Sự lan toả của phong trào Isson-Ippin trên toàn quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 64)

Nguồn: tác giả lập dựa trên tư liệu [40, tr.139]

Bảng 2.5: Các địa phƣơng học tập và áp dụng mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin

Tỉnh Tên chƣơng trình,

phong trào Tỉnh

Tên chƣơng trình, phong trào

Hokkaido Phong trào Mỗi làng Một sản

phẩm Wakayama

Chương trình Phát triển đặc sản quê hương

Aomori Chương trình Thúc đẩy sản xuất

và Chế biến Sản phẩm thuỷ sản Shimane

Phong trào Thúc đẩy liên kết cộng đồng

Iwate Chương trình Khôi phục Sản

phẩm đặc sản địa phương Okayama

Chương trình Nhìn lại Okayama

Yamagata Chương trình Mỗi địa phương

Một sản phẩm Hiroshima

Phong trào Một đặc sản quê hương Hiroshima

Fukushima Phong trào Khôi phục nền sản

xuất địa phương Yamaguchi

Phong trào Phát triển Sản phẩm đặc sản địa phương Chiba Chương trình Đào tạo Phát triển

Sản phẩm địa phương Kagawa

Chương trình Mô hình sản xuất đặc sản địa phương Kanagawa Chương trình 50 sản phẩm đặc

trưng Kanagawa Ehime

Chương trình Xây dựng Vùng sản xuất đặc sản địa phương Toyama Chương trình Xây dựng Vùng

sản xuất đặc sản địa phương Saga

Phong trào Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp Saga Nagano Chương trình Mô hình phát triển

nông thôn Nagasaki

Chương trình Xây dựng địa phương năng động

Nara

Chương trình Thúc đẩy sản xuất Sản phẩm địa phương ở khu vực nông thôn và miền núi

Kumamoto

Phong trào Xây dựng Kumamoto trở thành tỉnh thành đứng đầu Nhật Bản Kyoto Phong trào Phát triển Sản phẩm

đặc trưng địa phương Miyazaki

Phong trào Phát triển Nông thôn mới

Shizuoka Chương trình Đào tạo Phát triển

Sản phẩm địa phương Kagoshima

Phong trào Phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương

Nguồn: [40, tr.139]

Để mở rộng giao lưu quốc tế, chính quyền tỉnh cũng tích cực quảng bá phong trào ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, chính quyền và người dân các địa phương cũng tích cực tiếp đón các đoàn thị sát đến tham quan và học tập các mô hình phát triển địa phương trong tỉnh như thị trấn Oyama, Yufuin,... (tham khảo Bảng 7, Phụ lục, tr.121). Sau khi tham quan học tập các mô hình phát triển của phong trào, nhiều quốc gia, khu vực đã áp dụng và triển khai mô hình hoạt động giống phong trào Isson-Ippin tại địa phương như thành phố Thượng Hải, Vũ Hán (Trung Quốc), các nước ở khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Hàn Quốc,...

Bảng 2.6: Một số quốc gia, khu vực trên thế giới học tập và vận dụng mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn của phong trào Isson-Ippin

Năm Quốc gia, khu vực Chƣơng trình, phong trào

1984 Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc Mỗi làng Một sản phẩm 1985 Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc Mỗi làng Một bảo vật

1991 Malaysia Mỗi làng Một sản phẩm

1995 Hàn Quốc Mỗi Thành phố Một đặc sản

1995 Indonesia Trở lại quê hương

Nguồn: tác giả tổng hợp dựa trên tư liệu [40, tr.82-92]

Tiểu kết

Phong trào Isson-Ippin ra đời với mục tiêu khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, phong trào chủ yếu tập trung vào các hoạt động lựa chọn, xây dựng và phát triển các sản phẩm với sự tham gia tích cực của nhiều địa phương. Ở giai đoạn tiếp theo, phong trào chú trọng đến hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hoạt động xây dựng trường đào tạo, khuyến khích các hoạt động tham quan, học tập và nghiên cứu. Thích ứng với những thay đổi của thời đại toàn cầu hoá, phong trào Isson-Ippin còn tích cực thúc đẩy các hoạt động giao lưu trong nước và quốc tế. Qua đây, có thể thấy sự năng động và linh hoạt của lãnh đạo phong trào trong việc nắm bắt tình hình khu vực đồng thời vận dụng và triển khai hiệu quả các chương trình hoạt động trong từng giai đoạn của phong trào.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO ISSON-IPPIN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN NHẬT BẢN

GIAI ĐOẠN 1980-2000

Phong trào Isson-Ippin ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế, xã hội ở các địa phương trên toàn quốc đều rơi vào tình trạng khó khăn và đình trệ do ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế ở trong và ngoài nước, đặc biệt là ảnh hưởng của tình trạng già

hóa dân số ngày càng trầm trọng ở khu vực nông thôn. Do vậy, những hoạt động của phong trào như việc khôi phục sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân địa phương trong tỉnh đã tạo được tiếng vang lớn, thu hút sự chú ý của nhiều địa phương trong và ngoài nước, đem đến một giải pháp mới hiệu quả để khắc phục tình hình khó khăn chung ở các địa phương trên toàn quốc.

3.1. Thành quả của phong trào Isson-Ippin đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1980-2000 Nhật Bản giai đoạn 1980-2000

3.1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

(1) Thay đổi cơ cấu sản xuất, khôi phục, thúc đẩy nền kinh tế địa phƣơng

Như đã phân tích trong chương một, Oita là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác hẹp, mạng lưới giao thông cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn còn kém phát triển, việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp cũng như các ngành sản xuất khác để thúc đẩy kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn. Để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển cần có chính sách phát triển toàn diện trong đó tuỳ vào thế mạnh của từng ngành sản xuất sẽ có hướng phát triển phù hợp sao cho phát huy và tận dụng tối đa được các nguồn lực tự nhiên và xã hội của vùng.

Đối với sản xuất nông nghiệp thì định hướng phát triển như thế nào để đạt hiệu quả cao trong điều kiện địa hình nhiều đồi núi và diện tích đất canh tác hẹp luôn là câu hỏi khó khăn cho tất cả các địa phương có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự. Ở Oita, hướng phát triển nông nghiệp chính là tăng cường sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cho giá trị cao, đồng thời đẩy mạnh công tác gia công chế biến để làm gia tăng giá trị cho sản phẩm trong chuỗi sản xuất, chế biến và lưu thông hàng hoá.

Về chương trình hoạt động cụ thể, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng được đặc biệt chú ý. Bên cạnh việc trồng lúa, các địa phương còn tập trung vào việc nghiên cứu và trồng các loại cây ăn quả, các loại rau hoa ngắn ngày cho giá trị cao phù hợp với điều kiện từng vùng như thị trấn Oyama (mơ, hạt dẻ, đào, nấm kim châm), thành phố Takeshi (chanh Kabosu, cam ngọt),… Đây chính là một trong những hướng đi hiệu quả mang lại thành công cho

phong trào. Với những địa phương có địa hình phức tạp nhiều đồi núi và bồn địa đan xen, chiến lược phát triển sản xuất với cơ cấu số lượng ít nhưng đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, các ngành công nghiệp nhẹ như nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm mây tre đan, gia công chế biến sản phẩm nông sản, dịch vụ giao thông vận tải, lưu thông và tiêu thụ hàng hoá cũng có những biến đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Thành quả của phong trào là tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế trong quy trình khép kín giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển.

Bên cạnh đó, Oita cũng có các đặc thù về địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, trong lành, nguồn địa nhiệt dồi dào,… Đây chính là những nguồn tài nguyên quý giá để phát triển các loại hình du lịch trong tỉnh như du lịch xanh, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu đời sống và sinh hoạt nông thôn, du lịch suối khoáng nóng như mô hình phát triển dịch vụ du lịch rất thành công ở Beppu, Yufuin,..

(2) Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân

Vấn đề lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề then chốt của nền kinh tế. Phong trào Isson-Ippin được đánh giá là mô hình phát triển kinh tế thành công bởi sự ra đời và phát triển của phong trào không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế của địa phương phát triển, mà còn góp phần tạo môi trường làm việc, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Về tình hình lao động trong các ngành sản xuất, mặc dù lao động nông nghiệp giảm mạnh trong 20 năm từ 115 nghìn người năm 1980 giảm xuống còn hơn 55 nghìn người vào năm 2000 nhưng số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn tăng mạnh. Lao động trong các ngành công nghiệp tăng hơn 7 nghìn người trong khi lao động trong ngành dịch vụ tăng hơn 50 nghìn người.

Nguồn: Tác giả lập dựa trên thống kê trong tư liệu [34, tr.12-13]

Đối với lực lượng lao động trẻ, năm 1980, khi phong trào mới ra đời, tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp cấp 3 tìm được việc làm của tỉnh là 63%, đứng thứ 3 khu vực Kyushu. Mức tăng tỷ lệ có việc làm của thanh niên trong tỉnh không liên tục và có xu hướng giảm ở giai đoạn 10 năm đầu (1980-1990) song lại tăng mạnh ở nửa cuối giai đoạn sau (1990-2000). Song nhìn chung sau 20 năm, tỷ lệ thanh niên tìm được việc làm của tỉnh đã tăng 11% từ 63% năm 1980 lên 74% năm 2000, đứng vị trí thứ 2 trong khu vực (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp cấp 3 có việc làm của tỉnh Oita giai đoạn 1980-2000 (Đơn vị: %) Năm 1980 1985 1990 1995 2000 Fukuoka 84,9 81,9 81,1 87,2 85,7 Saga 56,8 56,8 57,1 69,2 66,0 Nagasaki 52,4 49,6 61,5 58,7 57,6 115,510 103,241 80,692 68,247 55,917 148,628 146,457 159,920 167,537 156,061 316,758 328,768 340,661 364,848 367,080 1980 1985 1990 1995 2000

Biểu 3.1: Tình hình lao động phân theo các ngành sản xuất của tỉnh Oita giai đoạn 1980-2000

(Đơn vị: người)

Kumamoto 68,0 64,9 64,3 76,0 72,5 Oita 63,0 62,0 61,2 73,4 74,0 Miyazaki 58,0 52,4 51,9 62,6 61,9 Kagoshima 43,6 43,1 42,7 60,1 62,8 Toàn quốc 75,5 75,8 76,2 82,2 82,7 Nguồn: [4, tr.17]

Bên cạnh việc thu hút và tạo việc làm cho các lao động trẻ trong tỉnh thì phong trào ra đời còn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều phụ nữ và người già tham gia lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Trong phong trào có nhiều nhóm phụ nữ, người trung và cao niên tích cực tìm tòi, tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm nông sản như ô mai, nước ép rau củ, các loại rau dưa muối, kinh doanh nhà hàng nông gia,... Đây đều là những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng và đem lại thu nhập ổn định cho người lao động.

Năm 1980, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 1.446 triệu yên, đứng vị trí thứ 3 trong khu vực Kyushu sau tỉnh Fukuoka, Kumamoto, ở vị trí thứ 32 trên 47 tỉnh thành của cả nước. Khi phong trào được khởi xướng và đi vào hoạt động, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong tỉnh có xu hướng tăng đều và liên tục qua các năm. Năm 2000, sau 20 năm hoạt động phong trào, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh tăng gần gấp đôi, đạt mức 2.794 triệu yên, đứng đầu khu vực Kyushu và thứ 26 trên toàn quốc. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở chương hai, với những hiệu quả to lớn mà phong trào Isson-Ippin đem lại cho địa phương, đã có 5 trên 7 tỉnh ở khu vực Kyushu là Kumamoto, Nagasaki, Saga, Miyazaki, Kagoshimo đã học tập, vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào và đã thu được kết quả khả quan.

Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực Kyushu giai đoạn 1980-2000

(Đơn vị: nghìn yên, %)

Năm 1980 1990 2000 1980 1990 2000

Fukuoka 1.655 2.633 2.722 100 159 164 Saga 1.437 2.197 2.555 100 153 178

Nagasaki 1.307 2.160 2.304 100 165 176 Kumamoto 1.470 2.438 2.519 100 166 171 Oita 1.446 2.351 2.794 100 163 193 Miyazaki 1.366 2.221 2.462 100 163 180 Kagoshima 1.282 2.139 2.346 100 167 183 Toàn quốc 1.716 2.959 3.085 100 172 180 Nguồn: [51, tr.30]

Nhìn vào số liệu ở bảng 3.2 có thể thấy thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh trong khu vực Kyushu nói chung và các tỉnh thực hiện cải cách kinh tế xã hội ở địa phương theo mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin đều tăng lên đáng kể, tăng gần gấp đôi sau 20 năm triển khai các phong trào tại địa phương.

Đánh giá về những hiệu quả kinh tế mà phong trào cải cách nông nghiệp đem lại cho người dân địa phương, ông Sugawara Katsushi, một người dân trồng mơ ở thị trấn Oyama đã chia sẻ:

“Phong trào NPC khởi đầu với chương trình trồng mơ và hạt dẻ, sau đó là

xây dựng môi trường sống và đào tạo con người. Dù mục tiêu thế nào thì là một nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp, tôi thấy rằng nhờ có phong trào gây chú ý về mô hình phát triển nông thôn mà hình ảnh cũng như sản phẩm của thị trấn Oyama được mọi người biết đến nhiều hơn, giúp cho việc tiêu thụ và lưu thông hàng hoá thuận lợi, đem lại thu nhập cao cho người dân. Tôi thật sự đánh giá cao hiệu quả của phong trào” (trích kết quả ghi âm phỏng vấn của tác giả ngày 27/08/2015).

Như vậy, phong trào Isson-Ippin đã thành công khi thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực lao động, từ lực lượng lao động trẻ đến những lực lượng lao động vốn ít được coi trọng trong xã hội như phụ nữ và người già. Việc tích cực tham gia các hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện của bản thân đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Mặt khác, việc nhiều địa phương trong khu vực học tập và vận dụng theo mô hình phát triển của phong trào cũng đem lại nhiều kết quả

tích cực, góp phần làm giảm gánh nặng của tình trạng già hoá dân số lên nền kinh tế Nhật Bản.

(3) Đa dạng hoá phƣơng thức lƣu thông và xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm

Nhắc đến thành quả kinh tế của phong trào không thể không kể đến việc cải cách, đa dạng hoá phương thức lưu thông cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm địa phương. Đối với quy trình tiêu thụ sản phẩm, phong trào đã thúc đẩy và đa dạng hoá các phương thức lưu thông hàng hoá. Bên cạnh phương thức tiêu thụ hàng hoá truyền thống như uỷ thác cho hợp tác xã tiêu thụ, bán hàng thông qua các công ty đại diện, các đại lý thì người sản xuất còn có thể tự tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng bán hàng trực tiếp như cửa hàng Atena shop, chuỗi cửa hàng Konohana Garuten, nhà hàng nông gia Organic, các điểm dừng chân Michi no Eki, trạm dừng nghỉ, khu du lịch nghỉ dưỡng Mizunoben, Hibiki no sato,...

Hình 3.1: Khu du lịch nghỉ dƣỡng Hibiki no sato

Nguồn: http://www.hibikinosato.co.jp/?page_id=146

Phương thức lưu thông bán hàng trực tiếp đem lại hiệu quả kinh tế như giảm thiểu chi phí trung gian, giúp cho người sản xuất thu được lợi nhuận cao, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc mua đúng giá sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tương tác giữa người sản xuất và người tiêu dùng cũng giúp cho người sản xuất nắm bắt được các thông tin về thị hiếu cũng như nhu cầu của thị trường để từ đó cải tiến kỹ thuật,

nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngược lại, người tiêu dùng cũng biết được thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất, xây dựng được lòng tin đối với sản phẩm.

Hình 3.2: Cửa hàng bán và giới thiệu các sản phẩm địa phƣơng

Cửa hàng Atena tại Oita Bên trong cửa hàng

Nguồn: http://www.visit-oita.jp/info/kami2015/kunisakishop.html 3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội

(1) Thay đổi nhận thức của ngƣời dân về phát triển kinh tế, xã hội

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng cũng như sự suy thoái kinh tế những năm đầu thập niên 1970 khiến cho tình hình kinh tế xã hội ở các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) isson ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)