáo thành tích hoạt động trong suốt khoá học của học viên. Các báo cáo hoạt động của học viên cũng như tình hình vận hành khoá học sẽ được tổng hợp và gửi về bộ phận phụ trách của Ban vận hành khoá học.

Có thể thấy, ngay từ khi phát động phong trào Isson-Ippin, Thống đốc tỉnh Oita đã đưa ra mục tiêu quan trọng nhất của phong trào chính là nuôi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện phong trào, thông qua các cơ sở đào đạo ở các địa phương trong toàn tỉnh, nhiều học viên đã tốt nghiệp và tham gia tích cực vào các hoạt động của địa phương. Thực tiễn hoạt động của phong trào cũng chính là môi trường thực tế tốt nhất để các học viên của trường có thể phát huy được những kiến thức và kỹ năng đã tích luỹ vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề của khu vực và cộng đồng.

2.3. Hoạt động mở rộng giao lƣu của phong trào

Để mở rộng hoạt động của phong trào cũng như nâng cao hình ảnh của tỉnh Oita trong cả nước, ngay từ những ngày đầu khởi xướng phong trào, chính quyền tỉnh đã tích cực quảng bá hoạt động cũng như các sản phẩm địa phương thông qua việc tổ chức các hội chợ giao lưu và quảng bá sản phẩm ở trong và ngoài nước như

Hội chợ Oita tại Tokyo, Hội chợ Nông sản khu vực Kyushu, Hội chợ Oita-Hoa Kỳ

tại bang Los Angeles và bang Chicago,...

Bảng 2.4: Hoạt động tổ chức hội chợ giao lƣu và quảng bá hình ảnh Oita

Năm Nội dung hoạt động

1989

Hội chợ Kỷ niệm 10 năm phong trào Isson-Ippin tại khách sạn Okura

(Tokyo)

Hội chợ Hokkaido-Oita tại công viên Yoyogi (Tokyo)

Hội chợ Isson-Ippin Oita tại cửa hàng Atena tại Los Angeles, Hoa Kỳ

1990 Hội chợ Oita-Hoa Kỳ tại bang Los Angeles và bang Chicago, Hoa Kỳ Tham dự Triển lãm ẩm thực quốc tế tại Pari (Pháp)

Khai trương Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của phong trào tại bang Los Angeles, Hoa Kỳ

1992

Tổ chức Đêm Oita tại Osaka

Hội chợ Oita-xứ Wales tại Oita

Khai trương Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của phong trào tại Singapore 1993 Hội chợ Nông sản khu vực Kyushu tại thành phố Oita

1994 Khai mạc Lễ hội trưng bày và giới thiệu sản phẩm phong trào Isson-Ippin

Oita tại quận Nihonbashi (Tokyo)

1996 Hội chợ Oita tại TP.Fukuoka

1997 Lễ hội Giao lưu văn hoá Oita và châu Á (TP.Takeda, TP.Ume)

1998

Lễ hội Trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ Oita (TP.Oita)

Lễ hội Văn hóa cộng đồng tỉnh Oita lần thứ 13 (tổ chức ở 32 thành phố và thị trấn trong toàn tỉnh)

1999 Tổ chức Triển lãm du lịch và đặc sản Oita tại Hội trường NHK (Tokyo).

Nguồn: tác giả lập dựa trên nguồn tư liệu [40, tr.176-185, tr.246-258]

Thông qua các hội chợ và triển lãm sản phẩm, người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới đều biết đến sản phẩm của các địa phương trong tỉnh. Từ đó, chính quyền từng bước thực hiện mục tiêu đưa những sản phẩm mang tinh thần địa phương ra thị trường thế giới đúng như nguyên tắc đầu tiên của phong trào. Tháng 7 năm 1989, Trung tâm giao lưu quốc tế Oita được thành lập tại thành phố Oita tạo

điều kiện giao lưu, trao đổi thông tin giữa các nhóm hoạt động xúc tiến giới thiệu và quảng bá về các hoạt động cũng như sản phẩm của phong trào (tham khảo thêm các Hình 2,3,4,5,6, Phụ lục, tr.123-127).

Bên cạnh đó, với xu thế toàn cầu hoá, việc liên kết giữa các quốc gia và khu vực ngày càng được chú trọng. Những thành công mà phong trào Isson-Ippin đạt được đã đem lại giải pháp phát triển mới cho nhiều địa phương và khu vực có thể vận dụng vào thực tiễn. Việc tổ chức và tham dự tích cực các hội thảo, diễn đàn, hội nghị cấp cao với các địa phương trong nước và khu vực châu Á như Hội thảo Hokkaido-Oita, Hội thảo quốc tế về Công nghệ với phát triển kinh tế địa phương,

Hội thảo quốc tế Nhật-Hàn về xây dựng và phát triển khu vực, Hội nghị cấp cao về giao lưu khu vực giữa khu vực Kyushu và châu Á,... hay các diễn đàn, chuyên đề

nghiên cứu về phong trào giúp cho các địa phương, các khu vực hiểu rõ hơn tinh thần, nguyên tắc hoạt động cũng như vai trò của phong trào (tham khảo Bảng 6, Phụ lục, tr.120). Điều này cũng cho thấy phong trào đang tích cực thực hiện và phát huy vai trò quốc tế và ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Hình 2.6: Hội thảo quốc tế Nhật-Hàn về xây dựng phát triển khu vực năm 1996

Nguồn: http://www.arch.oita-u.ac.jp/urban/sato/beppudis.htm

Năm 1988, theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu phát triển địa phương của Bộ Tự trị Nhật Bản, trên toàn quốc có 24 địa phương trên tổng số 47 tỉnh thành của Nhật Bản đã học tập và vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào vào thực tiễn ở địa phương như Hokkaido, Aomori, Iwate, Kanagawa,... (Hình 2.7)

Có những địa phương học tập và dùng tên gọi của phong trào gốc như Phong trào Isson-Ippin Hokkaido nhưng cũng có những địa phương sử dụng tên gọi khác

phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương như tỉnh Wakayama với Chương trình

Phát triển Đặc sản quê hương, tỉnh Kumamoto với phong trào Xây dựng Kumamoto trở thành địa phương đứng đầu Nhật Bản,... (Bảng 2.5)

Nguồn: tác giả lập dựa trên tư liệu [40, tr.139]

Bảng 2.5: Các địa phƣơng học tập và áp dụng mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin

Tỉnh Tên chƣơng trình,

phong trào Tỉnh

Tên chƣơng trình, phong trào

Hokkaido Phong trào Mỗi làng Một sản

phẩm Wakayama

Chương trình Phát triển đặc sản quê hương

Aomori Chương trình Thúc đẩy sản xuất

và Chế biến Sản phẩm thuỷ sản Shimane

Phong trào Thúc đẩy liên kết cộng đồng

Iwate Chương trình Khôi phục Sản

phẩm đặc sản địa phương Okayama

Chương trình Nhìn lại Okayama

Yamagata Chương trình Mỗi địa phương

Một sản phẩm Hiroshima

Phong trào Một đặc sản quê hương Hiroshima

Fukushima Phong trào Khôi phục nền sản

xuất địa phương Yamaguchi

Phong trào Phát triển Sản phẩm đặc sản địa phương Chiba Chương trình Đào tạo Phát triển

Sản phẩm địa phương Kagawa

Chương trình Mô hình sản xuất đặc sản địa phương Kanagawa Chương trình 50 sản phẩm đặc

trưng Kanagawa Ehime

Chương trình Xây dựng Vùng sản xuất đặc sản địa phương Toyama Chương trình Xây dựng Vùng

sản xuất đặc sản địa phương Saga

Phong trào Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp Saga Nagano Chương trình Mô hình phát triển

nông thôn Nagasaki

Chương trình Xây dựng địa phương năng động

Nara

Chương trình Thúc đẩy sản xuất Sản phẩm địa phương ở khu vực nông thôn và miền núi

Kumamoto

Phong trào Xây dựng Kumamoto trở thành tỉnh thành đứng đầu Nhật Bản Kyoto Phong trào Phát triển Sản phẩm

đặc trưng địa phương Miyazaki

Phong trào Phát triển Nông thôn mới

Shizuoka Chương trình Đào tạo Phát triển

Sản phẩm địa phương Kagoshima

Phong trào Phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương

Nguồn: [40, tr.139]

Để mở rộng giao lưu quốc tế, chính quyền tỉnh cũng tích cực quảng bá phong trào ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, chính quyền và người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)