Đối tượng dạy nghề may

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại trường dạy nghề trẻ khuyết tật huyện thanh trì (Trang 63 - 67)

9. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Hoạt động dạy nghề may

3.1.2. Đối tượng dạy nghề may

may M2 và lớp may M3. Với 26 học sinh theo học lớp dạy nghề may, các em được phân về học các lớp cụ thể như sau: lớp may M1, M2 mỗi lớp có 9 học sinh, lớp may M3 có 8 học sinh. Để tạo điều kiện cho các em học sinh trong lớp có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình học nghề, nhà trường đã xếp chung các em học sinh có tay nghề tốt với các bạn học sinh mới. Đồng thời trong mỗi lớp đều có sự đan xen giữa các em học sinh ở các dạng khuyết tật khác nhau để cùng hỗ trợ nhau không chỉ trong học tập mà cả trong sinh hoạt hàng ngày tại trường tại lớp.

“Thực ra trong năm học 2015 nhà trường có thực hiện phân tách học

sinh đã thành thạo nghề may với những học sinh mới. Qua quá trình đào tạo, đánh giá sự tiến bộ của các em chúng tôi nhận thấy, các em học sinh đã có tay nghề thì vẫn phát triển rất tốt. Tuy nhiên, các em học sinh mới, cũng như học sinh yếu hơn về nhận thức có sự tiến bộ rất chậm về tay nghề của mình mặc dù giáo viên đã tận tình chỉ bảo. Trước thực trạng đó, chúng tôi đã họp bàn và quyết định sắp xếp đan xen để các em có nhiều cơ hội hỗ trợ lẫn nhau theo tinh thần “Học thầy không tày học bạn”. (PVS. Giáo viên giảng dạy lớp may)

Các em học sinh của nhà trường sau khi hoàn thành chương trình học văn hóa đều được tham gia vào các buổi tư vấn hướng nghiệp. Trong các buổi thảo luận này, các em được nghe giáo viên nhà trường giới thiệu về những ngành nghề đang được giảng dạy tại trường và cơ hội của các em khi hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ hoàn thành lớp nghề do nhà trường cấp. Tại đây, các em có cơ hội chia sẻ về những mong muốn của mình, về những ngành nghề mà mình yêu thích. Trên cơ sở đó, giáo viên chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn và sự phù hợp với ngành nghề trên cơ sở sức khỏe, dạng tật của mỗi em. Từ đó, các em có thể lựa chọn theo học những ngành nghề mà nhà trường đang giảng dạy hoặc tìm học những ngành nghề khác sẽ được nhà trường giới thiệu sang trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì.

nghề thêu; chúng tôi thường giới thiệu về hai nghề này với các em học sinh của nhà trường để các em lựa chọn nghề học cho phù hợp với khả năng. Tuy nhiên, một số em học sinh lại mong muốn học tin học, học sửa chữa máy... chúng tôi cũng tạo điều kiện để các em có cơ hội liên hệ với trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì để được theo học.” (PVS. Giáo viên lớp nghề phụ trách

hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho TKT của nhà trường)

Bảng 3.1. Nguyên nhân học sinh lựa chọn học nghề may

Qua bảng 3.1 chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh tự lựa chọn học nghề may chiếm tỷ lệ khá cao gần 46,2%; bên cạnh đó số học sinh lựa chọn học nghề may không xuất phát từ mong muốn của bản thân chiếm tới 53,8% hơn một nửa so với tổng số học sinh tham gia học tập tại lớp may. Trong đó, có tới 34,6% TKT của nhà trường lựa chọn nghề may qua các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp của nhà trường. Điều này cho thấy công tác tư vấn, hướng nghiệp của nhà trường được chú trọng và đạt hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, 19,2 % số học sinh tham gia học tập tại lớp may lại được sự định hướng từ những người thân của các em. Các bậc phụ huynh quan tâm tới con em mình, họ tìm hiểu về các ngành nghề được giảng dạy cho TKT tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì, tìm hiểu về cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp của con em mình qua ngôi trường này từ đó họ có những định hướng nghề nghiệp cho các con.

CTXH ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong các hoạt động trợ giúp TKT học nghề và tìm kiếm việc làm. Những nhân viên CTXH

Stt Nguyên nhân lựa chọn Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Tự lựa chọn (yêu thích, cảm thấy phù hợp) 12 46,2

2 Giáo viên định hướng 9 34,6

bán chuyên của Trường dạy TKT huyện Thanh trì không ai khác chính là đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy văn hóa và dạy nghề của nhà trường. Các cô đều đã được trải qua các lớp tập huấn, giới thiệu về CTXH với TKT. Nhân viên CTXH của nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cho TKT. Thường xuyên gắn bó với nghề, gắn bó với TKT của nhà trường với lòng yêu nghề, tâm huyết các cô đã chia sẻ, động viên, khuyến khích học sinh tham gia các lớp nghề. TKT của nhà trường sau khi hoàn thành chương trình học văn hóa các em còn nhiều bỡ ngỡ chưa hiểu hết về lợi ích của việc được giáo dục, đào tạo nghề nghiệp; các em cũng chưa ý thức đầy đủ được mình có năng khiếu gì và hợp với nghề như thế nào. Qua các buổi hướng nghiệp nhân viên CTXH cùng các em chia sẻ, phân tích và nói lên suy nghĩ của mình khi lựa chọn nghề nghiệp, những khát vọng mà các em mong muốn khi được học nghề. Qua những buổi tư vấn hướng nghiệp đó, nhân viên CTXH đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hướng các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sức khỏe và dạng khuyết tật của bản thân; đồng thời giúp các em hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học nghề.

Giáo viên trực tiếp phụ trách 3 lớp dạy nghề may là 5 cô giáo trong đó có 3 cô trình độ cao đẳng với 4-6 năm kinh nghiệm là giáo viên chính phụ trách 3 lớp may; 2 cô giáo còn lại đều tốt nghiệp hệ trung cấp là giáo viên trợ giảng, phụ lớp, 2 cô được sắp xếp hỗ trợ luân phiên cả 3 lớp dạy nghề may các cô đều có từ 3-4 năm kinh nghiệm giảng dạy nghề may cho TKT tại nhà trường. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển, cũng như đảm bảo đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp may mang lại hiệu quả cao nhà trường đang có nhu cầu tuyển thêm một giáo viên hợp động giảng dạy lớp may.

“Mặc dù có đội ngũ giáo viên dạy nghề may với nhiều năm kinh nghiệm

giảng dạy cho TKT, nhưng với 2 cô phụ lớp lại được sắp xếp luân phiên hỗ trợ 3 lớp khiến cho chất lượng dạy nghề chưa thật sự được đảm bảo. Số lượng học sinh mỗi lớp lại có từ 8-9 em ở các dạng tật, lứa tuổi khác nhau.

Để giải quyết khó khăn này và cũng để nâng cao chất lượng dạy nghề nhà trường chúng tôi đang đề xuất với Phòng giáo dục huyện Thanh Trì xem xét bổ sung hợp đồng đối với giáo viên dạy nghề may.” (PVS. Giáo viên dạy lớp may)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại trường dạy nghề trẻ khuyết tật huyện thanh trì (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)