Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại trường dạy nghề trẻ khuyết tật huyện thanh trì (Trang 52)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Đội ngũ giáo viên

Trường dạy TKT huyện Thanh Trì trước đây tập trung chủ yếu vào 3 nghề chính: nghề may, nghề thêu, nghề làm hoa đá nhưng trong thời gian gần đây đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà trường nên giờ còn hai nghề chủ đạo được giảng dạy: nghề may, nghề thêu.

“Từ năm 2013 nhà trường có mở thêm lớp dạy nghề làm hoa đá cho học sinh nhưng tới năm 2016 sản phẩm hoa đá của các em học sinh rất khó bán, lượng tồn kho nhiều nên chúng tôi đã dừng hoạt động dạy nghề làm hoa đá, tập trung cho các em học nghề may, nghề thêu - nghề truyền thống của nhà trường. Nghề làm hoa đá vẫn được giáo viên nhà trường giới thiệu tới các em trong các lớp học kỹ năng, tạo điều kiện cho các em học tập, sáng tạo nhiều sản phẩm đẹp, ý nghĩa để trang trí và làm quà tặng. (PVS - Hiệu trưởng nhà trường)

Cho tới nay, Trường dạy TKT huyện Thanh Trì hiện có 7 giáo viên trực tiếp làm công tác dạy nghề. Trong đó có 5 giáo viên dạy may (3 giáo viên dạy chính, 2 giáo viên phụ lớp), 2 giáo viên dạy thêu (1 giáo viên dạy chính, 1 giáo viên phụ lớp).[22]

Bảng 2.3. Thông tin về đội ngũ giáo viên dạy nghề Stt GV dạy nghề Số lƣợng Nữ Biên chế Hợp đồng chỉ tiêu Trình độ Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa qua đào tạo 1 May 5 5 3 2 0 3 2 0

2 Thêu 2 2 1 1 0 0 2 0 Đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhà trường về cơ bản ổn định, các cô đều có từ 2 - 4 năm kinh nghiệm với giáo viên hợp đồng, 5 – 8 năm kinh nghiệm với giáo viên phụ trách chính lớp học. Giáo viên của nhà trường không chỉ được đào tạo riêng về chuyên môn ngành nghề giảng dạy mà trước khi tham gia giảng dạy chính trong các lớp nghề các cô đều được đào tạo 6 tháng kỹ năng cơ bản làm việc với TKT: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, ngôn ngữ ký hiệu... Đây là những kỹ năng nền tảng để các cô tiếp cận giảng dạy có hiệu quả với TKT. Mặc dù chưa được đào tạo chuyên sâu nhưng các cô đã dần tự trang bị những kỹ năng của CTXH trong thực hành giảng dạy nghề với TKT. Với tư cách là những nhân viên CTXH bán chuyên.

“Sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề may, tôi cùng với một người bạn đã nộp đơn xin giảng dạy tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì. Vì chưa có kỹ năng làm việc với TKT nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi thực hành nghề kết hợp đào tạo kỹ năng làm việc với TKT của nhà trường trong vòng 6 tháng. Kết thúc thời gian học kỹ năng làm việc với TKT, chúng tôi đã phải trải qua kỳ thi đánh giá năng lực làm việc, tương tác với TKT để được lựa chọn ở lại làm việc hay không”. (PVS – giáo viên trợ giảng lớp may).

Đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhà trường đều được lựa chọn theo đúng chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và đặt ra yêu cầu cao về chất lượng giảng dạy. 100% giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy bám sát yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bài, vận dụng linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh từng lớp nghề, theo từng loại tật. [21]

Đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhà trường luôn phải đảm bảo được công tác giảng dạy, quản lý lớp học hiệu quả, sáng tạo. Giáo án giảng dạy được xây dựng chi tiết, thường xuyên đổi mới, phù hợp với từng dạng tật

khác nhau của các em học sinh. Nhà trường tiến hành kiểm tra giáo án giảng dạy theo định kỳ 1 tháng/lần, đồng thời tiến hành dự giờ, đánh giá năng lực giáo viên hàng tháng qua các bài giảng và sự tiến bộ của học viên.

“Đối với mỗi lớp nghề giáo viên chúng tôi đều xây dựng giáo án giảng dạy riêng cho phù hợp với khả năng nhận thức, sức khỏe, dạng tật của các em học sinh lớp mình. Không chỉ vậy, chúng tôi còn có những kế hoạch giảng dạy riêng đối với từng em học sinh ở mức độ nhận thức và dạng tật khác nhau”.

(PVS – giáo viên lớp thêu) Không chỉ đảm bảo các nội dung đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy, giáo viên phụ trách lớp nghề còn phải đảm bảo được công tác chủ động liên hệ phối hợp với phụ huynh học sinh tìm kiếm, kết nối với các cá nhân, tổ chức để giới thiệu sản phẩm do các TKT của nhà trường làm ra, tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho các em. Đây được đánh giá là một trong số những nội dung quan trọng hàng đầu của mỗi lớp nghề.

“Các em học nghề là để biết tạo ra sản phẩm hữu ích cho cuộc sống

đời thường, để ngành nghề mà các em theo học có cơ hội phát triển cũng là cơ hội để các em trải nghiệm, thử sức với những mẫu mã sản phẩm mới và đảm bảo được tương lai của các em thì sản phẩm đó phải được xã hội biết đến và chấp nhận nó. Để làm được điều đó, nhà trường luôn quan tâm đến khâu giới thiệu, quảng bá sản phẩm”. (PVS - Hiệu trưởng nhà trường)

Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhà trường được các em học sinh đã tốt nghiệp lớp nghề đánh giá khá tốt, cụ thể:

“Các cô giáo của nhà trường rất tuyệt vời, nhất là các cô trong lớp

nghề. Các cô luôn hăng say, nhiệt huyết với chúng em, các cô với nhiều năm kinh nghiệm đã truyền dạy cho chúng em những kỹ năng nghề. Dù những ngày đầu học nghề có khó tới đâu cô luôn động viên, chia sẻ để các bạn trong lớp cùng cố gắng. Sự chỉ bảo tận tình của các cô với nhiều mẫu mã được giới

thiệu trong các giờ học. Các cô dạy chúng em cách cắt may từng sản phẩm, cách ghép những miếng vải với hình thu khác nhau thành chiếc áo, chiếc quần, cái gối, khẩu trang. Nhờ sự nhiệt tình, tâm huyết của các cô giáo trong lớp dạy nghề mà giờ em đã có được một công việc ổn định, một gia đình nhỏ hạnh phúc”.

(PVS - Học sinh tốt nghiệp lớp may năm 2014 - khuyết tật vận động – đang làm chủ một cửa hàng sửa chữa và may đo quần áo)

“Nhờ sự quan tâm, quý mến của giáo viên nhà trường trong và sau

quá trình học nghề tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì. Ngay sau khi kết thúc 3 năm học nghề thêu tại trường, được cấp chứng chỉ nghề thêu em đã được các cô giáo giới thiệu đến cơ sở may thêu Kỳ Anh dành riêng cho NKT. Được làm việc tại đây, em có công việc ổn định với mức thu nhập 2 – 2,5 triệu/tháng.”

(PVS - Học sinh tốt nghiệp lớp thêu năm 2015 - khuyết tật nghe nói) Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý giáo viên; trong xây dựng nội dung, phương pháp giảng dạy và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho học sinh của các cô giáo dạy nghề, còn một số hạn chế cụ thể như sau:

Trong công tác quản lý, đánh giá giáo viên của nhà trường: việc tiến hành kiểm tra giáo án, dự giờ đánh giá năng lực của giáo viên còn mang tính hình thức. Chưa đánh giá đúng được năng lực, nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên dạy nghề, chính vì vậy mà chưa thật sự khuyến khích được sự nỗ lực, cố gắng của giáo viên dạy nghề trong công tác giảng dạy.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề: việc đổi mới, sáng tạo về nội dung, phương pháp giảng dạy chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Nội dung, phương pháp giảng dạy nghề cho TKT qua nhiều năm chậm được đổi mới; chương trình học cho TKT thường được áp dụng chung cho tất cả các em học sinh trong lớp ở các dạng tật, lứa tuổi và sức khỏe khác nhau, chương trình giảng dạy riêng cho từng học sinh chưa được xây dựng đầy đủ và được quan tâm đúng

mức khiến cho sự tiến bộ của các em cũng bị ảnh hưởng không tốt. Trong liên hệ, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp giáo viên nhà trường mới chỉ tập trung vào những nhà tiêu thụ, đầu tư quen thuộc mà chưa thật sự chú trọng tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới.

2.4. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng

Trường dạy TKT huyện Thanh Trì được xây dựng mới năm 2010, là công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội với tổng diện tích 1149m2. Trong đó có 5 phòng dạy nghề mỗi phòng 40m2, 1 phòng trưng bày sản phẩm 70m2. Nhà trường hiện đang sử dụng 4 phòng học nghề (3 phòng dạy may, 1 phòng dạy thêu), 1 phòng dạy nghề còn lại hiện để đồ dùng học tập của các em: vải, chỉ, một số sản phẩm đang chờ xuất đi. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì đã có được cơ sở khang trang, kiên cố phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên, học sinh nhà trường.

Nhà trường hiện có 23 chiếc máy may để phục vụ cho 3 lớp học nghề may. Trong đó, có 10 máy may mới được mua, tân trang vào giữa năm 2015 nhờ nguồn kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân hảo tâm. Số lượng máy may hiện nay vẫn còn thiếu cho với lượng học sinh được đào tạo trong lớp may. Thực tế hiện nay nhà trường có 26 học sinh đang theo học nghề may, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Nhưng một thực tế khác nữa, học sinh của Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì thường ở xa, sức khỏe yếu, bố mẹ bận công việc nên các em đi học không đầy đủ và thường xuyên. Chính vì vậy, vấn đề thiếu máy may hiện nay chưa phải là vấn đề thật sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, số lượng máy may hiện đang có của nhà trường thì có tới 5 chiếc thường xuyên gặp phải sự cố cần sửa chữa.

“Nhà trường mới trang bị được 10 chiếc máy may mới với 8 chiếc

máy cũ vẫn còn tốt là được vận hành thường xuyên và cũng là nguồn trực tiếp tạo ra những sản phẩm xuất bán cho các nhà tiêu thụ trong địa bàn Thành

phố Hà Nội. Số máy còn lại thường xuyên hỏng nên thường được dùng cho các em học sinh mới để không làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của nhà trường. Tuy nhiên, học thực hành trên những chiếc máy may cũ với những học sinh mới thật sự là điều thiếu thốn, thiệt thòi cho các em.” (PVS. Giáo viên lớp may).

Để giải thích cho những khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho nghề may của nhà trường, bà Trần Thị Thanh Hương - hiệu trưởng Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì cũng có những trao đổi:

“Trường chúng tôi, từ nhiều năm nay hoạt động chủ yếu dựa trên

nguồn ngân sách của nhà nước, TKT theo học tại trường đều được miễn học phí mà chỉ phải đóng tiền ăn hàng ngày, nên nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường rất hạn hẹp. Chúng tôi luôn tìm kiếm, kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với đó, nhà trường mở rộng giới thiệu sản phẩm thông qua các hội chợ của Thành phố Hà Nội, nhiều doanh nghiệp biết đến sản phẩm của các em, chúng tôi có điều kiện tiêu thụ sản phẩm của mình. Trên cơ sở nguồn ủng hộ cùng với số tiền tiêu thụ sản phẩm hàng tháng chúng tôi cân đối để đối mới trang thiết bị dạy học cho các em”.

Một thực tế khác mà chúng tôi nhận được sự chia sẻ từ chính các cô giáo dạy nghề may là do ngành nghề được giảng dạy tại Trường dạy TKT huyện Thanh Trì còn thiếu đa dạng. Nếu như trước đây nhà trường duy trì ba nghề được giảng dạy là nghê may, thêu, làm hoa đá còn chưa đáp ứng được yêu cầu về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh thì nay còn giảng dạy có hai nghề may và thêu nên số học sinh tham gia hai nghề này càng tăng lên. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy chậm được đổi mới, đầu tư lại thêm số người học tăng hơn nên nhà trường chưa kịp đáp ứng là điều khó khăn mà cô trò Trường dạy TKT huyện Thanh Trì cần cùng nhau vượt qua.

hóa, các em được giới thiệu vào học các lớp nghề của nhà trường nhưng trong đó có nhiều em thích học nghề điện tử, sửa chữa, mây che đan... Nhà trường lại chưa có đội ngũ giáo viên cũng như cơ sở vật chất để phục vụ cho những ngành học này. Chính vì vậy, các em muốn tiếp tục theo học chương trình dạy nghề của nhà trường đều được giáo viên giới thiệu, định hướng lựa chọn hai ngành nghề mà nhà trường đang trực tiếp giảng dạy là nghề may, nghề thêu.”

(PVS. Giáo viên dạy nghề may) Đối với nghề thêu nhà trường đã trang bị được 12 bàn, khung thêu và các vật dụng phục vụ công tác giảng dạy khác. Về cơ bản đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu học nghề thêu cho TKT của nhà trường ở thời gian này. Số lượng học sinh tham gia học ngành thêu không biến động nhiều như ngành may, vì thực tế ngành nghề này đòi hỏi sự khéo léo, hứng thú cao với nghề.

“Trong lớp dạy thêu của chúng tôi, các em được đảm bảo đủ mỗi học

sinh được thực hành trên khung thêu của mình. Các em được trang bị đầy đủ mẫu mã, kim thêu, chỉ thêu để thực hành và rèn luyện tay nghề. Phần lớn các em tham gia học nghề thêu có đôi bàn tay rất khéo léo, tính chăm chỉ cận thận giúp các em tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.”

(PVS. Giáo viên dạy lớp thêu) Trong mỗi phòng học nghề đều được trang bị hệ thống quạt trần, đèn điện thắp sáng đầy đủ phục vụ cho hoạt động dạy và học của cô trò nhà trường. Ngoài ra mỗi phòng học còn được chính tay cô trò lớp nghề may tự trang bị cho mỗi phòng học rèm cửa để làm mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

“Trong các phòng dạy nghề toàn bộ hệ thống điện, quạt trần đều được

nhà nước đầu tư, trang bị ngay từ ban đầu. Nhưng ở các phòng học nghề lại rất nóng, nhà trường chưa có điều kiện trang bị điều hòa cho các em học sinh. Để giải quyết khó khăn này, nhóm giáo viên chúng tôi đã đề xuất ý kiến với Ban giám hiệu nhà trường đầu tư vải để cô trò lớp may tự thiết kế, cắt may

cho phù hợp. Với những chiếc rèm cửa đẹp, bắt mắt của các lớp học đều do bàn tay của các em học sinh khuyết tật của nhà trường làm nên, cô trò chúng tôi rất tự hào về điều này”. (PVS. Giáo viên giảng dạy lớp may)

Tuy nhiên, một trong những phương tiện giảng dạy hiệu quả hiện nay lại chưa được nhà trường sử dụng trong giảng dạy, đó là hệ thống máy chiếu. Trong tất cả các lớp dạy văn hóa và cũng như các lớp dạy nghề của nhà trường đều không sử dụng phương pháp giảng dạy sinh động thông qua máy chiếu. Đây là một trong những dụng cụ phụ trợ cho giảng dạy rất hiệu quả, thu hút được sự hứng thú, say mê của học sinh thông qua những hình ảnh trực quan, sinh động qua hệ thống máy tính và máy chiếu. Để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, nhà trường cần đầu tư thêm hệ thống máy tính, máy chiều và đào tạo cho giáo viên sử dụng thành thạo phương tiện giảng dạy hữu hiệu này.

“Tôi thấy, hệ thống máy móc phụ vụ cho công tác dạy nghề của nhà

trường về cơ bản đang đáp ứng được yêu cầu của các em học sinh. Tuy nhiên, như các bạn biết ngày nay việc giảng dạy không chỉ dừng lại ở những trang giấy trên mỗi quyển sách mà nó còn được diễn tả qua những màu sắc, hình ảnh, video sinh động tới các em học sinh thông qua hệ thống chuyền tải bằng máy tính và máy chiếu. Các con sẽ hứng thú hơn với những hình ảnh trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại trường dạy nghề trẻ khuyết tật huyện thanh trì (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)